Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Quy tắc 2: Phải biết nhóm của bạn làm gì và hoạt động như thế nào

Ngày Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Quy tắc 2: Phải biết nhóm của bạn làm gì và hoạt động như thế nào
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


“Chọn được cầu thủ giỏi thì dễ nhưng làm cho họ chơi ăn ý với nhau thì khó”. Casey Stengel, Cựu huấn luyện viên New York Yankees
Vậy nhóm làm việc là gì và hoạt động như thế nào? Nếu như chúng ta muốn là một nhà quản lý thành công thì chúng ta phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên.Nhóm làm việc không đơn thuần chỉ là tập hợp một nhóm người. Nó là một tổ chức có chức năng, đặc trưng riêng và quy tắc hoạt động.
Nếu không biết được những điều này thì bạn sẽ lúng túng và gặp khó khăn trong công việc. Hiểu rõ được chúng thì bạn có thể làm cho nhóm của bạn đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
Mỗi nhóm làm việc đều có nhiều người với những cách thức và cường độ làm việc khác nhau. Có người thì làm việc một cách hăng hái xốc vác, thì người có bạn phải thúc giục họ mới làm, có người dường như không làm việc gì cả nhưng bạn vẫn phải cần họ vì họ có thể cho bạn những ý kiến rất hay.
Nếu như trước đây bạn chưa từng thấy nhóm của bạn làm việc một cách năng nổ, nhiệt tình thì tôi khuyên bạn nên đọc cuốn sách Quản lý nhóm làm việc: Tại sao họ thành công hoặc thất bại của Meredith Belbin. (Nếu như bạn đã từng đọc qua thì mời bạn xem tiếp các chương sau). Cuốn sách của Belbin viết dành cho những nhà quản lý muốn có được kết quả bằng cách khiến cho nhân viên của mình làm việc theo cách hiệu quả nhất. Tôi sẽ diễn đạt lại những điều ông ấy đã nói và tôi mong muốn bạn phải đem ra thực hành những điều ấy.
Belbin cho rằng một nhóm có 9 vai trò. Chúng ta thường hay thực hiện một hoặc nhiều vai trò của nhóm. Tuy nhiên nếu như phân tích vai trò của nhóm của chúng tôi thì không tiện cho lắm. Vì vậy bạn hãy xác định vai trò nhóm của bạn rồi kiểm tra với những gì bạn tìm được thì có ích hơn.
9 vai trò của một nhóm làm việc:
Là người đặt nền móng: Họ là những nhà tư tưởng đi tiên phong; họ đề ra ý tưởng mới; họ tìm ra giải pháp cho vấn đề khó khăn; họ có lối suy nghĩ cấp tiến, khác biệt, nhiều chiều và sáng tạo.
Là người nghiên cứu tìm ra các phương sách: Họ là những người sáng tạo, thích đưa ra ý tưởng mới và thực hiện chúng; họ là người hướng ngoại và rất được người khác mến mộ.
Là người hợp tác: Họ tuân thủ theo quy tắc và được quản lý chặt chẽ; họ có thể tập trung vào các mục tiêu và họ đoàn kết thành một nhóm thống nhất.
Là người vạch kế hoạch: Họ luôn mong muốn đạt được kết quả, thành tích; họ ưa thích thách thức và khát khao thu được kết quả.
Là người đánh giá và phân tích: Họ phân tích đánh giá và cân nhắc; họ là những người bình tĩnh và vô tư; họ luôn suy nghĩ một cách khách quan.
Những người làm việc theo nhóm: Họ là những người luôn giúp đỡ lẫn nhau và có tinh thần hợp tác cao; họ luôn đối thoại với nhau nhằm mang lại những điều tốt đẹp nhất cho nhóm.
Những người thực hiện công việc. Họ có kỹ năng làm việc tốt; họ làm việc hết mình; họ muốn công việc được hoàn thành.
Là người hoàn tất công việc: Họ kiểm tra chi tiết công việc; họ là người gọn gàng và cẩn thận; họ làm việc hết sức tận tâm.
Là các chuyên gia: Họ mong muốn trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn; họ làm việc rất chuyên nghiệp; họ có nhiều nghị lực và nhiệt huyết.
Giờ đây bạn đã biết nên chọn ai vào trong nhóm của bạn rồi. Như vậy cụ thể thì một nhóm làm việc nghĩa là gì và bạn sẽ làm gì để nhóm của bạn làm việc một cách hiệu quả? Một lần nữa hãy xem lại cuốn sách của Belbin và bạn cần biết rằng nhóm là một tập thể người cùng làm việc vì một mục tiêu chung. Một nhóm không thể làm việc hiệu quả khi mỗi thành viên trong nhóm chỉ lo tập trung vào mục tiêu riêng của mỗi người. Mục tiêu riêng, sự thăng tiến cá nhân và việc tìm cách để gần gũi với sếp (cả bạn nữa), việc biến nơi làm việc thành một câu lạc bộ xã hội v.v… thì hãy gác lại sau giờ làm việc.
Khi bạn nghe thấy cách xưng hô “chúng tôi” nhiều hơn là kiểu xưng hô ‘tôi’ thì khi đó có nghĩa là bạn đã có một nhóm làm việc biết hợp tác với nhau.
Bạn cũng sẽ biết bạn có một nhóm làm việc tốt khi những vấn đề khó khăn trở nên dễ dàng bởi vì mỗi khi có khó khăn, các thành viên trong nhóm sẽ nói: “Chuyện sẽ ổn thôi, chúng ta cùng nhau giải quyết”.
Bạn cũng biết bạn có một nhóm làm việc tốt khi bạn thấy nhóm của bạn làm việc một cách hiệu quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét