Ngày Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết GS Ngô Bảo Châu 'tự mâu thuẫn'?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
GS Ngô Bảo Châu 'tự mâu thuẫn'?
Cập nhật: thứ hai, 23 tháng 1, 2012
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đồng chủ trì một trang mạng phản biện của giới trí thức Việt Nam, trang Bấm Bauxite Việt Nam, nói với BBC rằng Giáo sư Ngô Bảo Châu đã "tự mâu thuẫn" khi bàn về vai trò phản biện của trí thức trong một phỏng vấn đăng ở Việt Nam gần đây.
Trước đó, phát biểu trên Tuổi trẻ Online hôm 20/01, nhà toán học được trao trải thưởng Fields của Việt Nam nói ông "không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm 'trí thức' và cho hay, theo quan niệm của ông "giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội." Bình luận về quan điểm này của Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Huệ Chi cho BBC hay hôm 23/01:
"Nếu anh cặm cụi với chuyên môn của anh, để anh làm ra một loạt sản phẩm cho xã hội, thì anh mới chỉ là một người chuyên nghiệp trong một chuyên ngành nào đấy thôi, chứ không phải là trí thức, hiểu theo nghĩa là người hiểu biết và dẫn dắt xã hội."
Theo Giáo sư Huệ Chi, đã nói tới trí thức là phải nói tới những ai có "tầm nhìn" vào xã hội và "lương tri" của trí thức phải có một "ánh sáng" để hướng dẫn xã hội.
"Muốn thế, trước những vấn đề lớn của đất nước và của cộng đồng, anh phải có ý kiến. Mà ý kiến này là một ý kiến độc lập, tự anh, chứ không phải lệ thuộc bởi một thế lực nào hết, thì đó mới là trí thức. Còn nếu không, anh chỉ là người làm chuyên nghiệp thôi."
Chuyên gia về văn học, văn hóa Việt Nam cổ, cận đại cho rằng cách nghĩ của các trí thức "trùm chăn" hay tự giới hạn mình ở trong "tháp ngà" trong quá khứ nay không còn phù hợp nữa. Ông nói:
"Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội. Cho nên tôi nghĩ phản biện xã hội là chức năng của trí thức, chứ không phải là chức năng của ai hết"
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Người từng nắm cương vị Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Văn học Việt Nam khẳng định: "Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội. Cho nên tôi nghĩ phản biện xã hội là chức năng của trí thức, chứ không phải là chức năng của ai hết."
Không 'sống lơ lửng'
"Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng."
Song chính tại điểm này, một lần nữa, Giáo sư văn học Nguyễn Huệ Chi tiếp tục "phản biện" nhà toán học năm nay ở tuổi 40, và cho rằng Giáo sư Ngô Bảo Châu "mâu thuẫn".
Ông nói với BBC:
"Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã nói đến cái phần sau là nếu không có phản biện thì xã hội chết lâm sàng. Nhưng trách nhiệm của cái xã hội chết lâm sàng ấy không đặt vào vai của trí thức thì đặt vào vai ai?"
"Cho nên tôi nghĩ chính Giáo sư Ngô Bảo Châu mâu thuẫn, bị rơi vào mâu thuẫn, chứ thực ra thì anh ấy nói cũng không sai."
"Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã nói đến cái phần sau là nếu không có phản biện thì xã hội chết lâm sàng. Nhưng trách nhiệm của cái xã hội chết lâm sàng ấy không đặt vào vai của trí thức thì đặt vào vai ai"
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Thế nhưng ông nhấn mạnh thêm một đặc điểm nhận thức luận mà ông gọi là "nghĩa vụ xã hội" và "nghĩa vụ cộng đồng" được xem là quan trọng để xác định căn cước, tư cách và vai trò trí thức trong xã hội.
"Nhưng đồng thời anh vừa là lương tri, vừa là ánh sáng của lương tri, mà vừa là nghĩa vụ mà do quá trình hình thành trí thức của anh, anh ý thức được - tức là nghĩa vụ đối với xã hội, nghĩa vụ đối với cộng đồng, thì anh phải làm việc hướng dẫn cộng đồng.
"Mà hướng dẫn cộng đồng, tất nhiên là anh phản biện. Mà phản biện thì anh phải phản biện trên tinh thần độc lập, không bị lệ thuộc vào bất cứ thế lực nào khác, thì đó mới là trí thức."
Chuyên gia văn học Việt Nam còn lưu ý rằng "trí thức sống ở trong một cộng đồng, chứ không phải là anh ta tách rời và sống lơ lửng ở trên không chung."
Giáo sư Huệ Chi, ngoài ra cũng đưa ra một số nhận xét đáng chú ý liên quan tới các động thái, hoạt động có liên quan tới Việt Nam trong thời gian vừa qua của ông Ngô Bảo Châu, cũng như bình luận về quan điểm của một số Bấm trí thức, Bấm nhân sỹ được BBC đăng tải gần đây trên bbcvietnamese.com xung quanh Bấm chủ đề trí thức và Đảng lãnh đạo.
Phần phỏng vấn Bấm âm thanh với Giáo sư Huệ Chi sẽ được công bố trong mục Nghe xem của chúng tôi, mời quý vị đón theo dõi.
---------------
http://truongduynhat.vn/?p=4966
Giá như Ngô Bảo Châu…
Giá như Ngô Bảo Châu từ chối căn hộ hơn 10 tỷ chính phủ làm quà cho… bố mẹ mình. Bởi với một tài năng và vị thế như anh, không đến nỗi gì lại không thể tự lo cho bố mẹ một chỗ ở đàng hoàng. Tôi không tin Ngô Bảo Châu túng đến vậy.
Giá như Ngô Bảo Châu không nhận khu biệt thự mấy triệu đô từ “chúa đảo” Tuần Châu Đào Hồng Tuyển tặng Viện toán. Bởi tôi không tin Ngô Bảo Châu không biết gì về Đào Hồng Tuyển. Trụ sở Viện có rồi. Nó nằm ở Hà Nội. Khu biệt thự này có chăng cũng chỉ để cho giáo sư Châu cùng các đồng sự trong Viện cuối tuần thi thoảng kéo nhau về nghỉ dưỡng.
Giá như Ngô Bảo Châu không ngửa tay nhận 650 tỷ từ nguồn ngân sách chính phủ để… làm gì tùy thích mà “không bị yêu cầu phải nghiên cứu cái gì". Nếu muốn làm gì thì làm, “không bị yêu cầu phải nghiên cứu cái gì" thì lập ra cái Viện nghiên cứu toán kia để làm gì? Vả lại, số tiền đó nếu có, với tình hình hiện tại, nên dồn cho việc khác. Tôi không nói là việc nghiên cứu toán cao cấp với “bổ đề” bổ điếc kia không cần tiền, nhưng trong lúc này, hoàn cảnh này, nhiều thứ khác cần tiền hơn, thiết thực, cấp thiết và “bổ” hơn những bài toán “bổ đề” nhiều.
Giá như Ngô Bảo Châu không trả lời Tuổi Trẻ bằng một câu… phũ phàng đến thế. Không phải báo chí người ta không nhìn ra, không biết viết. Nhưng trong tình thế hiện tại (tôi không tin là Ngô Bảo Châu không hiểu), khi báo chí đã cài một câu hỏi như vậy là họ muốn mượn nhờ câu trả lời của anh, chỉ có anh, với tên tuổi và vị thế của anh nói ra mới có thể đứng được trên mặt báo. Điều đó là cực kỳ lợi hại, hữu ích. Cái tên Ngô Bảo Châu cần cho những thời khắc đó. Tôi không tin là Ngô Bảo Châu lại không hiểu, không nhìn ra vị thế của trí thức và vai trò phản biện, đặc biệt trong bối cảnh này.
Giá như…
Nhưng vì sao Ngô Bảo Châu vẫn ứng xử như vậy? Hay tư duy trí thức trong anh đã ở đẳng cấp cao và… xa như bài toán “bổ đề” đến nay vẫn hiếm người hiểu nổi nó là cái gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét