Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Trung Quốc viện trợ Việt Nam trong đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ

Ngày Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Trung Quốc viện trợ Việt Nam trong đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Chủ Nhật, ngày 21/08/2011
LOẠT BÀI VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ
KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

Lưu ý: Tài liệu này để tham khảo cách nhìn của TQ.
Nhiều quan điểm phía Trung Quốc nêu ra trong bài này không đúng,

 

Bài III
Trung Quốc viện trợ Việt Nam trong đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ
(Tác giả Lộc Đức An, Phó Giáo sư thuộc Viện trưởng Viện nghiên cứu Việt Nam, 
Học viện Chủ nghĩa Mác, Đại học Trịnh Châu)


Từ thời kỳ cận đại Trung Quốc và Việt Nam đã từng chung vai sát cánh chống xâm lược của nước ngoài, đặc biệt sau khi thành lập năm 1949, nước Trung Quốc mới đã viện trợ cho Việt Nam khối lượng lớn. Hiện nay, nhiều người dân ở hai nước đều nhớ rõ những năm tháng “vừa là đồng chí vừa là anh em”, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ “sau 50” và “sau 60” ở Việt Nam cũng không quên được chuyện cũ về việc Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2011 trong những ngày nắng nóng của mùa Hạ, một số thanh niên Việt Nam dường như đã xác định người “láng giềng Trung Quốc thân xác to, bụng dạ xấu”. Đây có thể là biểu hiện xốc nổi nhất thời của những người trẻ tuổi, nhưng cũng đồng thời nói lên rằng họ không hiểu một sự thực là Việt Nam đã chống lại các cường quốc xâm lược “thân xác to bụng dạ xấu” dưới sự viện trợ của Trung Quốc, cũng không hiểu người “láng giềng Trung Quốc” đã phát huy vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam như thế nào. Sự khiếm khuyết trong giáo dục lịch sử đã khiến những người này thiếu sự hiểu biết. Chúng ta có thể cùng nhớ lại những năm tháng khói lửa chiến tranh này.

1/ Trung Quốc viện trợ Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp
Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, lập nên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc. Ở miền Nam, quân đội Pháp trở lại với sự trợ giúp của Anh, xây dựng chính quyền bù nhìn, một năm sau tiến công miền Bắc, nổ ra “cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất”. Chính trong thời kỳ này, nước Trung Quốc mới đã được thành lập, và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, trở thành nước đầu tiên trên thế giới công nhận Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự kiện này đã tác động đến Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu sau đó công nhận Việt Nam, từ đó Việt Nam có được sự ủng hộ và cổ vũ rất lớn về chính trị. Theo thỉnh cầu của phía Việt Nam, Trung Quốc đã ra sức ủng hộ cuộc chiến tranh chống Pháp. Tháng 8 năm 1950, trước sự giúp đỡ của phái đoàn cố vấn Trung Quốc đứng đầu là tướng Trần Canh, quân đội Việt Nam đã mở “Chiến dịch Biên giới”, thông biên giới Trung-Việt, Trung Quốc trở thành hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định năm 1954, đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đã tham gia vạch kế hoạch và quyết sách trong tác chiến, góp phần rất lớn trong chiến dịch này cũng như thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh chống Pháp của Việt Nam. Trong thời gian từ năm 1950 – 1954, Trung Quốc tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng hết sức viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam. Tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, đoàn đại biểu Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu đã ra sức dàn xếp, thúc đẩy đi đến Hiệp định đình chiến, hoà bình ở bán đảo Đông Dương được thực hiện.
2/ Viện trợ Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước
Sau hội nghị Giơnevơ, Chính phủ Eisenhower của Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự cho miền Nam Việt Nam hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng ở miền Nam, tiến thêm một bước trong ý đồ “ăn thịt” Bắc Việt Nam. Trung Quốc đã ủng hộ miền Bắc Việt Nam chống Mỹ can thiệp. Tháng 12 năm 1954 Chính phủ hai nước Trung-Việt ký Nghị định thư về việc Trung Quốc viện trợ Việt Nam sửa chữa đường sắt, khôi phục ngành bưu chính viễn thông, sửa chữa khôi phục vận tải đường bộ và đường thuỷ, thuỷ lợi… Năm 1955 Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc, thỉnh cầu Trung Quốc viện trợ xây dựng các công trình về khai thác than, xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy dệt, nhà máy điện, Chính phủ Trung Quốc lập tức cử người đến Việt Nam, đồng thời viện trợ cho Việt Nam 800 triệu nhân dân tệ. Trong văn kiện kèm theo của “Nghị định thư giữa Trung Quốc và Việt Nam về việc Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam năm 1955”, Trung Quốc đã cung cấp khối lượng lớn vật dụng trong đời sống và sản xuất như lương thực cho Việt Nam. Tháng 2/1959 tại Bắc Kinh Trung Quốc và Việt Nam ký 7 hiệp định, trong đó có “Hiệp định về việc Chính phủ Trung Quốc viện trợ kinh tế kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam”, theo đó Trung Quốc đã cung cấp các khoản viện trợ kinh tế, kỹ thuật cho Việt Nam, đồng thời viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 100 triệu nhân dân tệ.
Năm 1961, Kennedy mở rộng “chiến tranh đặc biệt” tại Việt Nam, cách mạng Việt Nam đứng trước khó khăn to lớn, Trung Quốc triển khai viện trợ toàn diện cho Việt Nam. Từ năm 1961 – 1963, Chính phủ và các giới trong xã hội Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố, lên án Mỹ can thiệp Việt Nam và chế độ thống trị đen tối của Ngô Đình Diệm tại Việt Nam. Ngày 29 tháng 8 năm 1963, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã ra “Tuyên bố phản đối tập đoàn Mỹ-Diệm xâm lược miền Nam Việt Nam và thảm sát nhân dân miền Nam Việt Nam”, lên tiếng viện trợ cho nhân dân Việt Nam. Tháng 3 năm 1963, La Thuỵ Khanh dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc đi thăm Việt Nam, cùng với nhà lãnh đạo Việt Nam nghiên cứu kế hoạch hợp tác hai nước Trung-Việt khi kẻ thù tiến công miền Bắc Việt Nam. Tháng 5, Lưu Thiếu Kỳ đi thăm Việt Nam, bày tỏ với Hồ Chí Minh nếu xảy ra chiến tranh, họ có thể coi Trung Quốc là hậu phương. Tháng 1 năm 1961 Trung Quốc và Việt Nam ký Hiệp định về việc Trung Quốc cho Việt Nam vay vốn lâu dài và cung cấp thiết bị đồng bộ cho Việt Nam, đồng thời ký các văn kiện như Nghị định thư về việc hai nước Trung-Việt cung cấp hàng hoá cho nhau năm 1961…, Trung Quốc còn cho Việt Nam vay lâu dài khoảng 150 triệu rúp. Mùa Hè năm 1962, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh xin viện trợ, Trung Quốc lập tức quyết định cung cấp cho Việt Nam số lượng súng có thể trang bị cho 230 tiểu đoàn bộ binh. Cùng với sự phát triển của cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam, số lượng viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng mỗi ngày một nhiều.
Sau khi Johnson lên nắm quyền, ý đồ can thiệp Việt Nam leo thang lên đến “chiến tranh cục bộ”, nghĩa là đưa lực lượng tác chiến mặt đất đến miền Nam Việt Nam. Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng dân tộc nghiêm trọng nhất, Trung Quốc đã làm tốt công tác chuẩn bị đối đầu quyết chiến toàn diện với Mỹ. Nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông đề xuất: Nếu người Mỹ đến đánh, khi cần thiết Trung Quốc có thể gửi chí nguyện quân. Chính phủ Trung Quốc trịnh trọng tuyên bố: “Mỹ xâm phạm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là xâm phạm Trung Quốc, người Trung Quốc quyết không ngồi nhìn”. Ngày 29/3/1965, Chu Ân Lai tuyên bố tại Anbani: “Nhân dân Trung Quốc kiên quyết chi viện tất cả vật chất cần thiết cho nhân dân Việt Nam, bao gồm vũ khí và mọi công cụ tác chiến. Chúng tôi còn chuẩn bị cử người của mình sang cùng chiến đấu với nhân dân Việt Nam khi nào nhân dân Việt Nam yêu cầu”. Ngày 2/4, Thủ tướng Chu Ân Lai thông qua Pakixtan chuyển đến nước Mỹ lập trường của Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề Việt Nam, cảnh báo Mỹ: Nếu Mỹ xâm phạm Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không hề do dự đứng lên chiến đấu đến cùng. Mỹ có tiến vào cũng không thể rút ra được. Ngày 20/5/1970, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam ở vào thời kỳ gian khổ nhất, Mao Trạch Đông ra “Tuyên bố 20/5” với nội dung “Nhân dân toàn thế giới đoàn kết lại, đánh bại quân xâm lược Mỹ và tất cả tay sai của chúng”, tuyên bố nghiêm khắc “nhân dân Trung Quốc kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương và nhân dân các nước trên thế giới chống Đế quốc Mỹ và tay sai của chúng”.
Từ tháng 10/1965 đến tháng 3/1968, Trung Quốc đã cử sang Việt Nam tổng cộng hơn 230 nghìn người gồm bộ đội phòng không, đường sắt, và đảm bảo hậu cần, năm nhiều nhất lên đến hơn 170 nghìn người. Trong khi đưa bộ đội chi viện Việt Nam vào tác chiến ở miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc cũng đồng thời tiếp tục viện trợ vất chất với khối lượng lớn cho Việt Nam. Trung Quốc còn đảm đương nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá vật chất do Liên Xô và các nước Đông Âu viện trợ đến Việt Nam, dù trong điều kiện quan hệ Trung – Xô đỗ vỡ, vẫn vận chuyển kịp thời và an toàn hàng hoá vật chất do Liên Xô và các nước viện trợ đến Việt Nam theo yêu cầu của cuộc chiến tranh cứu nước của Việt Nam mà không thu bất cứ khoản chi phí nào.
3/ Vai trò viện trợ của Trung Quốc đối với độc lập và thống nhất của Việt Nam
Việt Nam là một trong các nước mà Trung Quốc viện trợ trong thời gian dài nhất và số lượng lớn nhất. Từ năm 1950 đến giữa những năm 1970 thế kỷ 20 khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, Trung Quốc đã liên tục viện trợ và ủng hộ Việt Nam, tổng giá trị viện trợ vượt quá 20 tỉ USD, tuyệt đại đa số là viện trợ không hoàn lại. Viện trợ của Trung Quốc đã làm tăng sức mạnh quân sự và khả năng tác chiến của Việt Nam, tạo khả năng răn đe đối với Pháp và Mỹ, đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam. Đối với viện trợ của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nhiều lần đánh giá cao.
Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã cải thiện kiều kiện tác chiến của quân đội Việt Nam, nâng cao sức mạnh quân sự của Việt Nam. Pháp và Mỹ là các nước tư bản phát triển, Việt Nam là nước thuộc địa cũ yếu nhược, lại bị Nhật Bản chiếm đóng nhiều năm, chênh lệch về trang bị quân sự giữa hai bên như thế cũng đủ biết. Ở thời kỳ đầu trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, viện trợ của Liên Xô đối với Việt Nam không thật tích cực, Trung Quốc vừa mới thành lập nước tuy không giàu có nhưng đã ủng hộ Việt Nam không chỉ nhiều về số lượng mà chất lượng cũng tốt, một số loại trang bị vũ khí do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tự Trung Quốc còn chưa trang bị nhưng đã ưu tiên phần lớn cung cấp cho Việt Nam để đảm bảo theo yêu cầu cấp thiết của Việt Nam. Trung Quốc thậm chí còn cắt bớt bộ đội tại ngũ của mình gửi sang Việt Nam. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trung Quốc đều cử nhân viên quân sự trực tiếp tham gia chiến đấu. Từ phái đoàn cố vấn quân sự trong chiến tranh chống Pháp cho đến 230 nghìn bộ đội công binh, cao xạ pháo…, quân nhân Trung Quốc đã vào trận cùng với Việt Nam đối đầu trực diện với Mỹ, có hơn 4.000 sĩ quan chiến sĩ đã hiến dâng sinh mệnh của mình, trong đó có hơn 1.000 liệt sĩ hiện vẫn nằm lại ở 57 nghĩa trang của Việt Nam. Họ đã dùng máu và mồ hôi của mình đúc nên những tấm bia bất hủ cho công cuộc giải phóng, giành độc lập của dân tộc Việt Nam bằng khí phách gan dạ.
Về vấn đề viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam tạo tác dụng răn đe đối với Pháp và Mỹ, trong khi tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp tại Việt Nam, cuộc chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên cũng đồng thời diễn ra quyết liệt, chí nguyện quân nhân dân Trung Quốc chiến đấu anh dũng ở Triều Tiên cũng kiềm chế quân Mỹ, làm cho chúng không thể viện trợ cho hành động quân sự của Pháp tại Việt Nma. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Pháp bị quân đội Việt Nam bao vây, phải cầu cứu quân Anh, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết, cho phép Chính phủ Mỹ can thiệp trong điều kiện có thêm nước Anh và nhiều nước khác cùng tham gia, Anh quốc lo ngại can thiệp quá nhêìu sẽ khiến Trung Quốc tham chiến, gây tổn hại đến lợi ích của họ tại Hồng Công và Đông Nam Á nên đã từ chối đưa quân, khiến cho hành động chung bị huỷ bỏ. Nếu không có ảnh hưởng tâm lý của Trung Quốc đối với các nước lớn như Anh và Mỹ thì hai nước Anh-Mỹ có khả năng sẽ viện trợ cho Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nếu vậy thì kết quả chiến dịch có thể sẽ thay đổi. Ngoài ra, chính biểu hiện của Trung Quốc tại chiến trường Triều Tiên và những cố gắng viện trợ, ủng hộ toàn diện của Trung Quốc đối với Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự, phủ bóng đen trong tâm lý của các nhà quyết sách Mỹ nên nước Mỹ đã không dám dễ dàng trong tâm lý của các nhà quyết sách Mỹ nên nước Mỹ đã không dám dễ dàng chuyển lửa ra miền Bắc Việt Nam, cũng như không dám vượt qua vĩ tuyến 17 để đi vào vùng biển dày đặc thuỷ lôi, dù chỉ là một bước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét