Ngày Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết "77 việc phụ nữ không được làm": Không phù hợp thực tế
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Hôm trước mình đọc 77 điều cấm phụ nữ không được làm đã thấy buồn cười. Bây giờ sức vóc phụ nữ đâu có kém xa nam giới như ngày xưa. Vả lại họ chỉ sinh có 1-2 con trong điều kiện vật chất tốt hơn xưa rất nhiều; do đó cơ bản phụ nữ cũng không mất nhiều công sức cho việc sinh đẻ và chăm sóc con. Ở thành phố và các thị trấn, chuyện chồng giúp vợ chăm con và làm việc nhà đã trở nên phổ biến... Tóm lại, cấm là hoàn toàn vô lý, chỉ có thể là khuyến nghị, lưu ý chị em không nên làm những việc quá sức mình như 77 việc này. Kể ra, chuyện cấm đã ngấm vào nhiều thế hệ cán bộ, công chức. Bản thân họ luôn bị cấm đoán nên cũng không tránh khỏi ham muốn cấm người khác khi xây dựng chính sách. Đọc 77 điều cấm này lại nhớ tới chuyện cấm phụ nữ không được mang thai sau 33 tuổi.
"77 việc phụ nữ không được làm": Không phù hợp thực tế
TT - Sau khi Tuổi Trẻ ngày 15-12 đăng bài phản ánh việc thông tư 26 của Bộ LĐ-TB&XH quy định danh mục 77 công việc không được thuê phụ nữ làm, nhiều doanh nghiệp và người lao động cho biết thông tư này còn quá chênh nhiều so với thực tế.Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-12, nhưng đến nay không mấy ai biết và việc triển khai, áp dụng (nếu có) xem ra còn là... chuyện dài.
* Ông Lê Văn Hóa (phó giám đốc cảng Nhà Rồng - Khánh Hội):
Khó tránh khỏi
Số lao động trong cảng hiện nay dao động theo mùa, khoảng 300-500 lao động, trong đó lao động nữ chiếm 1/5. Từ nhiều năm trước chúng tôi đã chủ trương sử dụng lao động nữ vào những việc nhẹ nhàng như giao nhận, kiểm đếm hàng hóa. Theo quy định trong thông tư của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, phụ nữ mang thai hoặc có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không được làm công việc mang vác nặng nhọc trên 20kg và lao động nữ không được mang vác trên 50kg.
Trong khu vực cảng chúng tôi quản lý, số lao động nữ không rơi vào hai trường hợp này, tuy nhiên các khu vực lao động dịch vụ bên ngoài thì khó tránh khỏi. Vì vậy khi thông tư ban hành, theo tôi, cần chú ý đến các nữ lao động dịch vụ bên ngoài để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ.
* Thạc sĩ xã hội học Trần Thị Nam Trân (giảng viên Trường đại học Sài Gòn):
Phải khảo sát ý kiến người lao động
Thông tư đưa ra nhưng không được phổ biến, sáng nay người dân đọc báo, xem tivi mới biết, thậm chí biết khi nó có hiệu lực rồi. Và nữ lao động thì hoàn toàn không biết gì về thông tư này, nên thậm chí có những việc mà hôm nay người ta vẫn làm. Theo tôi, trước khi đưa ra một thông tư liên quan công việc của người lao động thì phải nghiên cứu công việc khác phù hợp, phải căn cứ vào sức khỏe của từng người, không nên ban hành tùy tiện vì ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, những việc người ta làm được thì lại cấm là không hợp lý.
Theo tôi, cần phải có chính sách cụ thể, phải lấy ý kiến người dân trước khi ban hành bởi việc cấm này không chỉ ảnh hưởng đến một lao động mà còn rất nhiều người khác. Thậm chí tôi cho rằng cần phải căn cứ vào sức khỏe của phụ nữ nữa, bởi có những người là đàn ông nhưng sức khỏe không tốt bằng phụ nữ. Nếu thông tư ra thật sự vì vấn đề sức khỏe cho phụ nữ thì cần phải khám sức khỏe cho phụ nữ nếu họ có nguyện vọng được làm, đó là quyền được lao động của mỗi công dân. Bởi vậy, theo tôi, cần phải khảo sát ý kiến người lao động và cả nguyện vọng của người sử dụng lao động vì nói cấm là cấm thì người ta biết tuyển ai vào giờ này?
* Chị Đặng Thị Màu (36 tuổi, quê Cà Mau, kéo cá cho Hợp tác xã bốc xếp thủy hải sản Đoàn Kết ở chợ Bình Điền):
Chắc họ chỉ nói vậy thôi...
Trước đây tôi làm lông vũ cũng độc hại, cực nhọc lắm nhưng không được nhiều tiền. Gần chục năm nay tôi chuyển về làm trong Hợp tác xã bốc xếp thủy hải sản Đoàn Kết ở chợ Bình Điền. Tuy rất cực nhưng thu nhập ổn định. Cứ 11g hằng đêm tôi vào chợ kéo cá, làm đến khoảng 7g sáng cũng được 200.000-250.000 đồng. Mỗi chuyến cá nặng 50-80kg là chuyện bình thường. Hôm nào thấy người khỏe, có nhiều hàng tôi còn có thể kéo được 180kg/ chuyến.
Tôi là lao động chính trong nhà, chồng chạy xe ôm ế khách lắm. Nhà có hai vợ chồng, hai đứa con đang tuổi ăn học, tôi lại không có trình độ gì, giờ bảo không làm việc này nữa thì tôi đâu có việc gì để làm. Chắc họ chỉ nói vậy thôi chứ đâu có cấm thật. Tôi không thấy ai bảo gì hết. Đêm nay tôi vẫn đi làm bình thường và vẫn phải làm nghề này đến bao giờ không còn sức kéo nữa thì thôi.
* Ông Lê Minh Tiến (giảng viên xã hội học):
“Văn bản không có hiệu lực”
Tôi rất ngạc nhiên với danh sách 77 việc phụ nữ không được làm. Tôi cảm nhận đây có thể tiếp tục là một văn bản không được ứng dụng trong thực tế, làm tăng thêm những “văn bản không có hiệu lực” của Nhà nước và làm giảm sự nghiêm minh của pháp luật.
Tôi cũng đặt ra câu hỏi là 77 nghề này đã được khảo sát như thế nào, đánh giá về tác động xã hội học ra sao? Việc đưa ra danh sách này dựa trên cảm quan của cơ quan ban hành văn bản hay được đo bằng các thông số điều tra xã hội học hay đo lường bằng thông số khoa học kỹ thuật? Tôi cho rằng cơ quan ban hành cần phải có những câu trả lời cụ thể như vậy mới đưa ra được những quyết định sát với đời sống người lao động.
* Bạn đọc Huy Đ.:
Thiệt lạ
Trong 77 việc phụ nữ không được làm, tôi thấy có quy định “Các công việc sơn, sửa, xây, trát, vệ sinh, trang trí trên mặt ngoài các công trình cao tầng (từ tầng 3 trở lên hoặc ở độ cao trên 12m so với sàn công tác) không có máy, cẩu nâng hoặc giàn giáo kiên cố”. Bao năm qua tôi làm thợ hồ, sơn quét các nhà dân. Đòi hỏi có máy, cẩu nâng hoặc giàn giáo kiên cố với các công trình nhà dân, theo tôi, là việc không thể thực hiện và hiện cũng không ai thực hiện cả.
Tôi đọc báo thấy nói rằng quy định này không mới, mà gần 30 năm trước đã có, nay chỉ cụ thể thêm. Thiệt lạ, một quy định mà 30 năm qua đã có nhưng không ai biết, không áp dụng, nay lại mang ra “cụ thể hóa”. Vậy người ta ra quy định để làm gì cho tốn tiền tốn bạc, tốn thời gian?
H.ĐIỆP - B.HÀ - Đ.DÂN ghi
Ảnh: Quang Định
Chị Nguyễn Thị Thà (45 tuổi, quê Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, xã viên Hợp tác xã bốc xếp thủy hải sản Tân Tiến, chợ đầu mối nông sản Bình Điền, TP.HCM):
Không kéo cố thì biết làm sao?
Đêm qua tôi vẫn đi kéo cá như mọi ngày của hơn bốn năm qua, không thấy ban quản lý hợp tác xã hay bất cứ ai nói gì đến quy định mới cả. Thật ra từ khi tôi bắt đầu làm ở đây, họ cũng nói tôi không nên kéo quá nặng. Nhưng để kiếm được chừng 200.000 đồng mỗi đêm, tôi chẳng còn cách nào khác là phải kéo cố. Cá toàn ngâm trong các khay nước rất nặng.
Muốn có 20.000 đồng/chuyến kéo tôi phải chất 80kg, mỗi chuyến mất đến 20 phút, làm đến 7g sáng mới được 180.000 - 200.000 đồng. Tôi không còn trẻ nữa, cố hết sức cũng chỉ kéo được thế thôi. Cũng không muốn làm quá sức nhưng chồng tôi ở quê đau ốm không làm ra tiền, thuốc men liên miên tốn nhiều tiền lắm. Tôi không kéo thì biết làm sao? Tôi vào đây từ năm 2009, năm nay có thêm đứa con trai vào đây, hai mẹ con cùng đi kéo cá, ở quê cũng có ruộng nhưng canh tác kiểu gì cũng không đủ ăn. Ở đội bốc xếp của tôi có đến gần 100 chị em cũng người Thanh Hóa. Chúng tôi làm việc này lâu mãi cũng quen rồi, đâu có thấy làm sao.
Danh sách 77 việc phụ nữ không được làm
Bà Nguyễn Thị Thúy, 45 tuổi, làm việc tại chợ Bình Điền, Q.8, TP.HCM. Hằng ngày từ 21g-6g, ngoài việc kéo cá giao cho khách, bà Thúy cũng như nhiều chị em làm việc tại đây phải ngâm trong nước bẩn nhiều giờ - Ảnh tư liệu |
Phần A: Áp dụng cho tất cả lao động nữ
I. Các công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Khoản I, Điều 160 Bộ luật lao động 2012 cụ thể như sau:
1. Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò:
1.1. Lò điện hồ quang từ 0,5 tấn trở lên;
1.2. Lò quy bilo (luyện gang);
1.3. Lò bằng (luyện thép);
1.4. Lò cao.
2. Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu).
3. Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thủy ngân, kẽm, bạc).
4. Đốt lò luyện cốc.
5. Hàn trong thùng kín, hàn ở vị trí có độ cao trên 10m so với mặt sàn công tác.
6. Khoan thăm dò, khoan nổ mìn bắn mìn.
7. Cậy bẩy đá trên núi.
8. Lắp đặt giàn khoan trên biển.
9. Khoan thăm dò giếng dầu và khí.
10. Làm việc theo ca thường xuyên ở giàn khoan trên biển (trừ dịch vụ y tế - xã hội, dịch vụ ăn ở).
11. Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện trong cống ngầm hoặc trên cột ngoài trời, đường dây điện cao thế, lắp dựng cột điện cao thế.
12. Bảo dưỡng, lắp dựng, sửa chữa cột cao qua sông, cột ăngten.
13. Làm việc trong thùng chim.
14. Trực tiếp căn chỉnh trong thi công tấm lớn hoặc cấu kiện lớn bằng phương pháp thủ công.
15. Trực tiếp đào giếng, thi công hoàn thiện giếng bằng phương pháp thủ công.
16. Trực tiếp đào gốc cây lớn, chặt hạ cây lớn, vận xuất, xeo bắn, bốc xếp gỗ lớn, cưa xẻ thủ công cây gỗ lớn có đường kính lớn hơn 40cm bằng phương pháp thủ công; cưa cắt cành, tỉa cành ở độ cao trên 5m bằng phương pháp thủ công.
17. Sử dụng các loại máy cầm tay chạy bằng hơi ép có sức ép từ 4 atmotphe trở lên (như máy khoan, máy búa).
18. Lái máy thi công hạng nặng có công suất lớn hơn 36 mã lực như: máy xúc, máy gạt ủi, xe bánh xích (trừ các máy có hỗ trợ thủy lực).
19. Các công việc sơn, sửa, xây, trát, vệ sinh, trang trí trên mặt ngoài các công trình cao tầng (từ tầng 3 trở lên hoặc ở độ cao trên 12m so với sàn công tác) không có máy, cẩu nâng hoặc giàn giáo kiên cố.
20. Mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ.
21. Xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác.
22. Khai thác tổ yến (trừ trường hợp khai thác tổ yến trong các nhà nuôi yến); khai thác phân dơi.
23. Các công việc trên tài đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch).
24. Công việc gác tàu, trông tàu trong âu, triền đà.
25. Vận hành nồi hơi (trừ việc vận hành tự động, vận hành nồi hơi sử dụng năng lượng là dầu và điện).
26. Lái xe lửa (trừ xe lửa có chế độ vận hành tự động hóa cao, các tàu chạy trong nội đô, tuyến du lịch).
27. Các công việc đóng vỏ tàu (tàu gỗ, tàu sắt), phải mang vác, gá đặt vật gia công nặng 30kg trở lên.
28. Khảo sát đường sông ở những vùng có thác ghềnh cao, núi sâu nguy hiểm.
29. Vận hành tàu hút bùn; lái cẩu nổi.
30. Lái ô tô có trọng tải trên 2,5 tấn (trừ các ô tô trọng tải dưới 10 tấn có hệ thống trợ lực).
31. Các công việc phải mang vác trên 50kg.
32. Vận hành máy hồ, máy nhuộm các loại, máy văng sấy, máy kiểm bóng, máy phòng co (trừ các máy có chế độ vận hành tự động hóa).
33. Cán ép tấm da lớn, cứng (trừ các máy có chế độ vận hành tự động hóa).
34. Lái máy kéo nông nghiệp có công suất từ 50 mã lực trở lên.
35. Mổ tử thi, liệm, mai táng người chết (trừ điện táng), bốc mồ mả.
II. Các công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 160 Bộ luật lao động cụ thể như sau:
36. Đổ bê tông dưới nước; thợ lặn.
37. Nạo vét cống ngầm (trừ nạo vét tự động, bằng máy); công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối (từ 04 giờ trong một ngày trở lên, trên 3 ngày trong 1 tuần).
38. Đào lò; đào lò giếng; các công việc trong hầm mỏ (trừ dịch vụ y tế - xã hội và các công việc đột xuất theo yêu cầu quản lý điều hành, nhưng phải tuân thủ theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về an toàn và các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với lao động làm việc trong hầm mỏ).
Phần B: Áp dụng cho lao động nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Ngoài 38 công việc không sử dụng lao động nữ quy định tại phần A của Danh mục này, không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm các công việc sau đây:
39. Các công việc ở môi trường bị ô nhiễm bởi điện từ trường vượt mức quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép (như công việc ở các đài phát sóng tần số radiô, đài phát thanh, phát hình và trạm rada, trạm vệ tinh viễn thông).
40. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ kín và nguồn phóng xạ hở; làm việc và tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ trong các cơ sở hạt nhân; cơ sở chế biến quặng phóng xạ; cơ sở xử lý và quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; cơ sở khai thác quặng có các sản phẩm trung gian hoặc chất thải phóng xạ trên mức miễn trừ; tiếp xúc trực tiếp với dược chất phóng xạ tại các khoa y học hạt nhân hoặc các cơ sở y tế có sử dụng dược chất phóng xạ trong điều trị và khám chữa bệnh.
41. Trực tiếp tiếp xúc (bao gồm: Sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng) với các hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi có chứa Clo hữu cơ và một số hóa chất có khả năng gây biến đổi gen và ung thư sau đây:
+ 1,4 butanediol, dimetansunfonat;
+ 2 Naphtylamin;
+ 2, 3, 7, 8 tetracloro dibenzen furan;
+ 3 – alfaphenyl – betaaxetyletyl;
+ 4 – amino, 10 – metyl floic axit;
+ 5 Fluoro-uracil;
+ Amiang loại amosit, amiang loại crysotil, amiang loại crosidolit;
+ Asen (hay thạch tín), canxi asenat;
+ Axety salixylic axit;
+ Asparagin;
+ Benomyl;
+ Benzen;
+ Boric axit;
+ Các loại muối cromat không tan;
+ Cafein;
+ Chì, chì axetat, chì nitrat (tiếp xúc với hóa phẩm có pha chì như xăng, sơn, mực in; sản xuất ắc quy, hàn chì);
+ Dimetyl sunfoxid;
+ Direct blue-1;
+ Dioxin;
+ Dietystilboestrol;
+ Diclorometyl-ete;
+ Focmamid;
+ Hydrocortison, Hydrocortison axetat;
+ Iod (kim loại);
+ Kali bromua, kali iodua;
+ Khí dụng vinazol;
+ Mercapto – purin;
+ N, N-di (Cloroetyl) 2. Naphtylamin;
+ Natri asenat, natri asenit, natri iodua, natri salixylat;
+ Nhựa than đá, phần bay hơi nhựa than đá;
+ Nitơ pentoxyt;
+ Thủy ngân, hợp chất metyl thủy ngân, metyl thủy ngân clorua;
+ Propyl – thio- uracil;
+ Tetrametyl thiuram disunfua;
+ Trameinnolon axtonid;
+ Thori dioxyt;
+ Theosunfan;
+ Triton WR – 1339;
+ Trypan blue;
+ Ribanvirin;
+ Valproic axit;
+ Vincristin sunfat;
+ Vinyl clorua, vinyl clorid;
+ Xyclophotphamit.
42. Trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất ảnh hưởng xấu tới thai nhi và sữa mẹ:
+ 1,1 – dicloro – 2,2-di (4-clorophenyl)etan;
+ 1,3 dimetyl – 2,6 dihydroxypurin;
+ 2. Sunfamilamidotazol;
+ 4,4 – DDE;
+ Andrin;
+ Antimon;
+ Betaquinin;
+ Các hợp chất có chứa lithi;
+ Canxiferol;
+ Cloralhydrat;
+ Decaclorobiphenyl;
+ Kali penixilin G;
+ Quinidin gluconat;
+ Stronti (Sr) peroxid;
+ Sunfadiazin, sunfatpiridin, sunfatmetazin Natri, sunfanilamid, sunfamerazin, sunfisoxazol axetyl;
+ Xezi và các muối chứa Xezi (Ce);
+ Xyclosporin.
43. Các công việc tiếp xúc với dung môi hữu cơ như: ngâm tầm tà vẹt, trải nhũ tương giấy ảnh, in hoa trên màng mỏng, in nhãn trên giấy láng mỏng, cán ép nhựa phenol, vận hành nồi đa tụ keo phenol.
44. Các công việc trong sản xuất cao su: phôi liệu, cân đong, sàng sẩy hóa chất làm việc trong lò xông mủ cao su.
45. Sửa chữa lò, thùng, théo kín đường ống trong sản xuất hóa chất.
46. Làm việc ở lò lên men thuốc lá, thuốc lào, lò sấy điếu thuốc lá.
47. Đốt lò sinh khí nấu thủy tinh, thổi thủy tinh bằng miệng.
48. Ngâm tẩm da, muối da, bốc dỡ da sống.
49. Tráng paraphin trong bể rượu.
50. Sơn, hàn, cạo rỉ trong hầm mem bia, trong các thùng kín.
51. Vào hộp sữa trong buồng kín.
52. Phá dỡ khuôn đúc.
53. Chế biến lông vũ trong điều kiện hở.
54. Làm sạch nồi hơi, ống dẫn khí.
55. Nghiền, phối liệu quặng hoặc làm các công việc trong được bụi chứa từ 10% dioxyt silic trở lên.
56. Tuyển khoáng chì; cán, kéo, dập sản phẩm chì, mạ chì.
57. Quay máy ép lọc trong nhà máy.
58. Vận hành máy nổ, máy phát điện từ 10KVA trở lên.
59. Đứng máy đánh dây, máy phun cước.
60. Lái máy kéo nông nghiệp (bất kể loại công suất nào).
61. Lai máy thi công (bất kể loại công suất nào).
62. Lái ô tô có trọng tải dưới 2,5 tấn (trừ lái xe có trợ lực); lái xe điện động, các phương tiện vận tải tại cơ sở; lại cầu trục tại cơ sở.
63. Lưu hóa, hình thành, bốc dỡ sản phẩm cao su cỡ lớn, bao gồm thùng, két nhiên liệu, lốp ô tô.
64. Mang vác nặng trên 20kg.
65. Tham gia trực tiếp vào các hoạt động điều tra, xác minh, xử lý ổ dịch tại thực địa nơi đang nghi ngờ hoặc ghi nhận có trường hợp mắc bệnh.
66. Xúc, sẩy, vận chuyển cá thối hoặc làm trong dây chuyền sản xuất bột các gia súc.
67. Xáo đảo xúc bùn ao nuôi cá.
68. Công việc trực tiếp tiếp xúc với hóa chất thuộc nhuộm trong các nhà máy nhuộm như: thủ kho, phụ kho hóa chất; pha chế hóa chất thuốc nhuộm.
69. Đóng bao xi măng bằng máy 4 vòi bán tự động.
70. Lắp đặt, sửa chữa trạm VSAT (trạm mặt đất thông tin với ăng ten nhỏ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng biên giới và hải đảo.
71. Công việc phải ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm trùng.
72. Làm việc trong môi trường thiếu dưỡng khí; trong nhà xưởng nơi có nhiệt độ không khí từ 40oC trở lên về mùa hề và từ 32oC trở lên về mùa đông.
73. Làm việc trong môi trường lao động có độ rung cao hơn quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia cho phép; sử dụng các loại máy, thiết bị có độ rung toàn thân và rung cục bộ cao hơn quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia cho phép.
74. Công việc có tư thế làm việc gò bó, trong không gian chật hẹp có khi phải nằm, cúi, khom.
75. Giao, nhận, bảo quản, vận hành máy bơm và đo xăng, dầu trong hang hầm; giao, nhận xăng, dầu trên biển.
76. Vận hành thiết bị nấu, đúc lá cực chì trong sản xuất ăcquy.
77. Vận hành thiết bị sản xuất và đóng thùng photpho vàng .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét