Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Potential GDP

Ngày Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Potential GDP
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Potential GDP

Xin giới thiệu thêm một phương pháp tính potential GDP. Phương pháp này không phổ biến bằng HPF nhưng có structure tốt hơn (state-space model) và dùng phương pháp ước lượng "oách" hơn (Kalman filter). Những kết quả trình bày dưới đây chỉ có tính tham khảo.

Cụ thể xem trong:  http://www.scribd.com/fullscreen/61649079

Hỏi: Cho em hỏi khi kinh tế rơi vào suy thoái như đầu năm năm 2009 (có thể là vào đầu năm 2012 sắp tới), GDP danh nghĩa thấp hơn GDP tiềm năng, các nhà hoạch định chính sách lại sử dụng chính sách kích thích tổng cầu như đúng như bài bản của Keynes.

Hậu quả của chính sách kích thích tổng cầu là GDP cao hơn GDP tiềm năng và một phần output gap chảy vào thị trường cổ phiếu và bất động sản.

Khi lạm phát xảy ra, các nhà hoạch định chính sách dưới sức ép của dân chúng lại áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm GDP xuống thấp hơn GDP tiềm năng và gây ra tình trạng thất nghiệp.

Em muốn hỏi nếu tính được GDP tiềm năng có thể ước tính được lạm phát trong năm tới không? Em có vẽ đồ thị thì thấy những năm nào GDP cao hơn GDP tiềm năng thì năm sau lạm phát tăng cao, những năm nào GDP thấp thì năm sau lạm phát thấp.


Trả lời: Mình không biết câu trả lời chính xác cho câu hỏi của bạn, nhưng theo sách vở thì đúng như bạn nói, GDP hiện hữu mà cao hơn GDP tiềm năng thì lạm phát tăng, thất nghiệp giảm tạm thời và ngược lại 

Đúng là output gap (=GDP-potential GDP) có quan hệ rất mật thiết với lạm phát như bạn chỉ ra. Nhiều mô hình dự báo lạm phát (của các central banks và cả giới finance) sử dụng mối liên hệ này. Về bản chất đây là một biến dạng của Phillips curve, là một trong những tiền đề của Keynesian economics.

Hỏi: Em vẫn thắc mắc theo lý thuyết nếu output gap = 0 thì lạm phát sẽ ổn định. NHNN Việt Nam có thể tính được potential GDP tiềm năng và điều chỉnh chính sách tiền tệ để out gap = 0 thì lạm phát sẽ giữ ở mức ổn định. Nhưng trên thực tế thì kinh tế vĩ mô của VN vài năm gần đây rất bất ổn.

Trả lời: Potential GDP là một khái niệm lý thuyết nên không bao giờ em biết chính xác output gap là bao nhiêu. Ngay như 2 phương pháp anh giới thiệu ở đây cũng cho kết quả khác nhau. Ngoài ra ngay cả nếu em xác định được potential output chính xác thì actual GDP cũng không thể dự đoán được vì các thể loại external shocks. Rồi ngay cả nếu em xác định được chính xác output gap thì tác động của monetary policy cũng không thể dự báo chính xác được. Bởi vậy mới có Taylor's rule, nghĩa là kết hợp 2 con số output gap (ước lượng) và inflation để đưa ra quyết định lãi suất. Đây là một hình thức "dò đá qua sông" của central bank thôi. Mà chính Taylor's rule cũng có nhiều versions, bản thân Taylor nói một kiểu, Fed một kiểu, rồi chưa kể Krugman, Mankiw cũng có các version khác nhau.

Hỏi: Em nghĩ rằng với khả năng chuyên môn cao, các kinh tế gia của NHNN có thể tính toán được output gap và dự đoán mức độ lạm phát khá chính xác.

Tuy nhiên, bài toán kinh tế trở nên phức tạp vì các nhà kinh tế không sống trong chân không mà sống trong một môi trường cụ thể, bao gồm những người không chấp nhận "giới hạn của sự tăng trưởng".

Một ví dụ điển hình là rất nhiều đại biểu quốc hội luôn muốn tốc độ tăng trưởng năm sau phải cao hơn năm trước, CPI phải thấp hơn tăng trưởng GDP...

Chính những sức ép không kinh tế đó khiến cho NHNN không thể linh hoạt trong việc điều hành.

Khi mọi người đang cảm thấy giàu có hơn vì giá trị các loại tài sản tài chính như bất động sản, chứng khoán tăng cao, tăng trưởng kinh tế tốt hơn, cuộc sống đang rất tốt đẹp, đột nhiên thống đốc NHNN tăng lãi suất vì khi cho rằng có một sự "thịnh vượng bất thường" thì rõ ràng đó là một hành động "tự sát" về mặt chính trị.

Hạ lãi suất luôn luôn dễ dàng hơn tăng lãi suất :).

Trả lời: "các kinh tế gia của NHNN" chắc phải mừng lắm vì được em nhận định như vậy :-)

http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2011/08/potential-gdp-iii.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét