Ngày Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Người Hà Nội gốc: “Lạnh lùng, thờ ơ vì người ngoại tỉnh”
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Người Hà Nội gốc: “Chúng tôi lạnh lùng, thờ ơ vì người ngoại tỉnh”
Từng có lối sống rất “chân – thiện – mỹ” nhưng vì từng nhìn thấy những hành vi không đẹp của người ngoại tỉnh, người gốc Hà Nội dần dần đề phòng, thờ ơ với những người xung quanh và có thành kiến với người ngoại tỉnh.Ông Căn trăn trở về sự thay đổi tính cách, ứng xử của người Hà Nội
Vài năm trở lại đây, câu chuyện văn hóa của người Hà Nội đang có sự xuống cấp trầm trọng được chắc đến nhiều. Từng được ví “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” nhưng giờ đây, cái thơm của “hoa nhài”, cái thanh lịch của người Tràng An đó dường như đang mất dần và trở nên mờ nhạt. Cuộc sống vội vã nơi thành thị, họ phải lo toan nhiều về kinh tế, các mối quan hệ xã hội… đã khiến cho nhiều người Hà Nội sống “chỉ biết mình”, thiếu đoàn kết và thờ ơ với những người xung quanh.
Vậy nguyên nhân vì đâu?
Trò chuyện với ông Trần Thiện Căn, nhà ở phố Hàng Đồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, một người Hà Nội chính gốc. Ông Căn cho biết, tổ tiên ông đã là người ở phố cổ này, không rõ đã bao nhiêu đời, chỉ biết cho đến bây giờ gia đình ông vẫn giữ nguyên nét “thanh lịch” của người Hà Nội xưa.
Đúng là văn hóa người Hà Nội giờ có nhiều điều không ổn quá! Ông Căn than thở. Ông cho biết, người Hà Nội gốc được đào tạo bài bản, ảnh hưởng từ nền văn hóa Á Đông sâu thẳm rồi sau đó được thẩm thấu bởi nền văn hóa của phương Tây, thời Pháp vào Việt Nam. Những con người đó lối sống rất chân thành, thanh lịch.
Theo lời ông Căn, năm 1986 là thời kỳ “mở cửa”, đất nước chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì tất cả bung ra và văn hóa của người Hà Nội đã bị ảnh hưởng. Nhưng từ năm 2000 trở về đây bắt đầu có sự suy thoái mạnh mẽ, trầm trọng. Lúc này trong con người đã mất đi suy nghĩ, tư duy về “thuyết nhân quả”, “luật luân hồi”. Nhiều người, họ không còn biết sợ, họ bất chấp tất cả trong cuộc “đấu tranh sinh tồn”.
Nguyên nhân nữa mà ông Căn lí giải là do một lượng người ngoại tỉnh vào Hà Nội quá nhiều. Ông nói: “Những người đã trụ ở Hà Nội thì thường rất khôn, rất giỏi nhưng cũng không kém phần ghê gớm. Nhiều người ngoại tỉnh họ “cố sống, cố chết” trụ lại thủ đô, họ chà đạp lên nhau, sát phạt, lừa đảo nhau để tồn tại”.
Tuy nhiên ông cũng cho rằng, cần phải phân biệt rạch ròi giữa dân các tỉnh lên Hà Nội. Dân đồng bằng Bắc Bộ, trung du miền núi và dân miền Trung đều có đặc điểm riêng về tính cách và nó tác động rất lớn đến tính bản tính con người Hà Nội.
Theo quan điểm của ông, chính vì phải bon chen sinh tồn ở thủ đô nên người ngoại tỉnh nảy sinh nhiều tính xấu. Trong văn hóa bán hàng, người gốc Hà Nội rất thật thà, khéo léo. Ông ví dụ. Họ nhập đôi giày 8 đồng, khách đến mua họ nói thật là “em nhập đôi này 8 đồng, em để lại cho bác 9 đồng, em chỉ lãi có 1 đồng thôi”. Trong khi đó nhiều người ngoại tỉnh thì khác, họ lấy về 8 đồng thì họ bán 12 đồng nhưng lại nói với khách là nhập về đã 11 đồng.
Nói thêm về văn hóa bán hàng, ông Căn kể một câu chuyện mà trước đây ông từng được chứng kiến. Trước kia, hằng ngày có một người đàn bà bán rau đi qua nhà ông. Và để cho rau tươi, người đàn bà này thường lấy nước ở dưới rãnh chảy qua vẩy lên rau.
Ông bình luận: “Nếu là người có lối sống nhân văn và có tâm với nghề thì không bao giờ làm thế. Cần nước thì bà ấy có thể hỏi tôi và những nhà xung quanh “bác cho em xin xô nước để em ngâm rau thì có ai nỡ từ chối, nhưng đằng này họ lại làm một việc rất thất đức”,
Ông so sánh. Người Hà Nội gốc trước kia làm trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, về già họ mở thêm của hàng ăn uống, họ làm rất sạch sẽ, gọn gàng. Nhưng nhiều người ngoại tỉnh lên đây mở hàng ăn thì ngược lại, làm bẩn, bát đũa khách ăn xong có khi họ chỉ tráng qua một lượt rồi thản nhiên úp vào kệ.
“Nhiều người Hà Nội chúng tôi nhìn thấy được việc đó nên dần dần có cái nhìn không thiện cảm về người ngoại tỉnh. Suy nghĩ đó cứ ăn sâu vào tâm khảm và đây là nguyên nhân nữa dẫn đến việc vì sao người Hà Nội thờ ơ khi thấy người bị cướp giật ở ngoài đường”, ông Căn trăn trở.
Theo ông, khi thấy có ai đó bị cướp giật ngoài đường, người Hà Nội sẽ có tư duy như thế này: “Người bị cướp đó không biết có phải là người Hà Nội không hay là người ngoại tỉnh. Là người ngoại tỉnh thì kệ nó, phải thế nó mới chừa”.
Lí giải vì sao người gốc Hà Nội lại có phần “cay nghiệt” với người ngoại tỉnh như vậy, ông Căn cho rằng, vì nhiều người Hà Nội đã từng bị lừa, bị người ngoại tỉnh đối xử tệ.
Ông nói: “Người Hà Nội gốc trước đây lối sống rất “chân – thiện – mỹ”, tức chân thành, cởi mở, thiện cảm với mọi người và biết cảm thụ âu sắc về cái đẹp. Nhưng khi người ngoại tỉnh vào, nhiều người trong số họ chà đạp lên những cái tốt đẹp đó để sống. Không ít người Hà Nội đã bị lừa, bị lật lọng, bị cướp giật và từ đó họ lạnh lùng hơn, đề phòng hơn với tất cả những người xung quanh. Và khi mà niềm tin, sự chân thành cởi mở bị xúc phạm, họ sẽ thay đổi bản tính con người”./.
Theo Giáo Dụchttp://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nguoi-Ha-Noi-goc-Chung-toi-lanh-lung-tho-o-vi-nguoi-ngoai-tinh-post135711.gd
Vậy nguyên nhân vì đâu?
Trò chuyện với ông Trần Thiện Căn, nhà ở phố Hàng Đồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, một người Hà Nội chính gốc. Ông Căn cho biết, tổ tiên ông đã là người ở phố cổ này, không rõ đã bao nhiêu đời, chỉ biết cho đến bây giờ gia đình ông vẫn giữ nguyên nét “thanh lịch” của người Hà Nội xưa.
Đúng là văn hóa người Hà Nội giờ có nhiều điều không ổn quá! Ông Căn than thở. Ông cho biết, người Hà Nội gốc được đào tạo bài bản, ảnh hưởng từ nền văn hóa Á Đông sâu thẳm rồi sau đó được thẩm thấu bởi nền văn hóa của phương Tây, thời Pháp vào Việt Nam. Những con người đó lối sống rất chân thành, thanh lịch.
Theo lời ông Căn, năm 1986 là thời kỳ “mở cửa”, đất nước chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì tất cả bung ra và văn hóa của người Hà Nội đã bị ảnh hưởng. Nhưng từ năm 2000 trở về đây bắt đầu có sự suy thoái mạnh mẽ, trầm trọng. Lúc này trong con người đã mất đi suy nghĩ, tư duy về “thuyết nhân quả”, “luật luân hồi”. Nhiều người, họ không còn biết sợ, họ bất chấp tất cả trong cuộc “đấu tranh sinh tồn”.
Nguyên nhân nữa mà ông Căn lí giải là do một lượng người ngoại tỉnh vào Hà Nội quá nhiều. Ông nói: “Những người đã trụ ở Hà Nội thì thường rất khôn, rất giỏi nhưng cũng không kém phần ghê gớm. Nhiều người ngoại tỉnh họ “cố sống, cố chết” trụ lại thủ đô, họ chà đạp lên nhau, sát phạt, lừa đảo nhau để tồn tại”.
Tuy nhiên ông cũng cho rằng, cần phải phân biệt rạch ròi giữa dân các tỉnh lên Hà Nội. Dân đồng bằng Bắc Bộ, trung du miền núi và dân miền Trung đều có đặc điểm riêng về tính cách và nó tác động rất lớn đến tính bản tính con người Hà Nội.
Theo quan điểm của ông, chính vì phải bon chen sinh tồn ở thủ đô nên người ngoại tỉnh nảy sinh nhiều tính xấu. Trong văn hóa bán hàng, người gốc Hà Nội rất thật thà, khéo léo. Ông ví dụ. Họ nhập đôi giày 8 đồng, khách đến mua họ nói thật là “em nhập đôi này 8 đồng, em để lại cho bác 9 đồng, em chỉ lãi có 1 đồng thôi”. Trong khi đó nhiều người ngoại tỉnh thì khác, họ lấy về 8 đồng thì họ bán 12 đồng nhưng lại nói với khách là nhập về đã 11 đồng.
Nói thêm về văn hóa bán hàng, ông Căn kể một câu chuyện mà trước đây ông từng được chứng kiến. Trước kia, hằng ngày có một người đàn bà bán rau đi qua nhà ông. Và để cho rau tươi, người đàn bà này thường lấy nước ở dưới rãnh chảy qua vẩy lên rau.
Ông bình luận: “Nếu là người có lối sống nhân văn và có tâm với nghề thì không bao giờ làm thế. Cần nước thì bà ấy có thể hỏi tôi và những nhà xung quanh “bác cho em xin xô nước để em ngâm rau thì có ai nỡ từ chối, nhưng đằng này họ lại làm một việc rất thất đức”,
Ông so sánh. Người Hà Nội gốc trước kia làm trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, về già họ mở thêm của hàng ăn uống, họ làm rất sạch sẽ, gọn gàng. Nhưng nhiều người ngoại tỉnh lên đây mở hàng ăn thì ngược lại, làm bẩn, bát đũa khách ăn xong có khi họ chỉ tráng qua một lượt rồi thản nhiên úp vào kệ.
“Nhiều người Hà Nội chúng tôi nhìn thấy được việc đó nên dần dần có cái nhìn không thiện cảm về người ngoại tỉnh. Suy nghĩ đó cứ ăn sâu vào tâm khảm và đây là nguyên nhân nữa dẫn đến việc vì sao người Hà Nội thờ ơ khi thấy người bị cướp giật ở ngoài đường”, ông Căn trăn trở.
Theo ông, khi thấy có ai đó bị cướp giật ngoài đường, người Hà Nội sẽ có tư duy như thế này: “Người bị cướp đó không biết có phải là người Hà Nội không hay là người ngoại tỉnh. Là người ngoại tỉnh thì kệ nó, phải thế nó mới chừa”.
Lí giải vì sao người gốc Hà Nội lại có phần “cay nghiệt” với người ngoại tỉnh như vậy, ông Căn cho rằng, vì nhiều người Hà Nội đã từng bị lừa, bị người ngoại tỉnh đối xử tệ.
Ông nói: “Người Hà Nội gốc trước đây lối sống rất “chân – thiện – mỹ”, tức chân thành, cởi mở, thiện cảm với mọi người và biết cảm thụ âu sắc về cái đẹp. Nhưng khi người ngoại tỉnh vào, nhiều người trong số họ chà đạp lên những cái tốt đẹp đó để sống. Không ít người Hà Nội đã bị lừa, bị lật lọng, bị cướp giật và từ đó họ lạnh lùng hơn, đề phòng hơn với tất cả những người xung quanh. Và khi mà niềm tin, sự chân thành cởi mở bị xúc phạm, họ sẽ thay đổi bản tính con người”./.
Theo Giáo Dụchttp://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nguoi-Ha-Noi-goc-Chung-toi-lanh-lung-tho-o-vi-nguoi-ngoai-tinh-post135711.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét