Ngày Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Đổi đời: đàn ông hết thời?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
“Trọng nam khinh nữ” là một tư tưởng đề cao nam giới hơn phụ nữ. Đây từng là một hệ thống tư tưởng tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến. Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ được công nhận nhưng hệ thống tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ở một số nước, đặc biệt là gắn liền với các tư tưởng tôn giáo. Ở những vùng khác, nhiều người vẫn còn mang tư tưởng này với nhiều cấp độ khác nhau. Trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến tại một số nước phương Đông, như Trung Quốc, Việt Nam, được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau: sinh con trai quý hơn sinh con gái; quyền hành của anh trai trưởng trong gia đình rất lớn (quyền huynh thế phụ); quyền thừa kế gia sản của cha mẹ dành cho con trai; việc truyền nghề tại các làng nghề thường không truyền cho con dâu hay con gái; người con trai được học hành để thi cử, tiến thân bằng theo con đường quan lộ nhưng người phụ nữ thì chỉ quanh quẩn với việc nhà v.v.Nhưng trong xã hội của thế kỷ 21 ở các nước tây phương, thì tư tưởng này đã quá lỗi thời. Trong một thập niên qua, xã hội đã thấy sự tiến bộ vượt bậc của phụ nữ trong lãnh vực lao động, kinh doanh, giáo dục, và chính trị. Đặc biệt là từ lúc có dấu hiệu suy thoái kinh tế ở Mỹ thì thống kê cho thấy lần đầu tiên phụ nữ chiếm dân số lao động nhiều hơn đàn ông. Nam giới thường làm việc trong các ngành sản xuất, xây dựng, và các ngành này lại bị tụt dốc thê thảm trong những năm vừa qua cho nên tỷ lệ thất nghiệp của đàn ông cao hơn phụ nữ. Đàn ông chiếm hết 2/3 trong số 11 triệu công việc bị mất. Trong khi các ngành việc dành cho phụ nữ như giáo dục và y tế thì không bị ảnh hưởng nhiều. Trong 15 loại công việc tăng trưởng nhất trong toàn quốc thì phụ nữ chiếm đa số thành phần công nhân trong 13 ngành; hiện nay phụ nữ chiếm 60% tổng số công nhân trong thị trường lao động. Công việc làm ở thế kỷ 21 không còn đòi hỏi nhiều đến lao động tay chân mà cần có khả năng giao tiếp, tổ chức, và quản lý; đối với những lãnh vực này thì phụ nữ có khiếu hơn đàn ông. Ở trong nhiều gia hộ, đồng lương của phụ nữ đã trở thành đồng lương nuôi gia đình (breadwinner). Sự thăng tiến của phụ nữ về phương diện lao động và giáo dục là một biến chuyển đáng kể đối với kinh tế và văn hóa của một nước luôn dành ưu thế cho đàn ông.
Xu hướng này đã khiến tạp chí Time Magazine đặt tên cho nền kinh tế mới là “She-conomy” (Kinh tế của Phụ Nữ) và tạp chí Atlantic thì còn phủ phàng tuyên bố, “The End of Men” (Đàn ông hết thời). Phụ nữ không những chiếm đa số trong thành phần lao động mà luôn cả thành phần tốt nghiệp đại học. Theo bản phúc trình của Cục Kiểm Kê Dân Số công bố năm 2009, thì tỷ lệ đàn ông tốt nghiệp đại học thấp hơn phụ nữ đến 25% và bản phúc trình về trình độ giáo dục năm 2010 cho thấy phụ nữ tốt nghiệp bằng cử nhân nhiều hơn đàn ông và cũng theo đuổi bằng cấp cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ. Ngay cả ở cấp tiểu học và trung học, con gái thích đọc sách nhiều hơn con trai. Nhờ vậy nên những kỹ năng như viết lách, liên lạc, và giao tiếp ở phụ nữ cao hơn đàn ông. Phụ nữ Mỹ trung bình đọc 9 quyển sách trong một năm trong khi đàn ông chỉ đọc 5. Sự thăng tiến của phụ nữ về lao động và giáo dục là một biến chuyển đáng kể đối với kinh tế và văn hóa của một nước luôn dành ưu thế cho đàn ông.
Danh sách xếp hạng 500 công ty lớn nhất của Mỹ (Fortune 500) trong năm 2012 cho thấy con số kỷ lục, 19 công ty có phụ nữ làm tổng giám đốc điều hành (CEO). Trong danh sách này có Meg Whitman, CEO, của công ty sản xuất máy vi tính Hewlett Packard (HP), trước đó bà đã từng là giám đốc ở công ty Walt Disney, tiếp theo là CEO của Ebay, và cũng từng ứng cử thống đốc California; Ginny Rometty của IBM; Indra Nooyi của công ty sản xuất nước ngọt Pepsico; Irene Rosenfeld lãnh đạo công ty thực phẩm Kraft Foods; và Ursual Burns của công ty Xerox. Điều đáng kể là những CEO phụ nữ này lãnh tiền lương 13% cao hơn một người đàn ông giữ chức vụ tương tự. Ngoài ra phụ nữ còn đảm nhận tổng số 51.4% vai trò điều hành hoặc quản lý ở các công ty cỡ trung hoặc nhỏ, có nghĩa là thời buổi nay đàn ông làm việc dưới xếp phụ nữ hơn lúc trước.
Xu hướng “âm thịnh, dương suy” này còn được thấy ở Thế Vận Hội 2012 vừa qua; lần đầu tiên số lượng vận động viên nữ của Mỹ tham dự nhiều hơn đàn ông (269-261). Phụ nữ thắng tổng cộng 58 huy chương so với 45 cho đàn ông; trong số đó phụ nữ chiếm được 29 huy chương vàng trong khi đàn ông chỉ có 15. Lần đầu tiên trong Thế Vận Hội này phụ nữ thi quyền Anh (boxing) và còn có một phụ nữ mang thai dự thi. Ở nhiều mặt khác, phụ nữ có ưu thế hơn đàn ông, như là tuổi thọ, một số bệnh tật (bệnh tim, nghẽn phổi do hút thuốc, bệnh gan do uống rượu), sức khỏe tâm lý và tinh thần. Phụ nữ có thể bộc lộ và bày tỏ cảm xúc dễ dàng hơn nên tâm lý và tinh thần của họ ổn định và cân bằng hơn đàn ông. Đàn ông thường hay đè nén cảm xúc cho nên tỷ lệ tự tử nơi đàn ông cao hơn phụ nữ, đồng thời 90% số lượng tù nhân phạm pháp bị bắt giam là đàn ông. Những thay đổi này không chỉ xảy ra ở Mỹ mà trên khắp thế giới. Trên thế giới phụ nữ còn là nguyên thủ của 20 quốc gia. Ở Ấn Độ, phụ nữ học tiếng Anh nhanh hơn đàn ông để đáp ứng nhu cầu thuê tuyển nhân viên biết nói tiếng Anh. Ở Trung Quốc, phụ nữ sở hữu trên 40% doanh nghiệp tư nhân.
Nguyên nhân của xu hướng “âm thịnh dương suy” này là khả năng thích nghi của phụ nữ đối với thời thế. Phong trào nam nữ bình đẳng đã gia tăng nghị lực và tự tin của phụ nữ khiến họ làm những điều mà trước đây không hề làm như trở thành các bà mẹ độc thân nuôi con (single mom), đi làm khi đã lập gia đình, và tiếp tục đi làm khi sanh con hoặc có con nhỏ. Đàn bà đã “lấn” vào các ngành nghề trước đây là lãnh vực của đàn ông như kế toán, ngân hàng, tài chánh, kiến trúc, kỹ thuật thông tin, và thậm chí còn gia nhập quân đội nhiều hơn trước. Cũng vì thế nên đàn ông buộc phải “dấn thân” vào những ngành nghề theo truyền thống dành cho phụ nữ như y tá, giáo viên, chạy bàn, phục vụ viên, tiếp tân, thư ký, giữ trẻ, chăm sóc người già.
Điều không thể phủ nhận là bề mặt của xã hội ngày nay đã thay đổi vai trò nam nữ và dập tan tư tưởng phong kiến về phụ nữ. Vì hoàn cảnh kinh tế hoặc thất nghiệp, vai trò nam nữ trong gia đình ngày nay cũng thay đổi: vợ đi làm nuôi gia đình, chồng ở nhà nuôi con. Thống kê của Cục Kiểm Kê Dân số cho thấy tỷ lệ đàn ông thuộc thành phần ở nhà nuôi con (stay at home father) trong khi vợ đi làm đã tăng gấp đôi lên đến 32% trong thập niên qua. Điều này cho thấy cấu trúc của nền tảng gia đình cũng biến dạng. Ngày nay các gia đình Mỹ thích sanh con gái hơn là trai. Xưa nay theo truyền thống phụ nữ trước khi kết hôn thường chọn lựa tấm chồng có công việc làm vững chắc để nuôi gia đình, nhưng ngày nay thì chồng còn phải là người đàn ông đảm đang có thể phụ làm công việc nhà, dọn dẹp, giặt đồ, nấu ăn, v.v... (D.Q)
Xu hướng này đã khiến tạp chí Time Magazine đặt tên cho nền kinh tế mới là “She-conomy” (Kinh tế của Phụ Nữ) và tạp chí Atlantic thì còn phủ phàng tuyên bố, “The End of Men” (Đàn ông hết thời). Phụ nữ không những chiếm đa số trong thành phần lao động mà luôn cả thành phần tốt nghiệp đại học. Theo bản phúc trình của Cục Kiểm Kê Dân Số công bố năm 2009, thì tỷ lệ đàn ông tốt nghiệp đại học thấp hơn phụ nữ đến 25% và bản phúc trình về trình độ giáo dục năm 2010 cho thấy phụ nữ tốt nghiệp bằng cử nhân nhiều hơn đàn ông và cũng theo đuổi bằng cấp cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ. Ngay cả ở cấp tiểu học và trung học, con gái thích đọc sách nhiều hơn con trai. Nhờ vậy nên những kỹ năng như viết lách, liên lạc, và giao tiếp ở phụ nữ cao hơn đàn ông. Phụ nữ Mỹ trung bình đọc 9 quyển sách trong một năm trong khi đàn ông chỉ đọc 5. Sự thăng tiến của phụ nữ về lao động và giáo dục là một biến chuyển đáng kể đối với kinh tế và văn hóa của một nước luôn dành ưu thế cho đàn ông.
Danh sách xếp hạng 500 công ty lớn nhất của Mỹ (Fortune 500) trong năm 2012 cho thấy con số kỷ lục, 19 công ty có phụ nữ làm tổng giám đốc điều hành (CEO). Trong danh sách này có Meg Whitman, CEO, của công ty sản xuất máy vi tính Hewlett Packard (HP), trước đó bà đã từng là giám đốc ở công ty Walt Disney, tiếp theo là CEO của Ebay, và cũng từng ứng cử thống đốc California; Ginny Rometty của IBM; Indra Nooyi của công ty sản xuất nước ngọt Pepsico; Irene Rosenfeld lãnh đạo công ty thực phẩm Kraft Foods; và Ursual Burns của công ty Xerox. Điều đáng kể là những CEO phụ nữ này lãnh tiền lương 13% cao hơn một người đàn ông giữ chức vụ tương tự. Ngoài ra phụ nữ còn đảm nhận tổng số 51.4% vai trò điều hành hoặc quản lý ở các công ty cỡ trung hoặc nhỏ, có nghĩa là thời buổi nay đàn ông làm việc dưới xếp phụ nữ hơn lúc trước.
Xu hướng “âm thịnh, dương suy” này còn được thấy ở Thế Vận Hội 2012 vừa qua; lần đầu tiên số lượng vận động viên nữ của Mỹ tham dự nhiều hơn đàn ông (269-261). Phụ nữ thắng tổng cộng 58 huy chương so với 45 cho đàn ông; trong số đó phụ nữ chiếm được 29 huy chương vàng trong khi đàn ông chỉ có 15. Lần đầu tiên trong Thế Vận Hội này phụ nữ thi quyền Anh (boxing) và còn có một phụ nữ mang thai dự thi. Ở nhiều mặt khác, phụ nữ có ưu thế hơn đàn ông, như là tuổi thọ, một số bệnh tật (bệnh tim, nghẽn phổi do hút thuốc, bệnh gan do uống rượu), sức khỏe tâm lý và tinh thần. Phụ nữ có thể bộc lộ và bày tỏ cảm xúc dễ dàng hơn nên tâm lý và tinh thần của họ ổn định và cân bằng hơn đàn ông. Đàn ông thường hay đè nén cảm xúc cho nên tỷ lệ tự tử nơi đàn ông cao hơn phụ nữ, đồng thời 90% số lượng tù nhân phạm pháp bị bắt giam là đàn ông. Những thay đổi này không chỉ xảy ra ở Mỹ mà trên khắp thế giới. Trên thế giới phụ nữ còn là nguyên thủ của 20 quốc gia. Ở Ấn Độ, phụ nữ học tiếng Anh nhanh hơn đàn ông để đáp ứng nhu cầu thuê tuyển nhân viên biết nói tiếng Anh. Ở Trung Quốc, phụ nữ sở hữu trên 40% doanh nghiệp tư nhân.
Nguyên nhân của xu hướng “âm thịnh dương suy” này là khả năng thích nghi của phụ nữ đối với thời thế. Phong trào nam nữ bình đẳng đã gia tăng nghị lực và tự tin của phụ nữ khiến họ làm những điều mà trước đây không hề làm như trở thành các bà mẹ độc thân nuôi con (single mom), đi làm khi đã lập gia đình, và tiếp tục đi làm khi sanh con hoặc có con nhỏ. Đàn bà đã “lấn” vào các ngành nghề trước đây là lãnh vực của đàn ông như kế toán, ngân hàng, tài chánh, kiến trúc, kỹ thuật thông tin, và thậm chí còn gia nhập quân đội nhiều hơn trước. Cũng vì thế nên đàn ông buộc phải “dấn thân” vào những ngành nghề theo truyền thống dành cho phụ nữ như y tá, giáo viên, chạy bàn, phục vụ viên, tiếp tân, thư ký, giữ trẻ, chăm sóc người già.
Điều không thể phủ nhận là bề mặt của xã hội ngày nay đã thay đổi vai trò nam nữ và dập tan tư tưởng phong kiến về phụ nữ. Vì hoàn cảnh kinh tế hoặc thất nghiệp, vai trò nam nữ trong gia đình ngày nay cũng thay đổi: vợ đi làm nuôi gia đình, chồng ở nhà nuôi con. Thống kê của Cục Kiểm Kê Dân số cho thấy tỷ lệ đàn ông thuộc thành phần ở nhà nuôi con (stay at home father) trong khi vợ đi làm đã tăng gấp đôi lên đến 32% trong thập niên qua. Điều này cho thấy cấu trúc của nền tảng gia đình cũng biến dạng. Ngày nay các gia đình Mỹ thích sanh con gái hơn là trai. Xưa nay theo truyền thống phụ nữ trước khi kết hôn thường chọn lựa tấm chồng có công việc làm vững chắc để nuôi gia đình, nhưng ngày nay thì chồng còn phải là người đàn ông đảm đang có thể phụ làm công việc nhà, dọn dẹp, giặt đồ, nấu ăn, v.v... (D.Q)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét