Ngày Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (2) Kỹ thuật sử dụng Eviews trong kinh tế lượng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Làm việc với workfile trong eviews
Tôi sẽ gửi các bạn workfile qua email. Dưới đây là các bước nên biết để sử dụng chúng:1. Để tạo một workfile trong eviews, bạn có thể làm như sau:
Bước 1: Khởi động eviews. Bạn sẽ thấy cửa sổ để làm việc của eviews xuất hiện. Nhìn trên trên cùng, từ trái qua sẽ thấy các ô:
File / Edit / Objets / View / ....
Bạn di chuột, bấm vào biểu tượng File, sẽ thấy xuất hiện:
New / Open / Save / Save As / .....
Để tạo workfile làm việc cho mô hình của mình, bạn bấm vào New, sẽ xuất hiện:
Workfile / Database / Program / Textfile
Bạn di chuột, bấm vào biểu tượng Workfile, sẽ thấy xuất hiện Workfile Range với các nội dung bạn cần thông báo: Số liệu theo năm, nửa năm, quý, tháng, tuần... Bạn chọn và bấm vào ô tương ứng.
Tiếp phía dưới là thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của chuỗi số liệu.
Nếu bạn định ước lượng mô hình với chuỗi số liệu từ năm 1986 đến 2012 và dự báo đến năm 2020, thì bạn cần điền năm bắt đầu là 1986 và năm kết thúc là 2020.
Khi đó workfile đã sẵn sàng cho bạn làm việc.
2. Để làm mô hinh kinh tế lượng trong workfile:
- Bạn sẽ phải nhập số liệu vào, xây dựng các phương trình, ước lượng từng phương trình đơn lẻ để sơ bộ chọn dạng các phương trình; ghi lại tất cả các kết quả này ngay trong workfile.
- Tiếp đó là gộp tất cả các phương trình đơn lẻ lại thành một hệ thống, ước lượng toàn hệ thống để có hệ phương trình với các tham số hoàn toàn xác định.
- Sau đó chạy mô hình với chuỗi số quá khứ 1986-2012 để kiểm tra chất lượng mô hình. Sau khi chạy, đối với mỗi biến nội sinh ngoài số liệu thật trong thực tế, sẽ xuất hiện thêm một chuỗi số liệu tính qua mô hình. Ví dụ: theo mô hình quý, GDP thực tế và GDPF tính qua mô hình (chuỗi số mô phỏng) cho giai đoạn từ quý 1.1998 đến quý 4.2000 như sau:
obs GDP GDPF
1998:1 55388 55388
1998:2 62496 65050
1998:3 56221 54038
1998:4 70618 76323
1999:1 59180 60800
1999:2 64990 63757
1999:3 58599 58128
1999:4 73503 72204
2000:1 54453 56010
2000:2 73610 69879
2000:3 66811 65701
2000:4 78792 78382
Chênh lệch giữa hai chuỗi số này chính là sai số của biến GDP trong mô hình. Mỗi mô hình đều có nhiều biến và chúng có các sai số khác nhau... Tính sai số của từng biến rồi của cả hệ thống để xem mô hình mô tả quá khứ có tốt không, tức là nó có phản ánh trung thực nền kinh tế không. Muốn tính, bạn phải viết 1 chương trình nhỏ, cũng lưu lại luôn trong workfile này hoặc lưu bên ngoài tùy bạn. Ví dụ đoạn chương trình như sau:
genr z=17
smpl 97:1 2001:1
genr s1=credo
genr s2=credof
smpl 97.1 97.1
genr sai=((s1-s2)/s1)^2
smpl 97:2 2001:1
genr sai=sai(-1)+((s1-s2)/s1)^2
smpl 97:1 2001:1
genr sai=(sai/z)^(1/2)
genr scredo=sai
Bạn cũng có thể tăng, giảm độ dài của các chuỗi quá khứ, ước lượng lại mô hình để xem mô hình mới ước lượng có khác mô hình ước lượng trước không. Việc làm này là để kiểm tra tính ổn định của các hệ số trong mô hình.
- Nếu mô hình phản ánh tốt quá khứ, bạn đã có thể dùng mô hình để phân tích quá khứ (các cơ chế kinh tế thế nào, vai trò của các chính sách đã áp dụng trong quá khứ ra sao...)
- Nếu bạn ước lượng mô hình bằng chuỗi số từ năm 1986 đến 2012, thì trước khi dự báo, bạn cần ước lượng lại mô hình với chuỗi số 1986-2010, rồi dùng mô hình để dự báo cho 2 năm 2011 và 2012. Nếu kết quả dự báo khớp với số thực tế thì mô hình được coi là có khả năng dự báo.
Tiếp theo bạn chạy mô hình ban đầu (được ước lượng theo chuỗi số 1986-2012) để dự báo đến năm 2020.
3. Kết thúc làm việc, bạn phải save workfile làm việc này lại bằng cách nhìn lại các ô File / Edit / Objets / View / ...., chọn File rồi vào Save As để lưu. Trước khi lưu bạn cần đặt tên cho nó.
4. Mở lại workfile
Khi có sẵn workfile, mỗi lần muốn làm việc lại với nó, bạn lại vào lại File, chọn Open để mở.
5. Bây giờ coi như bạn đã thạo cách mở, làm việc và đóng workfile.
Tôi sẽ gửi các workfile của tôi qua email để bạn mở ra tham khảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét