Ngày Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết ĐƯỜNG VỀ QUÊ ZỢ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
ĐƯỜNG VỀ QUÊ ZỢ
Khi gặp nhà tôi, câu thơ đầu tiên tặng nàng, không phải câu thơ tình lãng mạn, cũng không phải câu thơ tình lẩm cẩm mà là câu ca dao cải biên. Khi nghe tôi đọc nàng chỉ cười, không tỏ vẻ vui, cũng chẳng lộ buồn, nhưng với tôi thì nó là câu thơ thú vị. Thơ rằng: Người ta câu biển câu sông, / Nay tôi câu lấy con ông Nam Kỳ. Tôi là dân Bắc, Bắc Kỳ thứ thiệt, loại Bắc nhìn đâu cũng có “rau muống”. Bắc đến nỗi sau này “nhà tôi” bị lây cũng thích ăn rau muống luôn. Nói cho các bạn nghe, lấy được nhà tôi là diễm phúc tám đời nhà tôi. Gặp nhà tôi coi như “số Chúa định”.
Khi nghe tôi lấy vợ “Nam Kỳ”, tụi bạn tôi than thở
Ai ơi chớ lấy Nam Kỳ,
Nó ăn, nó ngủ, nằm lỳ ngày đêm.
Kiếp trước có lẽ tôi đầu quân dưới trướng Chúa Nguyễn, nhân dịp đi qua miền Tiền Giang, gieo gió, gieo bão gì đó. Nên kiếp này gặp gái miền Nam là bị bắt trả nợ. Ôi thôi cũng kiếp trâu cày. Hy vọng kiếp sau sẽ khá hơn. Trong cuộc sống “có trăm lần vui, có vạn lần sầu”. nếu có ai hỏi tôi “kiếp sau nếu gặp gái Nam, bạn có nhào vô không”. Tôi trả lời rằng “kiếp sau nếu tôi gặp gái Nam, tôi nghĩ là tôi chạy luôn ”.
Hủ Tíu Mỹ Tho
Tôi sinh ra lớn lên trong môi trường người Bắc, nên từ cách ăn, cách ở, sự giao tiếp, cách đối xử hoàn toàn ảnh hưởng bởi phong tục miền Bắc. Mặc dù di cư vào Nam từ năm 54, nhưng gia đình tôi vẫn sống trong vùng đa số là dân Bắc di cư. Nên những nề nếp “Bắc” được giữ và truyền cho con cháu nguyên vẹn. Nhưng chính cái “Bắc” ấy làm tôi nhiều khi luống cuống, không biết giải quyết sao cho “hợp thời trang”.
Nhớ lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm nào dễ mấy ai quên.”. Mỗi lần nghĩ lại, tôi toát mồ hôi. Ngày đó tôi thật “liều mạng”. Giả thử lúc ấy, Ông bà nhạc gia nhìn thấy tướng tá tôi “say No” ngay, thì bây giờ đỡ biết mấy: “đường mây rộng thênh thang cử bộ”. Chính vì ông bà thấy tôi:“rể hiền” nên “say Yes” thế là đời tôi bị khoanh tròn
Tôi quyết định lên xe theo người đẹp về Mỹ Tho vào buổi sáng mưa to và gió lạnh. Ngay từ 4 giờ sáng tôi được phân công xếp hàng mua vé. Mặc dù có vé ưu tiên theo diện công nhân viên nhà nước. Nhưng cho chắc ăn tôi ra trước dành chỗ. Khi tới nơi, tôi cứ tưởng mình tới sớm, nhưng nhiều người đã có mặt sớm hơn tôi. Tôi nối đuôi đứng xếp hàng. Nhìn theo thứ tự xếp hàng kiểu này, có lẽ đến lượt tôi mua được vé, thì ít nhất cũng phải 2 tiếng chờ đợi. Tôi lặng lẽ nhìn lại, giòng người cứ thế nối đuôi dài đến vô tận. Một vài tên cò mồi tới dụ bán chỗ đứng trước, tôi lắc đầu từ chối. Phía đầu hàng ngắn dần, nhưng đuôi dài mãi tít xa. Lúc tôi cầm được vé trên tay cũng là lúc trời mưa nặng hạt. Khu nhà bán vé lợp tôn, mưa đập vào mái, át đi mọi tiếng động. Nói chuyện với nhau, cứ phải gào lên như cãi lộn. Đã vậy mái tôn cũ, nước theo những chỗ lỗ hổng chảy xuống lung tung. Hành khách chen lấn tìm chỗ tránh nước. Hàng người xếp thành con rắn khổng lổ di chuyển không còn theo thứ tự. Nhiều kẻ lợi dụng cơ hội chen lấn tìm chỗ tốt. Tôi chạy tới chỗ hẹn tìm người đẹp. Người đẹp của tôi như con sâu đang co người nép dưới mái hiên. Tôi chạy dưới làn mưa, những hạt mưa đập vào mặt như bị ném cát, tôi phóng thẳng tới chỗ nàng, tay vuốt nước mưa, miệng báo cáo tình hình “anh mua được vé rồi”. Nàng mở giỏ lấy khăn lau những hạt mưa còn đọng trên tóc cho tôi. Tôi cúi xuống xách giỏ dắt nàng vào quán kiếm chút gì ăn cho đỡ đói.
Lên được xe, đồng hồ chỉ 10 giờ sáng. Chiếc xe đò “cải tiến“ chất đầy người như nêm cối. Dưới chế độ mới, những danh từ thường đi ngược lại sự việc. Cải tiến có nghĩa là làm cho xấu đi, còn tiến bộ có nghĩa là đi thụt lùi. Có văn hóa, có nghĩa vô văn hóa. Chiếc xe cải tiến đã chuyển từ chiếc xe ghế ngồi có nệm, thành xe ngồi ghế gỗ. Những hàng ghế được sắp xếp hẹp lại cho tăng thêm hàng. Khoảng cách để chân hẹp, đến nỗi không thể đễ chân được. Nếu bạn có cặp chân ngắn chưa chắc đã gặp may mắn. Trên đường đi bạn hàng sẽ nhồi nhét, không bao nọ, thì cũng bao kia, có nghĩa là “tận dụng mọi khoảng trống và kẽ hở” để cuối cùng mọi người đều ngồi trên ghế với thế “nước lụt” như nhau. Kẻ chân dài cũng như người chân ngắn đều rút chân lên.. và bình đẳng, không giai cấp, để tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa.
Hai đứa chúng tôi cùng chung số phận với những hành khách khác. Một vài người kêu ca, thì anh chàng lơ xe nói “yên tâm đi, chút xíu xe chạy qua ổ gà tự nhiên lọt vô hết”. Trời vẫn mưa tuy không mưa lớn như lúc xếp hàng mua vé, nhưng những hạt mưa tạt vào trong xe cũng đủ làm cho hành khách trong xe ướt nhẹp, vì cửa xe cải tiến không có kiếng. Hành khách trong xe phải mặc áo mưa hay dùng những tấm nylon để chắn mưa. Thế rồi xe rồ máy lăn bánh lên đường, bác tài tuổi trẻ tốt nghiệp trường lái xe cấp tốc, nghe đâu bác được điều lên từ chú lơ xe, quá khóa học cấp tốc 4 tuần lễ về cơ bản nghề nghiệp. Sau khi tốt nghiệp chú lơ được phân công về công ty vận chuyển, đương nhiên trở thành “bác tài”. Để chứng minh cho mọi người thấy tài lái xe của mình. Những khúc đường tốt, bác cho xe chạy hết tốc lực, tới khu đường xấu bác cũng không giảm vận tốc. Chiếc xe quẹo qua, quẹo lại để tránh ổ gà. Chính vì vậy chiếc xe cứ nghiêng bên nọ, ngả bên kia, như con tàu gặp sóng lớn. Những lúc ấy hai tay tôi nắn chặt băng ghế trước, cố giữ cho người cân bằng, không đổ qua, đổ lại.
Người đẹp của tôi thì ôi thôi, tóc tai bù xù, cứ hết đè bà hành khách bên cạnh lại quay sang dí tôi, nàng như người say rượu, mặt mũi tái mét. Tôi vội vàng ôm chặt lấy nàng cố giữ nàng bình tĩnh, nhưng khi tôi vừa buông không vịn tay vào băng ghế trước, chiếc xe lách qua bên trái, cả hai chúng tôi đổ về bên phải. Bà hành khách bị hai chúng tôi đè, tuột khỏi băng ghế rớt xuống sàn xe. Hai chúng tôi theo đà tuột theo. Tôi nghe thấy mọi người la lên, thì ra không phải chỉ có chúng tôi bị, nhiều người cũng bị xô đẩy như vậy. Nhìn qua hàng ghế bên phải, tôi thấy mọi người như mất hồn. Mặt không còn giọt máu, một vài người chịu không nổi ói mửa lung tung. Mùi hôi nồng nặc tràn ngập trong xe, tôi kêu lên “yêu cầu bác tài chạy chậm lại” Thấy mọi người la lối, bác tài đành cho xe giảm tốc độ, mọi người trở về vị trí cũ. Chú lơ xe lên tiếng trấn an “quí vị đi cho quen, khi xuống tàu không bị say sóng…”.
Để làm cho không khí bớt căng thẳng, chú lơ quay lại kể chuyện vui. Chú kể rằng: lần trước trên chuyến xe đò này có một ông khách sồn sồn, ngồi bên cạnh là một cô ăn mặc rất sexy, mỗi lần xe nghiêng qua, nghiêng lại, ông khách lợi dụng lấy tay đè lên đùi cô gái, cô gái để ý nhiều lần mới nói với ông khách: “yêu cầu ông thận trọng không được lấy tay bóp đùi tôi”. Ông khách quay qua cô gái, nhìn xuống đùi cô rồi nói “xin lỗi cô, tôi cứ tưởng xe cải tiến, có gắn thêm phần để tay, không trách tôi thấy nó êm quá”... Nghe chú lơ vui tính kể chuyện ai cũng cười. Áp lực trong xe giảm thấy rõ sau câu chuyện vui của chú.
Chiếc xe đang chạy ngon trớn bỗng thắng lại, mọi người đều nhào về phía trước. Tất cả chưa kịp trở về vị trí cũ, chiếc xe lại chồm lên rồi khựng lại. Hàng ghế phía trên chúng tôi, đứa bé đang bú mẹ bị nhồi bất tử, bao nhiêu sữa nó vừa bú từ mẹ, phóng ra khỏi miệng vào thẳng mặt ông khách ngồi bên cạnh. Đứa bé khóc thét lên, ông khách mặt mày đầy sữa, ông loay hoay mở túi xách tìm khăn để lau mặt. Bà mẹ cầm khăn lau miệng cho con, vừa nói lời xin lỗi với ông khách. Bà sợ con đói lại tiếp tục cho nó bú, đứa bé không chịu bú cứ khóc hoài. Chú lơ thấy vậy xen vào, “ê bú đi con, mày mà không bú, thì mẹ mày lại cho ông bên cạnh bú bay giờ.” Mọi người lại cười ầm lên. Ông khách ngồi bên cạnh lúc đó mới lên tiếng: “Bú đi con à, ông đây bú no rồi”. Đứa bé có lẽ hiểu chuyện nên nhúc đầu vào ngực mẹ nó, bú lấy bú lể, nhất quyết không chia sẻ cho ai nữa.
Một bà già ngồi bên phải phía cửa sổ nghiền trầu thuốc, mở giỏ ra lấy trầu nhai. Bà tóm tém nhai một cách hết sức khoái trá. Thỉnh thoảng bà dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai mép cho sạch những vết trầu đỏ hoe. Bà nghiêng đầu ra ngoài cửa nhổ mạnh nước bã trầu. Xe chạy nhanh gió thổi mạnh, gặp nước miếng trầu đỏ của bà nhổ ra, gió hất ngược lại trong xe nguyên con tạt vào mặt tên cán bộ đội nói cối, đang lim dim ngủ phía sau bà. Tên cán bộ thấy mặt bị ướt, tưởng mưa tạt, vội lấy tay vuốt mặt. Hắn vô tình trét đầy mặt nước miếng trầu đỏ hoe, nhìn mắt hắn giống ác quỉ Dracula. Sau đó hắn lại tiếp tục ngủ. Người bên cạnh thấy tình thế như vậy thì giữ im lặng, mặc cho cái mặt hắn đỏ lòm như chú hề trong gánh xiếc. Bà già trầu quay lại biết chuyện đã lỡ, vội vàng nhả miếng trầu ném ra ngoài, lấy khăn lau sạch miệng như trốn tránh trách nhiệm. Bà thực hiện kế hoạch: “ăn vụng, chùi mép”. Không phải chỉ người ngồi bên cạnh biết, mà nhiều người biết, nhưng tất cả đồng tình im lặng.
Đến trạm kiểm soát, chú lơ xe ra lệnh cho mọi người xuống xe đi bộ qua trạm. Giờ phán xét của các bạn hàng đã đến. Những gương mặt hốc hác, lo sợ. Một bà ấn vào tay tôi một gói hành lý “anh làm ơn nhận dùm gói này, trong này chỉ có 3 mét vải, nếu tụi nó hỏi, anh nói mua về làm quà”. Không chờ tôi đồng ý hay không, bà cầm gói khác gửi người bên cạnh, rồi vội vàng xuống xe qua trạm. Tôi luống cuống, tiến thoái lưỡng nan, để gói hàng lại thì không đành, mang theo qua trạm thì phiền. Cuối cùng tôi quyết định mang gói hàng qua trạm. Tên công an nhìn tôi ôm gói hàng trong tay hỏi: “Anh mang gói gì đây?”, Tôi trả lời tỉnh bơ : “có 3 mét vải mua về làm quà”. Anh hỏi xem giấy tờ, thấy tôi là công nhân viên nhà nước, không làm khó dễ nên cho qua. Một số hàng bị tịch thu, bạn hàng phải theo vào trạm làm giấy tờ thu mua theo giá chính thức.
Chiếc xe đang chạy ngon trớn bỗng thắng lại, mọi người đều nhào về phía trước. Tất cả chưa kịp trở về vị trí cũ, chiếc xe lại chồm lên rồi khựng lại. Hàng ghế phía trên chúng tôi, đứa bé đang bú mẹ bị nhồi bất tử, bao nhiêu sữa nó vừa bú từ mẹ, phóng ra khỏi miệng vào thẳng mặt ông khách ngồi bên cạnh. Đứa bé khóc thét lên, ông khách mặt mày đầy sữa, ông loay hoay mở túi xách tìm khăn để lau mặt. Bà mẹ cầm khăn lau miệng cho con, vừa nói lời xin lỗi với ông khách. Bà sợ con đói lại tiếp tục cho nó bú, đứa bé không chịu bú cứ khóc hoài. Chú lơ thấy vậy xen vào, “ê bú đi con, mày mà không bú, thì mẹ mày lại cho ông bên cạnh bú bay giờ.” Mọi người lại cười ầm lên. Ông khách ngồi bên cạnh lúc đó mới lên tiếng: “Bú đi con à, ông đây bú no rồi”. Đứa bé có lẽ hiểu chuyện nên nhúc đầu vào ngực mẹ nó, bú lấy bú lể, nhất quyết không chia sẻ cho ai nữa.
Một bà già ngồi bên phải phía cửa sổ nghiền trầu thuốc, mở giỏ ra lấy trầu nhai. Bà tóm tém nhai một cách hết sức khoái trá. Thỉnh thoảng bà dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai mép cho sạch những vết trầu đỏ hoe. Bà nghiêng đầu ra ngoài cửa nhổ mạnh nước bã trầu. Xe chạy nhanh gió thổi mạnh, gặp nước miếng trầu đỏ của bà nhổ ra, gió hất ngược lại trong xe nguyên con tạt vào mặt tên cán bộ đội nói cối, đang lim dim ngủ phía sau bà. Tên cán bộ thấy mặt bị ướt, tưởng mưa tạt, vội lấy tay vuốt mặt. Hắn vô tình trét đầy mặt nước miếng trầu đỏ hoe, nhìn mắt hắn giống ác quỉ Dracula. Sau đó hắn lại tiếp tục ngủ. Người bên cạnh thấy tình thế như vậy thì giữ im lặng, mặc cho cái mặt hắn đỏ lòm như chú hề trong gánh xiếc. Bà già trầu quay lại biết chuyện đã lỡ, vội vàng nhả miếng trầu ném ra ngoài, lấy khăn lau sạch miệng như trốn tránh trách nhiệm. Bà thực hiện kế hoạch: “ăn vụng, chùi mép”. Không phải chỉ người ngồi bên cạnh biết, mà nhiều người biết, nhưng tất cả đồng tình im lặng.
Đến trạm kiểm soát, chú lơ xe ra lệnh cho mọi người xuống xe đi bộ qua trạm. Giờ phán xét của các bạn hàng đã đến. Những gương mặt hốc hác, lo sợ. Một bà ấn vào tay tôi một gói hành lý “anh làm ơn nhận dùm gói này, trong này chỉ có 3 mét vải, nếu tụi nó hỏi, anh nói mua về làm quà”. Không chờ tôi đồng ý hay không, bà cầm gói khác gửi người bên cạnh, rồi vội vàng xuống xe qua trạm. Tôi luống cuống, tiến thoái lưỡng nan, để gói hàng lại thì không đành, mang theo qua trạm thì phiền. Cuối cùng tôi quyết định mang gói hàng qua trạm. Tên công an nhìn tôi ôm gói hàng trong tay hỏi: “Anh mang gói gì đây?”, Tôi trả lời tỉnh bơ : “có 3 mét vải mua về làm quà”. Anh hỏi xem giấy tờ, thấy tôi là công nhân viên nhà nước, không làm khó dễ nên cho qua. Một số hàng bị tịch thu, bạn hàng phải theo vào trạm làm giấy tờ thu mua theo giá chính thức.
Xe dừng lại trạm gần một giờ mới tiếp tục lên đường. Những người có hàng bị thu mua chửi thề om xòm. Một bà tuổi trạc ngũ tuần, lệnh kệnh ôm bao gạo khoảng 20kg từ trong trạm kiểm soát ra, vừa đi vừa la: “Con bà, hồi đó nó còn trong bưng, bà nuôi tụi nó, ngày nọ qua ngày kia. Bây giờ giải phóng rồi, bà mang chút gạo cho con bà nằm nhà thương, nó đòi thu mua, nó mà thu mua của bà là chết với bà.” Bà lên xe còn mang nét căm hờn. Bà khác nhanh miệng: “Nó muốn giải phóng bà luôn mà!” Những người thoát được thì mừng rỡ, những người có hàng bị tịch thu, đau khổ ra mặt. Bà chủ gói hàng gửi tôi, tới nhận lại hàng, cám ơn rối rít. Sau đó tôi được biết bà mang theo 6 gói, gửi được 4, mang theo 1, bị tịch thu 1. Như vậy chuyến buôn này bà vẫn có lời. Nếu mất 2 thì huề, mất 3 thì lỗ..
Xe chạy đến gần Láng Sen thì máy trục trặc. Máy hậm hực rồi im luôn. Bác tài cho xe tắp vào lề và nói cho bà con biết “xe nóng máy vì hết nước, nên không nổ” bác đề nghị cho xe nghỉ 20 phút để máy nguội và nói chú lơ mang thùng xuống sông lấy nước tiếp tế cho xe. Nước nôi đầy đủ, nhưng máy đề vẫn không nổ. Bác tài không có nhiều kinh nghiệm, tiếp tục đề, máy xe kêu khẹt khệt vài lần rồi ngưng hẳn. Một ông khách tuổi tứ tuần ngồi phía sau xe lên tiếng: “bình xe hết hơi, mọi ngưới xuống xe, đẩy xe sẽ nổ”. Không ai bảo ai, mọi ngưới đều xuống xe. Cánh đàn ông thanh niên túm vào đầy xe. Mọi người ráng sức đầy, chiếc xe di chuyển, bác tài vô số, xe khực khực nổ máy. Hành khách lên xe. Bác tài cho xe chạy. Xe chạy được vài chục mét, khám phá ra thiếu tên cán bộ. Người ta kêu bác tài dừng lại. Phía dưới ruộng tên cán bộ đang kéo quần chạy lên, miệng la lớn “chờ tôi với”. Cái mặt đỏ lòm vì nước bã trầu, hắn vừa chạy vừa cài dây nịt, nhìn tướng hắn không ai mà có thể nhịn cười được. Hắn lên được xe, vừa thở hổn hển, vừa chửi thề: “đ.m. bác tài chơi tớ”.
Xe chạy tới khúc đường cải tiến, từ đường trải nhựa thành trải đất. Đất gặp mưa nổi xình, mỗi lần hai xe gặp nhau, bánh xe nọ tạt xình qua xe kia. Hành khách ngồi phía tay phải coi như gặp xui, lãnh đủ. Bác tài sang số xe, cần số xút bu long. Số không sang được, cần số tuột khỏi hộp số. Bác tài ném cần số qua một bên, lái xe chạy nép vào lề. Xe không kiểm soát được hộp số, dựt dựt rồi tắt máy. Mọi ngươì lại xuống xe. Bác tài và chú lơ mở nắp máy, lắp lại cần số, siết chặt bù long. Hành khách lại được lệnh đẩy xe. Xe nổ máy, tiếp tục lên đường. Chú lơ được phân công mới, thay vì đứng cửa đón khách, chú phải phụ bác tài ngồi ôm cần số, mỗi lần sang số, chú cố kiềm chặt cần số bằng cách đè cứng cần số cho khỏi tuột.
Con đường từ Thốt Nốt về bến Bắc Cần Thơ tương đối tốt hơn, nhưng chạy tới bến bắc, đồng hồ chỉ 3 giờ chiều. Từ sáng tới chiều xe mới vượt đoạn đường dài gần 50 cây số. Nhìn dòng xe nối đuôi chờ tới lượt qua phà, tôi thấy tình hình có vẻ hẩm hiu. Hỏi thăm người qua lại bắc, được biết phà chỉ chạy có một cái, 2 cái kia máy hư đang sửa chữa. Chúng tôi xuống xe ghé vào quán ăn. Quán ăn đông người, bác tài với chú lơ cũng đang ngồi ăn. Tôi hỏi chú lơ “theo tinh hình này bao lâu mình qua được phà?” Chú trả lời “khoảng nửa tiếng, cứ bình tĩnh cơm nước thoải mái đi”. Chúng tôi yên tâm gọi đồ ăn. Xong bữa ăn xe vẫn nằm nguyên vị trí cũ. Chú lơ xuất hiện nói với mọi người “muốn qua phà ưu tiên, cần mua vé ưu tiên, đề nghị cô bác đóng mỗi người 2 đồng để mua vé. Không chờ đợi hành khách bằng lòng hay không, chú lơ đi thu tiền mỗi ngưới 2 đồng. Tới nước này không ai còn tiếc 2 đồng, mọi người đều xì tiền ra, mong được về nhà sớm. Khoảng 15 phút, sau khi thu tiền, chú lơ trở lại ra lệnh cho mọi người lên xe, vì xe đã có vé ưu tiên qua phà.
Xe qua khỏi bắc dừng lại đón khách đã qua trước. Một anh chàng mới lên xe, tay xách một giỏ đựng đầy giây lá Mơ (loại lá chuyên ăn kèm với thịt chó). Bà già trầu từ lúc nhổ nước miếng vào mặt tên cán bộ, bà không còn ăn trầu nữa, bà cố nhịn để khỏi bị bể mánh. Thấy anh chàng xách giỏ lá cây, cùng một kiểu ăn mặc như cán bộ, bà ta thắc mắc hỏi: “chú xách cái giỏ, lá chi vậy?”. Bị hỏi bất tử, anh bộ đội giơ giỏ lên nhìn vào những cái lá xanh, bên ngoài có lớp lông như trái mơ “đây là lá…..” anh ta ngập ngừng không nói nữa. Giọng nói cho biết anh là dân “Bắc 75” có thể là dân chi viện, hay mới vào lập nghiệp. Trong đầu anh chắc ngổn ngang bao nhiêu câu trả lời, không biết làm sao nói cho thuận tai, thuận miệng. Nếu nói “đây là lá Mơ” Chắc chắn bà già trầu miền Nam này không hiểu, vì bên này đâu có trái mơ, mà tưởng tượng. Ngược lại nếu nói theo kiểu miền Nam là lá Thối Địt, thì ngượng miệng chết, vì người Bắc chữ “Địt” là nói bậy, danh từ không văn hóa. Anh lại nghĩ, miền Nam nói “mắc địt”có nghĩa là khi nặng bụng, đầy hơi chướng khí, khí thoát ra cửa hậu gọi là “đánh địt”, người Bắc gọi tiếng nổ do con người phát ra mỗi khi không kìm hãm được là “đánh rắm”. Theo anh thì “địt và rắm” giống nhau. Nghĩ tới đó anh hồ hởi phấn khởi trả lời: “thưa bác đây là lá Thối Rắm”. Bà già trầu nghe anh ta trả lời, đã không biết, lại càng không biết luôn. Bà thấy đây chính là loại lá mới, loại lá có từ khi miền Nam được “giải phóng” đó là loại lá “Thối Rắm”. Bà yên tâm sẽ về hỏi lại thằng Ba Bại, thằng cháu tập kết mới về.
Xe chạy đến gần Láng Sen thì máy trục trặc. Máy hậm hực rồi im luôn. Bác tài cho xe tắp vào lề và nói cho bà con biết “xe nóng máy vì hết nước, nên không nổ” bác đề nghị cho xe nghỉ 20 phút để máy nguội và nói chú lơ mang thùng xuống sông lấy nước tiếp tế cho xe. Nước nôi đầy đủ, nhưng máy đề vẫn không nổ. Bác tài không có nhiều kinh nghiệm, tiếp tục đề, máy xe kêu khẹt khệt vài lần rồi ngưng hẳn. Một ông khách tuổi tứ tuần ngồi phía sau xe lên tiếng: “bình xe hết hơi, mọi ngưới xuống xe, đẩy xe sẽ nổ”. Không ai bảo ai, mọi ngưới đều xuống xe. Cánh đàn ông thanh niên túm vào đầy xe. Mọi người ráng sức đầy, chiếc xe di chuyển, bác tài vô số, xe khực khực nổ máy. Hành khách lên xe. Bác tài cho xe chạy. Xe chạy được vài chục mét, khám phá ra thiếu tên cán bộ. Người ta kêu bác tài dừng lại. Phía dưới ruộng tên cán bộ đang kéo quần chạy lên, miệng la lớn “chờ tôi với”. Cái mặt đỏ lòm vì nước bã trầu, hắn vừa chạy vừa cài dây nịt, nhìn tướng hắn không ai mà có thể nhịn cười được. Hắn lên được xe, vừa thở hổn hển, vừa chửi thề: “đ.m. bác tài chơi tớ”.
Xe chạy tới khúc đường cải tiến, từ đường trải nhựa thành trải đất. Đất gặp mưa nổi xình, mỗi lần hai xe gặp nhau, bánh xe nọ tạt xình qua xe kia. Hành khách ngồi phía tay phải coi như gặp xui, lãnh đủ. Bác tài sang số xe, cần số xút bu long. Số không sang được, cần số tuột khỏi hộp số. Bác tài ném cần số qua một bên, lái xe chạy nép vào lề. Xe không kiểm soát được hộp số, dựt dựt rồi tắt máy. Mọi ngươì lại xuống xe. Bác tài và chú lơ mở nắp máy, lắp lại cần số, siết chặt bù long. Hành khách lại được lệnh đẩy xe. Xe nổ máy, tiếp tục lên đường. Chú lơ được phân công mới, thay vì đứng cửa đón khách, chú phải phụ bác tài ngồi ôm cần số, mỗi lần sang số, chú cố kiềm chặt cần số bằng cách đè cứng cần số cho khỏi tuột.
Con đường từ Thốt Nốt về bến Bắc Cần Thơ tương đối tốt hơn, nhưng chạy tới bến bắc, đồng hồ chỉ 3 giờ chiều. Từ sáng tới chiều xe mới vượt đoạn đường dài gần 50 cây số. Nhìn dòng xe nối đuôi chờ tới lượt qua phà, tôi thấy tình hình có vẻ hẩm hiu. Hỏi thăm người qua lại bắc, được biết phà chỉ chạy có một cái, 2 cái kia máy hư đang sửa chữa. Chúng tôi xuống xe ghé vào quán ăn. Quán ăn đông người, bác tài với chú lơ cũng đang ngồi ăn. Tôi hỏi chú lơ “theo tinh hình này bao lâu mình qua được phà?” Chú trả lời “khoảng nửa tiếng, cứ bình tĩnh cơm nước thoải mái đi”. Chúng tôi yên tâm gọi đồ ăn. Xong bữa ăn xe vẫn nằm nguyên vị trí cũ. Chú lơ xuất hiện nói với mọi người “muốn qua phà ưu tiên, cần mua vé ưu tiên, đề nghị cô bác đóng mỗi người 2 đồng để mua vé. Không chờ đợi hành khách bằng lòng hay không, chú lơ đi thu tiền mỗi ngưới 2 đồng. Tới nước này không ai còn tiếc 2 đồng, mọi người đều xì tiền ra, mong được về nhà sớm. Khoảng 15 phút, sau khi thu tiền, chú lơ trở lại ra lệnh cho mọi người lên xe, vì xe đã có vé ưu tiên qua phà.
Xe qua khỏi bắc dừng lại đón khách đã qua trước. Một anh chàng mới lên xe, tay xách một giỏ đựng đầy giây lá Mơ (loại lá chuyên ăn kèm với thịt chó). Bà già trầu từ lúc nhổ nước miếng vào mặt tên cán bộ, bà không còn ăn trầu nữa, bà cố nhịn để khỏi bị bể mánh. Thấy anh chàng xách giỏ lá cây, cùng một kiểu ăn mặc như cán bộ, bà ta thắc mắc hỏi: “chú xách cái giỏ, lá chi vậy?”. Bị hỏi bất tử, anh bộ đội giơ giỏ lên nhìn vào những cái lá xanh, bên ngoài có lớp lông như trái mơ “đây là lá…..” anh ta ngập ngừng không nói nữa. Giọng nói cho biết anh là dân “Bắc 75” có thể là dân chi viện, hay mới vào lập nghiệp. Trong đầu anh chắc ngổn ngang bao nhiêu câu trả lời, không biết làm sao nói cho thuận tai, thuận miệng. Nếu nói “đây là lá Mơ” Chắc chắn bà già trầu miền Nam này không hiểu, vì bên này đâu có trái mơ, mà tưởng tượng. Ngược lại nếu nói theo kiểu miền Nam là lá Thối Địt, thì ngượng miệng chết, vì người Bắc chữ “Địt” là nói bậy, danh từ không văn hóa. Anh lại nghĩ, miền Nam nói “mắc địt”có nghĩa là khi nặng bụng, đầy hơi chướng khí, khí thoát ra cửa hậu gọi là “đánh địt”, người Bắc gọi tiếng nổ do con người phát ra mỗi khi không kìm hãm được là “đánh rắm”. Theo anh thì “địt và rắm” giống nhau. Nghĩ tới đó anh hồ hởi phấn khởi trả lời: “thưa bác đây là lá Thối Rắm”. Bà già trầu nghe anh ta trả lời, đã không biết, lại càng không biết luôn. Bà thấy đây chính là loại lá mới, loại lá có từ khi miền Nam được “giải phóng” đó là loại lá “Thối Rắm”. Bà yên tâm sẽ về hỏi lại thằng Ba Bại, thằng cháu tập kết mới về.
Nghe những câu đối đáp giữa bà già trầu và anh chàng xách giỏ lá, tên cán bộ ngồi hàng ghế đằng sau bà già bực mình. Để tỏ ra mình hiểu hơn anh chàng kia, tên cán bộ lên tiếng “lá Thối Địt là lá Thối Địt, làm đ. gì có lá Thối Rắm.. bầy đặt ngượng miệng, ngượng nói”. Rồi hắn quay sang nói vói bà già trầu: “đây là lá Thối Địt, dùng để ăn với thịt chó đấy ạ”. Bà già trầu chợt hiểu: “vậy thì tôi biết lá này, nhà tôi nó mọc ở hàng rào nhiều lắm, nhưng lá nó trắng chứ không có màu tím. Tên cán bộ giải thích “đây là lá Thối Địt TamThể, nó ngon hơn loại trắng. Ngoài Bắc chúng tôi chỉ ăn loại Tam Thể, chứ loại trắng chỉ dùng cho lợn ăn, khi lợn bị “ỉa chảy” thôi ạ. Sau lời giải thích tên cán bộ tỏ vẻ kênh kiệu như ta đây hiểu nhiều.
Xe lại phải dừng lại đổ nước, bác tài để máy nồ, bác sợ phải đẩy xe. Chú lơ lo việc ôm cần số, nên việc múc nước, chuyền nước lên mui xe, đổ vào thùng phi, lại phiền đến hành khách. Đám đàn ông, thanh niên không phải huy động đẩy xe, nhưng được đề nghị chuyền nước. Ai cũng muốn về sớm, mặc dù đã 5 giờ chiều, nên mội người đều tích cực xếp hàng chuyền nước. Nhìn đám người xếp hàng từ dưới mương chuyền nhau thùng nước, người ta nghĩ đến những ngày tháng đi công tác thủy lợi vùng kinh tế mới, những ngày xếp hàng chuyền nhau những tảng đất hay thúng bùn từ con rạch lên đắp nền nhà cho dân chúng. Những ngày tháng gian khổ để thực hiện những kế hoạch ngu đốt của Đảng và nhà nước, những phí phạm nhân lực, tài lực mục đích đuổi dân chúng ra khỏi thành phố để chiếm đoạt tài sản. Khẩu hiệu “lao động là vinh quang”, chỉ dành cho đám dân được xếp vào loại có “nợ máu” hay “tư sản”.
Xe tới được bắc Mỹ Thuận thì phố đã lên đèn. Xe vào hàng chờ đợi qua phà. Phía cửa trước tên ăn xin bước lên, mặt cháy mán một bên, tay cầm nón lá, miệng hát “đi mô, rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ giòng sông xanh, nhớ biển rộng mênh mông..”. Hắn vừa hát vừa đưa cái nón rách xin tiền, chẳng ai thèm cho. Bà già trầu ngứa miệng “Nhớ thì về đi, ở đây làm gì mà phải đi ăn xin”.. hắn đi xuống tới cuối xe vẫn không được một đồng nào. Tên ăn xin Hà Tĩnh vừa bước xuống xe, thì một người ăn xin khác trèo lên. Cách ăn mặc rách rưới như nhau, nhưng người này bị cụt một chân. Anh chàng cầm mũ xin tiền, miệng hát “Tôi nó sinh ra nhằm chinh chiến mới quen nhau, mà thương mến, nó quê ngoài kia từ lâu lắm chưa lần về..” hành khách trong xe ai cũng móc tiền ra cho. Anh đi tới cuối xe, cầm nón tiền cúi chào cám ơn mọi người, chúc mọi người thượng lộ bình an.
Xe lại phải dừng lại đổ nước, bác tài để máy nồ, bác sợ phải đẩy xe. Chú lơ lo việc ôm cần số, nên việc múc nước, chuyền nước lên mui xe, đổ vào thùng phi, lại phiền đến hành khách. Đám đàn ông, thanh niên không phải huy động đẩy xe, nhưng được đề nghị chuyền nước. Ai cũng muốn về sớm, mặc dù đã 5 giờ chiều, nên mội người đều tích cực xếp hàng chuyền nước. Nhìn đám người xếp hàng từ dưới mương chuyền nhau thùng nước, người ta nghĩ đến những ngày tháng đi công tác thủy lợi vùng kinh tế mới, những ngày xếp hàng chuyền nhau những tảng đất hay thúng bùn từ con rạch lên đắp nền nhà cho dân chúng. Những ngày tháng gian khổ để thực hiện những kế hoạch ngu đốt của Đảng và nhà nước, những phí phạm nhân lực, tài lực mục đích đuổi dân chúng ra khỏi thành phố để chiếm đoạt tài sản. Khẩu hiệu “lao động là vinh quang”, chỉ dành cho đám dân được xếp vào loại có “nợ máu” hay “tư sản”.
Xe tới được bắc Mỹ Thuận thì phố đã lên đèn. Xe vào hàng chờ đợi qua phà. Phía cửa trước tên ăn xin bước lên, mặt cháy mán một bên, tay cầm nón lá, miệng hát “đi mô, rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ giòng sông xanh, nhớ biển rộng mênh mông..”. Hắn vừa hát vừa đưa cái nón rách xin tiền, chẳng ai thèm cho. Bà già trầu ngứa miệng “Nhớ thì về đi, ở đây làm gì mà phải đi ăn xin”.. hắn đi xuống tới cuối xe vẫn không được một đồng nào. Tên ăn xin Hà Tĩnh vừa bước xuống xe, thì một người ăn xin khác trèo lên. Cách ăn mặc rách rưới như nhau, nhưng người này bị cụt một chân. Anh chàng cầm mũ xin tiền, miệng hát “Tôi nó sinh ra nhằm chinh chiến mới quen nhau, mà thương mến, nó quê ngoài kia từ lâu lắm chưa lần về..” hành khách trong xe ai cũng móc tiền ra cho. Anh đi tới cuối xe, cầm nón tiền cúi chào cám ơn mọi người, chúc mọi người thượng lộ bình an.
Trong lúc tên ăn xin Hà Tĩnh vẫn còn đứng dưới ngỡ ngàng nhìn lên suy nghĩ. Người ta thấy anh chàng ăn xin lên sau, cầm mớ tiền tiến lại gần anh chàng ăn xin Hà Tỉnh, chia cho anh này một ít và nói: “ĐM. đi ăn xin mà hát nhạc giải phóng thì không ai cho đâu em”. Những lần sau tôi đi qua lại Bắc Mỹ Thuận, tôi vẫn gặp anh chàng ăn xin Hà Tình, nhưng không thấy anh hát nhạc CS nữa mà hát nhạc Vàng, loại nhạc mà đảng cho là nhạc “Ngụy”. Nhưng chính cái nhạc “Ngụy” lại cứu anh và gia đình anh. Nhạc “Ngụy” đã cho anh mùa xuân. Anh nghĩ lại từ ngày theo Đảng cho đến khi trở thành thương binh, chưa thấy “Đảng cho anh mùa xuân” như trong ca khúc anh đã thuộc từ nhỏ, mà chỉ thấy Đảng ăn cướp của anh.
Xe vẫn không nhúc nhích. Chú lơ ngồi trên ghế nhắm măt ngủ lúc nào không hay, một số hành khách đã qua phà, trên xe còn lại vài người mệt mỏi không muốn xuống đi bộ. Chú lơ đang thả hồn theo mây gió, chú đang mơ tới một thiên đường trong đó không có cảnh “người bóc lột ngươì”. Chú thấy cái thiên đường đó xa quá, vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, sao thấy phiêu quá. Chú học ít, hiểu ít, nhưng thực tế lắm, chú thấy người ta đọc chữ XHCN thành Xếp Hàng Cả Ngày sao đúng quá, chí lý quá. Chú nghe thấy thằng em chú đi học về nói rằng: “ Xã hội tư bản dẫy chết, đang đứng bên bờ vực thẳm. Còn chúng ta XHCN đi trước một bước” nói rồi chúng cười với nhau. Về sau thằng em cắt nghĩa, chú lơ mới hiểu rằng: XHCN đi trước một bước, nghĩa là nhảy xuống vực thẳm trước, trong lúc xã hội tư bản con vẫn tiếp tục đứng ở trên.
Chú đang mơ màng thì nghe thấy tiếng “xì xì” phát ra trong gầm xe, chú giật mình nhảy xuống xe, chạy tới từng bánh xe vừa kiểm tra vừa la lớn “bánh xe xì, bánh xe xì.” thật là tai họa, nếu mà bánh xe xì thật trong lúc này. Từ sáng tới giờ chiếc xe chết tiệt này xảy ra biết bao chuyện, hết nước, sút cần số, nếu xì bánh xe nữa, thì coi như đại xui. Chú cẩn thận kiểm soát rất kỹ. Xe đò có 6 bánh, tất cả đều cứng hơi. Chú trở về vị trí cũ, vẫn còn nghe tiếng “xì xì”, chú lắng nghe và định được vị trí nơi phát ra tiếng động như “bánh xe trước xì hơi”. Chú nhảy xuống trở lại cúi đầu nhìn vào bên trong gầm xe, tay đấm vào bánh xe để định lượng tình hình. Chú phát hiện không phải vỏ xe xì. Một bà khách mắc bệnh “tiểu đường”, bí quá đã chui vào gầm xe giải quyết bầu tâm sự. Âm thanh phát ra làm chú lơ lầm tưởng bánh xe bị xì, chú tức quá chửi thề “Mẹ ơi! Mẹ! chui vô đó mà xì, người ta la bánh xe xì cũng không nói, nín khe à! làm người ta hết hồn”. Tội nghiệp cho chú lơ phải lo lắng .
Xe qua phà đón khách, một số khách đã bỏ xe vì không thể chờ đợi lâu được. Hành khách chỉ còn một nửa, Có lẽ thấm mệt vì cuộc hành trình có quá nhiều bất trắc, nên đa số lim dim ngủ. Chú lơ vẫn tiếp tục ngồi ôm cần số. Xe chạy tới Đồng Tâm, đang ngon trớn vì đường tốt, bỗng chao tay lái, bác tài giữ chặt vô lăng, cố gắng chạy vào lề. Mọi người bổng tỉnh giấc ngơ ngác hỏi: “Chuyện gì vậy?”. Chú lơ buồn bã trả lời: “Bể bánh xe”. Chiếc xe dừng hẳn, mọi người xuống xe. Vỏ sau xe là loại vỏ đắp, không biết thay bao lâu, nhưng đã mòn hết gai, hết bố, nên bể. Bánh sau xe thường là một cặp, một vỏ bể không đến nỗi nguy hiểm, nhưng phải thay mới chạy được. Cái lo “bánh xe xì” từ bến bắc trở thành sự thật, chú Lơ buồn, uể oải mở thùng đồ nghề lấy dụng cụ ra thay bánh xe. Từ đây về Trung Lương không còn xa lắm. Chúng tôi quyết định bỏ xe, kêu xe ôm vào Mỹ Tho.
Bác tài xe ôm chở chúng tôi lao vút về Trung Lương. Trong đầu tôi ngổn ngang bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu suy tư, không biết phải nói gì với ông bà nhạc gia đây. Tôi không biết phải ứng xử ra sao khi đối diện với họ. Tôi im lặng, lòng nặng trĩu nỗi lo. Chiếc xe ôm thả chúng tôi trước cửa nhà, lấy tiền rồi biến mất. Tôi xách giỏ bước theo người đẹp. Căn nhà xây theo kiến trúc miền Nam, phía trước nhà có mái che và hành lang rộng, những cột nhà đều dán liễng chữ Tàu đỏ, có lẽ những liễng này dán vào tết vừa qua. Tôi bước chân vào nhà, hai chân cứ đá vào nhau. Cái bực thềm làm tôi suýt té, tôi chộp trúng cái khung cửa, tay nắm chặt lấy cửa giữ lại thăng bằng. Trong nhà phòng khách trang trí theo kiểu miền Nam. Giữa là bàn thờ ông bà, một bên là bộ tràng kỷ bằng gỗ trạm trổ thật tinh vi. Một bên là bộ ván “ngựa” dầy bóng láng. Trên tường treo một vài tấm tranh sơn mài, nước sơn ngả màu cho biết bức sơn mai này khá xưa.
Vừa nhìn thấy ông bà Nhạc, tôi khoanh tay cúi đầu chào “Cháu xin chào bác trai, chào bác gái”, không ai nói với tôi một lời, cứ chăm chú nhìn tôi. Tôi mất tự nhiên cúi xuống tự kiểm soát xem mình có bị dính bùn đất gì chăng. Tất cả làm như người xa lạ. Mà xa lạ thật, tôi đâu có họ hàng bà con với ai đâu. Giọng nói của tôi thì lạ hoắc và cứng ngắc. Mấy đứa em nàng lấp ló nhà sau nhỏ to, thỉnh thoảng cười rộ lên. Tôi lúc đó không biết nói gì, cứ đứng như trời trồng. Người đẹp của tôi bỏ tôi “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Nàng kéo bà má ra sau nhà tâm sự. Tôi một tay ôm túi “hành trang”, một tay xách giỏ đựng con gà mái dầu làm quà ra mắt. Thấy tôi đứng lâu quá con gà mái cục cựa kêu lên ầm ĩ. Nghe tiếng gà kêu, người đẹp của tôi mới xuất hiện: “quên, anh đưa gà cho em, ngồi xuống ghế nghỉ đi.” Mừng quá tôi thả người xuống ghế. Rồi tiếp tục ngồi. Mọi người không ai hỏi tôi, tôi cũng không biết nói chuyện với ai. Chừng nửa giờ sau cô em vợ ra gặp tôi “anh Năm ra sau tắm gửa gồi ăng cơm”.
Tôi theo cô em ra sau, cô đưa cho tôi cái khăn mới toanh và chỉ cho tôi phòng tắm.
Nhà tắm nhỏ và gọn, hồ nước được xây giữa nhà tắm và cầu tiêu. Phía trên giá đã treo sẵn sàng một bộ quần áo mới. Tôi múc nước xối lên người. Nước mát lạnh, làm tôi tỉnh lại, quên cái “bực mình” vì bị bắt ngồi tù ngoài phòng khách. Thấy tôi tắm xong bước ra, bà nhạc mẫu lên tiếng “ra ăng cơm luôn Năm”.
Bây giờ tên tôi được gán thêm số thứ tự “Năm T.” vì người đẹp của tôi là người con thứ năm trong gia đình, nên tôi cũng mang danh là Năm ... từ lúc nào không hay.
Bàn ăn chỉ có ông bà nhạc gia và người đẹp của tôi. Mọi người bắt đầu ăn, thì tôi lịch sự rón rén ngồi xuống “con xin phép” cũng không ai trả lời. Thấy tôi ngồi không cầm đũa, người đẹp bên cạnh dục tôi, “ăng đi ăng đi” tôi nâng chén cơm lên “xin mời hai bác” nhạc phụ tôi lúc đó mới lên tiếng “ăn tự nhiên đi coong”. Tôi vẫn không được tự nhiên, muốn ăn một món gì, tôi đều mời hai bác trước rồi mới gắp.
Xe vẫn không nhúc nhích. Chú lơ ngồi trên ghế nhắm măt ngủ lúc nào không hay, một số hành khách đã qua phà, trên xe còn lại vài người mệt mỏi không muốn xuống đi bộ. Chú lơ đang thả hồn theo mây gió, chú đang mơ tới một thiên đường trong đó không có cảnh “người bóc lột ngươì”. Chú thấy cái thiên đường đó xa quá, vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, sao thấy phiêu quá. Chú học ít, hiểu ít, nhưng thực tế lắm, chú thấy người ta đọc chữ XHCN thành Xếp Hàng Cả Ngày sao đúng quá, chí lý quá. Chú nghe thấy thằng em chú đi học về nói rằng: “ Xã hội tư bản dẫy chết, đang đứng bên bờ vực thẳm. Còn chúng ta XHCN đi trước một bước” nói rồi chúng cười với nhau. Về sau thằng em cắt nghĩa, chú lơ mới hiểu rằng: XHCN đi trước một bước, nghĩa là nhảy xuống vực thẳm trước, trong lúc xã hội tư bản con vẫn tiếp tục đứng ở trên.
Chú đang mơ màng thì nghe thấy tiếng “xì xì” phát ra trong gầm xe, chú giật mình nhảy xuống xe, chạy tới từng bánh xe vừa kiểm tra vừa la lớn “bánh xe xì, bánh xe xì.” thật là tai họa, nếu mà bánh xe xì thật trong lúc này. Từ sáng tới giờ chiếc xe chết tiệt này xảy ra biết bao chuyện, hết nước, sút cần số, nếu xì bánh xe nữa, thì coi như đại xui. Chú cẩn thận kiểm soát rất kỹ. Xe đò có 6 bánh, tất cả đều cứng hơi. Chú trở về vị trí cũ, vẫn còn nghe tiếng “xì xì”, chú lắng nghe và định được vị trí nơi phát ra tiếng động như “bánh xe trước xì hơi”. Chú nhảy xuống trở lại cúi đầu nhìn vào bên trong gầm xe, tay đấm vào bánh xe để định lượng tình hình. Chú phát hiện không phải vỏ xe xì. Một bà khách mắc bệnh “tiểu đường”, bí quá đã chui vào gầm xe giải quyết bầu tâm sự. Âm thanh phát ra làm chú lơ lầm tưởng bánh xe bị xì, chú tức quá chửi thề “Mẹ ơi! Mẹ! chui vô đó mà xì, người ta la bánh xe xì cũng không nói, nín khe à! làm người ta hết hồn”. Tội nghiệp cho chú lơ phải lo lắng .
Xe qua phà đón khách, một số khách đã bỏ xe vì không thể chờ đợi lâu được. Hành khách chỉ còn một nửa, Có lẽ thấm mệt vì cuộc hành trình có quá nhiều bất trắc, nên đa số lim dim ngủ. Chú lơ vẫn tiếp tục ngồi ôm cần số. Xe chạy tới Đồng Tâm, đang ngon trớn vì đường tốt, bỗng chao tay lái, bác tài giữ chặt vô lăng, cố gắng chạy vào lề. Mọi người bổng tỉnh giấc ngơ ngác hỏi: “Chuyện gì vậy?”. Chú lơ buồn bã trả lời: “Bể bánh xe”. Chiếc xe dừng hẳn, mọi người xuống xe. Vỏ sau xe là loại vỏ đắp, không biết thay bao lâu, nhưng đã mòn hết gai, hết bố, nên bể. Bánh sau xe thường là một cặp, một vỏ bể không đến nỗi nguy hiểm, nhưng phải thay mới chạy được. Cái lo “bánh xe xì” từ bến bắc trở thành sự thật, chú Lơ buồn, uể oải mở thùng đồ nghề lấy dụng cụ ra thay bánh xe. Từ đây về Trung Lương không còn xa lắm. Chúng tôi quyết định bỏ xe, kêu xe ôm vào Mỹ Tho.
Bác tài xe ôm chở chúng tôi lao vút về Trung Lương. Trong đầu tôi ngổn ngang bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu suy tư, không biết phải nói gì với ông bà nhạc gia đây. Tôi không biết phải ứng xử ra sao khi đối diện với họ. Tôi im lặng, lòng nặng trĩu nỗi lo. Chiếc xe ôm thả chúng tôi trước cửa nhà, lấy tiền rồi biến mất. Tôi xách giỏ bước theo người đẹp. Căn nhà xây theo kiến trúc miền Nam, phía trước nhà có mái che và hành lang rộng, những cột nhà đều dán liễng chữ Tàu đỏ, có lẽ những liễng này dán vào tết vừa qua. Tôi bước chân vào nhà, hai chân cứ đá vào nhau. Cái bực thềm làm tôi suýt té, tôi chộp trúng cái khung cửa, tay nắm chặt lấy cửa giữ lại thăng bằng. Trong nhà phòng khách trang trí theo kiểu miền Nam. Giữa là bàn thờ ông bà, một bên là bộ tràng kỷ bằng gỗ trạm trổ thật tinh vi. Một bên là bộ ván “ngựa” dầy bóng láng. Trên tường treo một vài tấm tranh sơn mài, nước sơn ngả màu cho biết bức sơn mai này khá xưa.
Vừa nhìn thấy ông bà Nhạc, tôi khoanh tay cúi đầu chào “Cháu xin chào bác trai, chào bác gái”, không ai nói với tôi một lời, cứ chăm chú nhìn tôi. Tôi mất tự nhiên cúi xuống tự kiểm soát xem mình có bị dính bùn đất gì chăng. Tất cả làm như người xa lạ. Mà xa lạ thật, tôi đâu có họ hàng bà con với ai đâu. Giọng nói của tôi thì lạ hoắc và cứng ngắc. Mấy đứa em nàng lấp ló nhà sau nhỏ to, thỉnh thoảng cười rộ lên. Tôi lúc đó không biết nói gì, cứ đứng như trời trồng. Người đẹp của tôi bỏ tôi “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Nàng kéo bà má ra sau nhà tâm sự. Tôi một tay ôm túi “hành trang”, một tay xách giỏ đựng con gà mái dầu làm quà ra mắt. Thấy tôi đứng lâu quá con gà mái cục cựa kêu lên ầm ĩ. Nghe tiếng gà kêu, người đẹp của tôi mới xuất hiện: “quên, anh đưa gà cho em, ngồi xuống ghế nghỉ đi.” Mừng quá tôi thả người xuống ghế. Rồi tiếp tục ngồi. Mọi người không ai hỏi tôi, tôi cũng không biết nói chuyện với ai. Chừng nửa giờ sau cô em vợ ra gặp tôi “anh Năm ra sau tắm gửa gồi ăng cơm”.
Tôi theo cô em ra sau, cô đưa cho tôi cái khăn mới toanh và chỉ cho tôi phòng tắm.
Nhà tắm nhỏ và gọn, hồ nước được xây giữa nhà tắm và cầu tiêu. Phía trên giá đã treo sẵn sàng một bộ quần áo mới. Tôi múc nước xối lên người. Nước mát lạnh, làm tôi tỉnh lại, quên cái “bực mình” vì bị bắt ngồi tù ngoài phòng khách. Thấy tôi tắm xong bước ra, bà nhạc mẫu lên tiếng “ra ăng cơm luôn Năm”.
Bây giờ tên tôi được gán thêm số thứ tự “Năm T.” vì người đẹp của tôi là người con thứ năm trong gia đình, nên tôi cũng mang danh là Năm ... từ lúc nào không hay.
Bàn ăn chỉ có ông bà nhạc gia và người đẹp của tôi. Mọi người bắt đầu ăn, thì tôi lịch sự rón rén ngồi xuống “con xin phép” cũng không ai trả lời. Thấy tôi ngồi không cầm đũa, người đẹp bên cạnh dục tôi, “ăng đi ăng đi” tôi nâng chén cơm lên “xin mời hai bác” nhạc phụ tôi lúc đó mới lên tiếng “ăn tự nhiên đi coong”. Tôi vẫn không được tự nhiên, muốn ăn một món gì, tôi đều mời hai bác trước rồi mới gắp.
Bà nhạc mẫu thấy tôi xử sự quá lễ phép, bà cầm ngay đĩa thịt gà Rôti lên, rồi dùng đũa sẻ ngay một nửa vào chén của tôi, bà nói “Năm con, ở đây ăn uống không phải mời ai, thấy có gì muốn ăn cứ gắp. Các em tụi nó ăn rồi.” Nói chung các bà mẹ vợ bao giờ cũng quí con rể. Tôi cảm động vì lời dậy chân thành đầu tiên về nhà vợ.
Người đẹp của tôi chỉ vào cái thau rau sống trộn dấm, dầu ăn với thịt, nàng phát biểu một câu xanh dờn: “Ăng đi, ăng đi, móc ở đíc lên ăng, dưới đíc có nhiều thịt lắm đó”.
Úi chao ôi! sao mất vệ sinh thế. Nhưng nàng rất thật tình, có ý muốn nói, thịt nhiều ở dưới đáy thau, bới rau lên sẽ thấy nhiều thịt. Hãy ăn nhiều thịc zô…
Mọi người đều tự nhiên “như dân Hà Nội”. Nhưng tôi vẫn thấy mình lạc lõng, giữa một phong tục khác lạ nhất là hôm nay “tôi đi hỏi vợ”.
Jo. Vĩnh & Tuấn Linh
Thịt kho tộ.
Người đẹp của tôi chỉ vào cái thau rau sống trộn dấm, dầu ăn với thịt, nàng phát biểu một câu xanh dờn: “Ăng đi, ăng đi, móc ở đíc lên ăng, dưới đíc có nhiều thịt lắm đó”.
Úi chao ôi! sao mất vệ sinh thế. Nhưng nàng rất thật tình, có ý muốn nói, thịt nhiều ở dưới đáy thau, bới rau lên sẽ thấy nhiều thịt. Hãy ăn nhiều thịc zô…
Mọi người đều tự nhiên “như dân Hà Nội”. Nhưng tôi vẫn thấy mình lạc lõng, giữa một phong tục khác lạ nhất là hôm nay “tôi đi hỏi vợ”.
Jo. Vĩnh & Tuấn Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét