Ngày Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tiền anh, tiền em, hay tiền chúng mình?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Tiền không thể mua được tình yêu nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân chính gây xích mích giữa các cặp đôi. Thế hệ trước đây một khi thành hôn thì không những kết hợp tình mà luôn cả tiền, đôi lứa cùng góp sức, công chồng của vợ nhưng thế hệ trẻ ngày nay vốn có tính độc lập và tư tưởng cấp tiến cho nên điều này không còn là hiển nhiên nữa. Thực tế cho thấy là phụ nữ ngày nay đi làm nhiều hơn xưa và trong nhiều trường hợp còn là người gánh vác tài chánh trong gia đình nhất là thời buổi nay khi nạn thất nghiệp vẫn còn cao đối với nam giới. Một cuộc nghiên cứu cho thấy thời nay 38% cặp vợ chồng mở riêng trương mục ngân hàng cho mỗi người chứ không để tiền chung như truyền thống. Hiện tượng này thịnh hành ở những cặp vợ chồng kết hôn vào lứa tuổi trung niên từ 35 tuổi trở lên, hoặc những nguời tái hôn sau khi ly dị. Xu hướng này có thể được giải thích vì ngày nay nam nữ kết hôn trễ hơn, sau khi gây dựng sự nghiệp, và một khi đến với nhau thì họ đã có sẵn một ít tài sản hoặc nợ nần. Thống kê cho thấy một người trung bình mắc nợ $16, 860, vì thế cho nên nhiều người không muốn góp chung tiền vào một trương mục ngân hàng mà vẫn muốn tiền ai nấy giữ. Vào thời buổi này, một đồng lương đôi khi không đủ để nuôi gia đình mà cần đến vợ chồng đều đi làm. Việc giữ tiền riêng thể hiện cho tính cách độc lập của đôi bên để chứng tỏ là không ai lệ thuộc vào đồng tiền của người kia cũng như tôn trọng quyền riêng tư của đối phương.Theo các chuyên gia tư vấn về hôn nhân thì vấn đề tài chánh là một trong những mối bất đồng chính giữa vợ chồng, nhất là trong việc chi tiêu, dành dụm, và làm ăn. Vợ chồng dành dụm tiền vào chung một trương mục là một dấu hiệu của sự gắn bó và tin tưởng lẫn nhau. Nhưng khi vợ chồng có ngân quỹ chung thì phải có một người quản lý và đôi khi người kia không hề hay biết chính xác tiền bạc trong trương mục là bao nhiêu, chỉ biết đến ngày tháng thì vợ phát tiền tiêu vặt cho chồng, hoặc chồng phát tiền chợ cho vợ. Đôi khi xảy ra những chi tiêu ngoài khoản tiền lương như xã giao, giải trí, giúp đỡ gia đình, bạn bè, mà rất ngại khi phải giải thích với đối phương. Vì thế giữa cặp vợ chồng mới phát sinh ra tình huống lập “quỹ đen” rồi đến khi bị phát hiện thì lại gây ra sự nghi ngờ và nguy cơ đổ vỡ tình cảm. Trường hợp này cho thấy vợ chồng xài tiền chung nhưng vẫn còn có ý giấu giếm nhau, trong khi vợ chồng giữ tiền riêng thì lại thẳng thắng và công khai. Vợ chồng nên để riêng một số tiền để thỏa mãn những nhu cầu hoặc sở thích riêng của mình, ví dụ vợ thích mua sắm, chồng thích đánh golf. Ngoài ra vợ chồng giữ tiền riêng còn thuận lợi khi muốn biếu tặng quà cho cha mẹ, anh chị em, hoặc khi muốn chuẩn bị một điều bất ngờ tốt đẹp nào đó dành cho đối phương mà chưa tiện nói ra.
Nếu vợ chồng có khái niệm khác nhau về tiền thì nên để tiền riêng vì có thể tạo ra sự bất hòa. Ví dụ như chồng có tính tiết kiệm, còn vợ thì thích xài “xả láng”. Còn nữa nhiều ông chồng lại cằn nhằn vì thấy vợ hay đi mua sắm hoặc vợ cằn nhằn vì chồng hay nhậu nhẹt, do đó một trong hai người sẽ tức giận khi nhìn thấy những tiêu pha cho là không cần thiết. Trong khi các chuyên gia tài chánh lại khuyên bảo vợ chồng muốn giữ tiền riêng dành cho những chi tiêu lặt vặt hàng ngày thì không sao, nhưng cũng nên có một trương mục chung dành cho những chi tiêu trong gia đình ví dụ như tiền nhà, tiền điện nước, tiền đi chợ, v..v.. Theo các cố vấn tài chánh thì vợ chồng nên ngồi xuống và liệt kê tất cả chi tiêu cố định hàng tháng rồi theo đó mỗi người góp 50% vào một trương mục chung để trả những chi tiêu này. Ngoài những chi tiêu hàng tháng, đôi bên cũng nên đóng góp tiền cho những chi tiêu dự định như tiền thuế nhà trả hàng năm, sửa chữa nhà, hoặc đi du lịch.
Chính sách tiền ai người đó giữ thích hợp với những cặp vợ chồng có thu nhập tương đương với nhau và không quá chênh lệch. Còn nếu như một người có thu nhập nhiều hơn người kia thì sao? Các chuyên gia cũng đưa ra giải pháp đối vớ tình trạng này như sau. Nếu đồng lương của một người mang về là 2/3 của tổng số lợi tức gia đình thì người đó nên đóng góp 2/3 tiền lương vào quỹ chung của gia đình. Hoặc một phương pháp nữa là cả hai đều bỏ hết tiền lương vào một trương mục chung rồi sau đó mỗi người đều rút một số tiền tiêu vặt theo quy định. Việc mở trương mục riêng là một hình thức đề phòng tốt nếu một trong hai người làm việc trong ngành nghề có khả năng bị thưa kiện. Khi vợ chồng chia tiền bạc và lỡ có bị thưa kiện thì không sợ phải mất hết tiền của gia đình. Cho dù cả hai người đều đồng thuận thống nhất tài chánh đi nữa thì trong một số trường hợp sau đây cũng nên cân nhắc lại việc mở trương mục riêng.
Nếu vợ chồng có khái niệm khác nhau về tiền thì nên để tiền riêng vì có thể tạo ra sự bất hòa. Ví dụ như chồng có tính tiết kiệm, còn vợ thì thích xài “xả láng”. Còn nữa nhiều ông chồng lại cằn nhằn vì thấy vợ hay đi mua sắm hoặc vợ cằn nhằn vì chồng hay nhậu nhẹt, do đó một trong hai người sẽ tức giận khi nhìn thấy những tiêu pha cho là không cần thiết. Trong khi các chuyên gia tài chánh lại khuyên bảo vợ chồng muốn giữ tiền riêng dành cho những chi tiêu lặt vặt hàng ngày thì không sao, nhưng cũng nên có một trương mục chung dành cho những chi tiêu trong gia đình ví dụ như tiền nhà, tiền điện nước, tiền đi chợ, v..v.. Theo các cố vấn tài chánh thì vợ chồng nên ngồi xuống và liệt kê tất cả chi tiêu cố định hàng tháng rồi theo đó mỗi người góp 50% vào một trương mục chung để trả những chi tiêu này. Ngoài những chi tiêu hàng tháng, đôi bên cũng nên đóng góp tiền cho những chi tiêu dự định như tiền thuế nhà trả hàng năm, sửa chữa nhà, hoặc đi du lịch.
Chính sách tiền ai người đó giữ thích hợp với những cặp vợ chồng có thu nhập tương đương với nhau và không quá chênh lệch. Còn nếu như một người có thu nhập nhiều hơn người kia thì sao? Các chuyên gia cũng đưa ra giải pháp đối vớ tình trạng này như sau. Nếu đồng lương của một người mang về là 2/3 của tổng số lợi tức gia đình thì người đó nên đóng góp 2/3 tiền lương vào quỹ chung của gia đình. Hoặc một phương pháp nữa là cả hai đều bỏ hết tiền lương vào một trương mục chung rồi sau đó mỗi người đều rút một số tiền tiêu vặt theo quy định. Việc mở trương mục riêng là một hình thức đề phòng tốt nếu một trong hai người làm việc trong ngành nghề có khả năng bị thưa kiện. Khi vợ chồng chia tiền bạc và lỡ có bị thưa kiện thì không sợ phải mất hết tiền của gia đình. Cho dù cả hai người đều đồng thuận thống nhất tài chánh đi nữa thì trong một số trường hợp sau đây cũng nên cân nhắc lại việc mở trương mục riêng.
- Nếu một người phải trả tiền cấp dưỡng cho con cái hoặc người phối ngẫu. Trong trường hợp này người cấp dưỡng tiền nên có một trương mục riêng dành cho việc này và không dính dáng đến tài chánh chung của vợ chồng hiện tại.
- Nếu một người có tín điểm xấu hoặc thiếu nhiều nợ. Nếu một trong hai người có tiểu sử tài chánh không tốt như đã từng phá sản, bị siết nhà, kéo xe, thiếu nợ tiền học (student loans) thì người đó nên dành trương mục riêng để trả những khoản nợ của mình. Một người có tín điểm xấu (bad credit score) sẽ ảnh hưởng đến khả năng xin thẻ tín dụng chung, vay tiền mua nhà, hoặc mua xe.
- Nếu một người đã thừa kế một gia tài. Gia tài thừa kế là của ông bà hoặc cha mẹ để lại cho con cái, tiền này nên được giữ riêng nhưng người thừa kế có thể trích một khoản tiền để đóng vào quỹ chi tiêu chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét