Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

(2) Thông tin và số liệu để xây dựng mô hình kinh tế lượng

Ngày Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (2) Thông tin và số liệu để xây dựng mô hình kinh tế lượng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Thông tin và số liệu để xây dựng mô hình kinh tế lượng
IV- XỬ LÝ THÔNG TIN TRƯỚC VÀ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH.
1) Sử dụng đồ thị trong phân tích, dự báo
            1.1) Tại sao phân tích qua đồ thị lại quan trọng
            Trong rất nhiều cách để phân tích và hiểu quan hệ qua các số liệu, một trong những cách tốt nhất trước khi bắt tay vào xây dựng mô hình phân tích, dự báo là phân tích trên đồ thị. Thông qua phân tích đò thị, có thể hiểu ngay và tương đối đơn giản các chuỗi cần dự báo vì theo kinh nghiệm, mắt người là một công cụ phân tích số liệu và mô hình hoá tốt hơn mọi loại kỹ thuật mô hình hoá tinh vi nhất. Tuy nhiên, không thể nói là chỉ cần phân tích đồ thị là đủ, vì nó còn đầy hạn chế, nhưng đây là cách làm phổ biến để mở đầu quá trình phân tích, dự báo.
            Có thể dùng các số liệu để xây dựng các đồ thị nhằm minh hoạ lợi ích của dùng đồ thị. Ví dụ chúng ta có bảng số liệu sau:

x1
y1
x2
y2
x3
y3
x4
y4
10
8,04
10
9,14
10
7,46
8
6,58
8
6,95
8
8,14
8
6,77
8
5,76
13
7,58
13
8,74
13
12,74
8
7,71
9
8,81
9
8,77
9
7,11
8
8,84
11
8,33
11
9,26
11
7,81
8
8,47
14
9,96
14
8,1
14
8,84
8
7,04
6
7,24
6
6,13
6
6,08
8
5,25
4
4,26
4
3,1
4
5,39
19
12,5
12
10,84
12
9,13
12
8,15
8
5,56
7
4,82
7
7,26
7
6,42
8
7,91
5
5,68
5
4,74
5
5,73
8
6,89

Nếu xây dựng các hàm hồi quy y = a. x +b, ta sẽ thấy chất lượng các quan hệ đều tốt, SE, T của các biến đều chấp nhận được. R2 của tất cả các phương trình đều bằng 0,67 trong khi SE của chúng đều là 1,24. Tuy nhiên, khi đưa các quan hệ giữa các chỉ tiêu lên đồ thị, chúng ta thấy có 4 loại đường rất khác nhau:
            - Trường hợp 1: Số liệu phân bố khá tản mạn, song có thể coi là quan hệ tuyến tính dù chất lượng thống kê kém.

                                                Đồ thị 1:
- Trường hợp 2: Đồ thị cho thấy có quan hệ giữa hai biến, nhưng chắc chắn không phải quan hệ tuyến tính. Do đó phải tìm dạng mô hình khác.
                        Đồ thị 2:
                                              
- Trường hợp 3: Đồ thị chỉ ra có một quan hệ tuyến tính giữa hai biến, nhưng lại có một cặp số không đi theo xu thế chung. Rõ ràng chúng ta không biết điều này nếu chỉ nhìn các bảng số liệu thô; nhưng nhờ đồ thị, đã phát hiện ra. Vấn đề đặt ra là phải kiểm tra lại các số lạ này.
            - Trường hợp 4: Quan hệ tuyến tính theo chiều thẳng đứng. Tuy nhiên, có 1 điểm không theo quy luật, làm cho quan hệ thống kê khác hẳn đi. Nếu khong nghiên cứu trước trên đồ thị thì không biết, và vẫn sử dụng hàm tuyến tính bình thường với tất cả các điểm.
  
                                                Đồ thị 3:

                                                Đồ thị 4

            Như vậy, qua bốn ví dụ trên, có thể rút ra lợi ích của công cụ đồ thị như sau:
            + Đồ thị giúp chúng ta tổng hợp và phát hiện dạng quan hệ giữa các biến như trong ví dụ chỉ ra. Đây là vấn đề rất quan trọng trong phân tích, dự báo.
            + Đồ thị giúp chúng ta nhận dạng những điểm bất thường trong số liệu. Đây cũng là điểm rất cơ bản trong phân tích, dự báo vì mô hình dự báo không thể xây dựng với bộ số liệu chứa những điều bất bình thường như vậy.
            + Dễ dàng hơn cho việc so sánh các quan hệ. Ví dụ có thể đưa tất cả các quan hệ trên lên 1 đồ thị để thấy với cùng một biến x, nhưng các biến y khác nhau như thế nào. Đây là kỹ thuật so sánh bội.
            + Một lợi thế khác rất quan trọng là khi làm việc với một chuỗi gồm rất nhiều số liệu: ví dụ chuỗi 100, 1000 quan sát. Khi đó không có cách gì hiểu quan hệ giữa các biến ngoài dùng đồ thị. Đồ thị cho phép đưa một khối lượng thông tin khổng lồ lên một đồ thị rất nhỏ để quan sát thấy quan hệ.
            1.2) Các loại đồ thị (xem chương dưới đây)
            Ví dụ đồ thị về các thành phần của GDP, làm trong Eviews.

2) Sử lý một số tình huống với số liệu
            Tình trạng không đủ thông tin số liệu để làm các mô hình xảy ra khá phổ biến trong thực tế, đề nghị mọi người đề xướng và tôi có thể đưa ra một số phương án trả lời dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của tôi. Dưới đây, xin trình bầy kinh nghiệm đối phó với một số trường hợp hay xảy ra nhất.
            2.1) Trường hợp thông tin không thống nhất
            Trong phần III, chúng ta đã kể ra hai trường hợp thông tin không thống nhất: Không thống nhất trong nội bộ quốc gia và không thống nhất khi so sánh quốc tế.
            - Khi thu thập thông tin từ nhiều nguồn trong nước, nếu có sự khác nhau, nguyên tắc xử lý chung là: Ưu tiên chọn nguồn thông tin có độ chính xác cao hơn làm thông tin chuẩn; sau đó đối với những năm thiếu, chế biến các nguồn thông tin khác để quy về cùng thước đo với thông tin chuẩn để bổ xung vào thông tin chuẩn. Một số trường hợp cụ thể:
            + Các thông tin mà Tổng cục Thống kê (TCTK) thường có một cách hệ thống thì ưu tiên lấy của Tổng cục thống kê. Đặc biệt, thông tin trong Niên giám thống kê được coi là thông tin chuẩn nhất và luôn luôn được ưu tiên chọn vì nó có giá trị pháp lý và tất cả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều sử dụng.
            + Thông tin về lao động, sản xuất, đầu tư, xuất nhập khẩu, thu nhập, tiền lương, thị trường nên lấy từ nguồn Tổng cục Thống kê. Nếu các nguồn khác cũng có thì chỉ nên dùng để lấp chỗ trống trong thông tin của Tổng cục Thống kê.
            + Thông tin tài chính: nếu trong các Niên giám thống kê hoặc sách gần giống Niên giám thống kê mà có thông tin này thì cũng được ưu tiên chọn. Thông tin của Bộ Tài chính chỉ có giá trị tham khảo dù rằng các chuyên gia trong ngành cho rằng thông tin của Bộ TC chính xác hơn. Tuy nhiên có hai trường hợp:
            . Thông tin chi tiết về thu chi ngân sách không có trong tài liệu của ngành Thống kê, khi đó phải sử dụng thông tin của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hoặc Kho bạc Nhà nước. Có thể xảy ra trường hợp một số thông tin chi tiết của Bộ Tài chính khác với thông tin của TCTK (nếu TCTK có) và tổng các thông tin chi tiết không bằng với thông tin gộp của TCTK. Khi đó, phải phân tích thận trọng để lựa chọn. Thông thường, nếu phải sử dụng 1 bảng tập hợp tất cả các thông tin chi tiết của Bộ Tài chính thì nên chọn thông tin của Bộ Tài chính vì nó vừa đảm bảo tính thống nhất, vừa có vẻ như có độ tin cậy cao hơn.
            Trong tính toán, ở cấp chi tiết thì làm với thông tin của Bộ Tài chính, đến khi gộp lại đưa vào cấp cân đối tài chính vĩ mô thì làm việc với thông tin của TCTK. Bước chuyển giữa hai loại này có thể được thực hiện bằng một quan hệ tỷ lệ hoặc kinh tế lượng:
            T (TCTK) = f( Tổng các thành phần chi tiết theo số của Bộ Tài chính).
trong đó T là tổng thu thuế theo nguồn của Tổng cục thống kê.
            . Lãnh đạo ngành tài chính khảng định nội bộ với những người làm mô hình là số của TCTK không đúng, và đặt hàng họ làm mô hình phục vụ công tác phân tích và dự báo kinh tế của Bộ Tài chính. Khi đó, nhóm làm mô hình cần yêu cầu lãnh đạo cung cấp số liệu thật để xây dựng các phương trình. Số liệu của TCTK giờ đây chỉ có tính chất tham khảo và bổ xung khi số liệu của Bộ TC  không đủ.
            + Thông tin tiền tệ và cán cân thanh toán quốc tế
            Dĩ nhiên chúng ta không tìm thấy thông tin này trong tài liệu của TCTK, do đó chỉ còn hai cách: Tiếp xúc với ngân hàng nhà nước để xin và lấy trong tài liệu của các tổ chức Tài chính quốc tế. Việc tìm kiếm từ Ngân hàng Nhà nước rất khó khăn, có thể lấy được một số thông tin không hệ thống về lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc... chứ thông tin về cung cầu tiền tệ và can cân thanh toán quốc tế rất khó kiếm. Nếu kiếm được, chắc chắn khi so với thông tin của các tổ chức tài chính quốc tế, sẽ thấy rất khác nhau. Xử lý như thế nào ?
            Nguyên tắc chung là: Ưu tiên chọn thông tin của Quỹ Tiền tệ quốc tế vì thông tin này có tính hệ thống (vừa kéo dài nhiều năm, vừa gồm rất nhiều thông tin chi tiết). Xây dựng mô hình với thông tin của IMF, làm các phân tích và dự báo bình thường. Mặt khác, chúng ta ngầm giả định thông tin của Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ thuận (theo hàm số y=a.x + b chẳng hạn) với thông tin của IMF, nên mỗi khi làm với thông tin của IMF thì có thể tín quy đổi tương đương với thông tin của Ngân hàng Nhà nước.
            Đối với Bộ KH-ĐT, chúng tôi có các thông tin khá chi tiết về tiền tệ và cán cân thanh toán quốc tế theo tháng, quý và năm của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, chúng tôi coi đây là nguồn thông tin chính; thông tin của IMF chi có giá trị tham khảo và được quy đổi theo quan hệ mô hình để kéo dài chuỗi thời gian của Ngân hàng Nhà nước cung cấp.
            - Thông tin quốc tế: Tuỳ từng chỉ tiêu để chọn thông tin cho phù hợp. Nhưng đối với từng loại thông tin, đã theo nguồn nào thì theo đến cùng.
            + Thông tin về Việt nam của IMF được đánh giá là đầy đủ và đồng bộ nhất, do đó được sử dụng nhiều nhất. Thực tế, chúng tôi thấy thông tin của IMF ngày càng sát với thông tin của chính phủ Việt nam, nhưng vẫn còn những khoảng cách nhất định. Theo chúng tôi, chỉ nên sử dụng nguồn tin này đối với các chỉ tiêu tiền tệ vì chúng có tính hệ thống và đủ ba bảng cân đối tiền tệ (cân đối chung, cân đối của ngân hàng nhà nước và cân đối của ngân hàng thương mại).
            + Nguồn thứ hai là của Ngân hàng thế giới, được nêu trong báo cáo hàng năm về kinh tế Việt nam và trình bày trong hội nghị các nhà tài trợ cho Việt nam định kỳ vào cuối năm. Số liệu dân số, lao động, sản xuất, đầu tư của nguồn thông tin này giống hệt số liệu chính thức của Việt nam, kể cả những thông tin mà IMF không công nhận. Do đó nên sử dụng nguồn thông tin này nếu thông tin trong nước không có. Các số liệu tài chính của Ngân hàng thế giới chi tiết hơn nhiều so với của IMF và cũng sát so với của Việt nam hơn, do đó cũng nên sử dụng nguồn thông tin này. Đặc biệt, WB có cả các số liệu chi tiết về thu thuế và số liệu chi tiết về chi ngân sách mà bình thường ta không có, ví dụ thuế VAT cho các khu vực quốc doanh, ngoài quốc doanh và nhập khẩu, chi ngân sách cho tiền lương, chi cho trả lãi, chi trợ cấp về lương thực, cho sản xuất, cho xuất khẩu... Các số liệu về giá cũng rất chi tiết, kể cả chỉ số giá giảm phát GDP cho các ngành, lĩnh vực kinh tế.
Như vậy, nguồn thông tin của WB khá tốt, hơn nữa, nó có ưu điểm là đã tạo sẵn thành một chuỗi dài. Do đó, nói chung có thể sử dụng nguồn tin này để làm mô hình, nhưng khi đó, đối với mỗi chỉ tiêu, cần kiểm tra so với số thực của Việt nam để xem có khớp không, tạo sự tin tường đối với những số chưa được kiểm tra.
            Tuy nhiên, thông tin về cán cân thanh toán quốc tế của IMF và WB có nhiều điểm rất khác nhau, từ đây đặt ra vấn đề chọn số liệu của tổ chức nào ? Chúng tôi nhận thấy số của IMF sát với số của Việt nam hơn nên chúng tôi thường chọn số của IMF.
            + Thông tin của Liên hợp quốc và Ngân hàng phát triển châu á thường không chính xác nên không được sử dụng. Tuy nhiên, có thể sử dụng các nguồn tin này nhằm tìm số liệu các nước để so sánh với nước ta.
            2.2) Trường hợp thông tin không đầy đủ
            a) Trường hợp thiếu các chỉ tiêu cần tìm:
            Nguyên tắc xử lý chung: Tìm chỉ tiêu thay thế.
            Trong bài 1, phần các phương trình cơ bản, chúng ta đã bàn về tìm các chỉ tiêu thay thế cho các chỉ tiêu cơ bản để tính thuế. Trong trường hợp này, chúng ta cũng làm tương tự. Ví dụ trong bài trước, chúng ta cần biết chỉ tiêu cầu nhập khẩu nước ngoài đối với hàng hoá nước ta. Do không có chỉ tiêu phản ảnh đúng cầu này nên có thể tìm một chỉ tiêu thay thế, đó là tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình của các nước bạn hàng chính qua các năm. Một ví dụ khác là chỉ tiêu tỷ giá thực trong phương trình xuất, nhập khẩu. Do không tính được chỉ tiêu này (có thể tính được, nhưng rất khó khăn), nên chúng tôi dùng tỷ giá đồng đô la nhân với chỉ số giá xuất tính bằng ngoài tệ (hoặc chỉ số giá nhập trong phương trình nhập khẩu) rồi chia cho chỉ số giá tiêu dùng trong nước (hoặc chỉ số giá GDP...
            Một ví dụ khác là tiền lương. Giả sử phải xây dựng hàm chi phí sản xuất phụ thuộc vào chi phí tiền lương và thu nhập trung bình toàn xã hội tính trên một đơn vị sản phẩm, nhưng chúng ta không có số liệu về tổng tiền lương và thu nhập này. Khi đó, cần làm thế nào ?
            Giở Niên giám Thống kê ra, chúng ta thấy có chỉ tiêu "thu nhập bình quân một người một tháng của lao động trong khu vực Nhà nước qua các năm". Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa phản ảnh được mức chi phí tiền lương của toàn nền kinh tế. Mặt khác nếu lấy tổng chi lương trong chi ngân sách chính phủ chia cho số lao động làm việc trong khu vực nhà nước, sẽ thu được chuỗi số liệu khác với chuỗi số liệu trên, ví dụ năm 1997 chỉ tiêu trước là 470,4 nghìn đồng, chỉ tiêu sau là 550,4 nghìn đồng. Đáng ngạc nhiên hơn, trong sách điều tra của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, cũng có một chỉ tiêu tương tự: "thu nhập bình quân một người một tháng của lao động trong khu vực Nhà nước qua các năm", nhưng chuỗi số liệu cao hơn nhiều, năm 1997 chỉ là 642,1 nghìn đồng (so với 470,4).
Trong tài liệu này, còn có một chỉ tiêu rất đáng quan tâm vì tính cho toàn nền kinh tế: Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng, chia ra thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, chỉ có số liệu của 2 năm điều tra 1996 và 1999: Thu nhập đầu người bình quân cả nước 1 tháng là 226,7 nghìn đồng năm 1996 và 295 nghìn đồng năm 1999. Nếu xét đến nguồn tài liệu thứ ba là bảng vào ra, thì có một số liệu cũng lại khác với hai số trên. Ngoài ra còn có thể có một số chỉ tiêu tiền lương và thu nhập khác do các bộ, ngành và tổ chức quốc tế đưa ra...
Trong bối cảnh nhiều chỉ tiêu như trên, có thể chọn:
-          Chỉ tiêu tiền lương trong khu vực Nhà nước, với giả thiết ngầm là tiền lương bình quân trong nền kinh tế có quan hệ tỷ lệ tuyến tính với tiền lương trong khu vực Nhà nước. Trong ví dụ ở bài 2, chúng ta đã đi theo cách làm này. Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê.
-          Tuy nhiên, giả thiết đặt ra trong cách làm trên rất mạnh vì trên thực tế, không nhất thiết tiền lương của khu vực Nhà nước luôn luôn tăng tỷ lệ và đi đôi với tăng tiền lương trong khu vực tư nhân. Thực tế cho thấy mặc dù biến tiền lương của khu vực Nhà nước có ý nghĩa trong giải thích tiến triển của giá thành, nhưng sai số của phương trình vẫn lớn. Do đó phải tìm một chỉ tiêu khác phù hợp hơn, hoặc để bổ xung. Chỉ tiêu đó là tổng tiền lương trả cho người sản xuất rút ra từ bảng vào ra (I/O) tính theo giá sử dụng cuối cùng chia cho số lượng lao động trong toàn nền kinh tế. Thực tế, với chuỗi số liệu này, chất lượng phương trình tốt hơn hẳn.
            b) Trường hợp có chỉ tiêu cần thiết, song không đủ theo số năm cần thiết (năm có năm không)
            Trong trường hợp này, người ta thường phân tích xem chỉ tiêu đó có quan hệ định lượng với những chỉ tiêu gì khác, rồi xây dựng các mô hình để xác định các quan hệ. Sau đó thay giá trị đã biết của các biến giải thích để tính ra số liệu thiếu của chỉ tiêu cần sử dụng.
            Ví dụ chúng ta không có đủ số liệu về tiền lương, nhưng lại biết tất cả các số liệu về sản xuất và lao động, khi đó chúng ta có thể ước lượng phương trình tiền lương trung bình của nền kinh tế như sau:
                                    W = a * ( dY / dN ) * P + b
trong đó W là tiền lương, dY/dN là năng suất lao động, P là giá cả. Từ phương trình này, với các chỉ tiêu Y, N, P đã biết, sẽ tính được W đối với những năm còn thiếu.
            Cơ sở lý thuyết của phương trình trên như sau: Vì trong kinh tế thị trường, sản xuất lấy lợi nhuận làm mục tiêu nên cần phải cực đại hoá lợi nhuận, tức là:
Sản xuất – Chi phí lương =  P * Y – W * N  Ü max
Vì điểm cực đại xảy ra khi đạo hàm theo N bằng 0, nên:
P * dY – W * d N  =  0  
hay                             W = ( dY / dN ) * P
tức là chúng ta có phương trình trên.

            3) Cân đối lại các chỉ tiêu để đảm bảo tính hệ thống
            Thực tế cho thấy đối với từng bảng cân đối vĩ mô chủ yếu nêu trong bài 1, chúng ta thấy có hiện tượng cân đối hợp lý, có chăng chỉ có một số sai số trong cân bằng tài khoản quốc gia và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, nếu xây dựng một bảng cân đối gộp tổng thể với số liệu trong các ô được lấy trong mỗi bảng cân đối trên thì thấy xuất hiện trong bảng cân đối gộp những điểm mâu thuẫn. Tình hình càng trở nên trầm trọng nếu chúng ta xuất phát từ những biểu cân đối rất chi tiết. Hậu quả là trong các mô hình chi tiết được xây dựng theo các nguyên tắc hạch toán kế toán, sẽ phát sinh hiện tượng sai số cân đối. Sai số tích luỹ càng nhiều có thể dân đến mô hình không hội tụ hoặc cho những kết luận không phù hợp.
            Chính do nguyên nhân này mà khi làm mô hình cho các nước đang phát triển, chuyên gia nước ngoài thường phải tự xây dựng lại các cân đối vĩ mô. Ở nước ta, khi giúp Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương xây dựng mô hình dự báo ngắn hạn, các chuyên gia Đức trong dự án DTZ cũng đã tiến hành những tính toán cân đối lại để các quan hệ kinh tế khớp nhau. Kết quả là số liệu đưa vào mô hình sẽ khác với số liệu thực tế, tuy mức độ không lớn.
            2.4) Trường hợp chuyển từ số liệu năm sang số liệu quý và ngược lại
            Việc phân rã số liệu năm sang số liệu quý cũng được làm theo cách xây dựng quan hệ giữa chỉ tiêu cần phân rã với các chỉ tiêu khác đã có số liệu quý. Sau khi có phương trình, sẽ theo đó tính ra các số liệu quý của chỉ tiêu cần phân rã.
            Ví dụ trước đây chúng ta chỉ có chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng công nghiệp và giá trị doanh số bán lẻ trên thị trường theo quý và năm, trong khi chúng ta muốn phân rã GDP chung theo quý. Cách làm như sau:
            + Xây dựng quan hệ giữa tăng trưởng công nghiệp với GDP công nghiệp theo năm. Từ đó tính GDP công nghiệp theo quý theo giá trị sản xuất công nghiệp theo quý.
            + Tương tự, tính GDP dịch vụ theo quý căn cứ vào giá trị doanh số bán lẻ trên thị trường theo quý.
            + Xây dựng hàm quan hệ giữa GDP chung với GDP của hai ngành trên theo năm; sau đó tính GDP chung theo quý.
            + Trừ GDP chung theo quý cho GDP của công nghiệp, dịch vụ, sẽ có GDP của nông nghiệp theo qúy.
            + Xem xét lại tính hợp lý của các số liệu thu được. Tính một số quan hệ tỷ lệ và cơ cấu để kiểm tra trước khi chấp nhận kết quả.
            2.5) Trường hợp dự báo các số liệu đầu vào làm cơ sở để mô phỏng dự báo tương lai
Dự báo đầu vào bao gồm:
- Dự báo các biến ngoại sinh
- Dự báo các sai số

a) Dự báo các biến ngoại sinh:
a1) Dự báo các biến ngoại sinh thuần tuý
Những phương pháp thông dụng là dự báo trên cơ sở các dự báo khác đang có, các dự báo của các cơ quan khác và dự báo theo xu thế.
- Dự báo theo các mô hình toán học khác: Ta hay làm, xây dựng các mô hình cho lĩnh vực đó để dự báo sơ bộ.
- Dự báo của các cơ quan khác: Thông thường đối với dự báo kinh tế thế giới, giá cả quốc tế...
- Ngoại suy theo xu thế: Ta hay làm đối với các biến không quan trọng.  Các phương trình hay được làm dưới dạng hàm log. Ví dụ cụ thể:
     + Theo phương pháp kinh tế lượng:
. Chỉ số giá xuất khẩu: log(PX) = a + b . t
. Chỉ số giá nhập khẩu: log(PM) = a + b . t
. Chỉ số giá xuất khẩu dầu  thô: log(PO) = a + b . t
. Chỉ số giá nhập khẩu năng lượng:  PE = 1.1 * PE(-1) đối với giai đoạn 2001-2003 và = 1.15 * PE(-1) đối với những năm sau.
. Xuất khẩu dầu thô: OEX = OEX1990 * (1+r) ^ t, với r = 0,1 cho 5 năm đầu và 0,7 cho 5 năm tiếp theo.
....
     + Theo phương pháp dự báo thích nghi: Box Jenkin
a2) Dự báo các biến ngoại sinh chính sách
- Dự báo theo ý kiến chuyên gia: ít làm vì không có tiền trả
- Dự báo trên cơ sở thông tin qua sách báo
- Dự báo trên cơ sở thông tin của các Bộ, ngành
b) Dự báo các sai số
Rất phức tạp vì phải nghiên cứu quy luật dao động của chúng
Thực tế:
- Cho các sai số bằng không nếu sai số của biến đó thấp

- Cố xây dựng sai số cho một số biến quan trọng căn cứ vào 1 quy luật biến động theo xác suất ngẫu nhiên nào đó. Thực tế ta không làm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét