Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Lãnh đạo tối cao Trung Quốc cuối đời xin ra khỏi đảng

Ngày Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Lãnh đạo tối cao Trung Quốc cuối đời xin ra khỏi đảng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Đọc để biết, chẳng rõ đúng sai thế nào.
Triệu Tử Dương, Hoa Quốc Phong và Vinh Nghị Nhân về cuối đời đã nhiều lần xin ra khỏi đảng
Tâm Sự Y Giáo, TSYG : 
Theo The Epochtimes (Xem tại đây!), ba cựu lãnh đạo của Trung Quốc là Triệu Tử Dương, Hoa Quốc Phong và Vinh Nghị Nhân đã từng nhiều lần xin ra khỏi Đảng CSTQ, nhưng đều bị bác bỏ.
Ông Triệu Tử Dương cầm loa kêu gọi sinh viên ngừng
biểu tình ở Thiên An Môn. Phía Sau ông là trợ lý Ôn Gia Bảo
Trường hợp ông Triệu Tử Dương
Triệu Tử Dương là Thủ tướng và là một kiến trúc sư cải cách dưới thời Đặng Tiểu Bình từ năm 1980 đấn 1987, và là Tổng bí thư Đảng CSTQ từ 1987 đến 1989.
Ông bị cách chức tháng 5-1989 và bị quản thúc tại nhà suốt gần 16 năm sau đó cho đến khi qua đời vào tháng 1-2005, lý do là ông đã biểu lộ tình cảm của mình với các sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn.

Theo trang web Kan Zhong Gui, một nguồn tiếp cận với các cấp cao nhất của Đảng CSTQ, ông Triệu Tử Dương đã hai lần nộp đơn (xin ra khỏi Đảng) lên Giang Trạch Dân, người đã thay ông làm Tổng bí thư.

Giang Trạch Dân, người ủng hộ chủ trương đàn áp các sinh viên Thiên An Môn và truy nã những người bất đồng chính kiến sau vụ thảm sát Thiên An Môn, đã không bao giờ chấp nhận đơn của Triệu Tử Dương.

Trường hợp ông Hoa Quốc Phong

Mao Trạch Đông nói với Hoa Quốc Phong:"Chú làm việc, tôi yên tâm"

Năm 1978, Hoa Quốc Phong là Tổng bí thư Đảng CSTQ, Chủ tịch quân ủy trung ương, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa.

Ông được cho là con của Mao Trạch Đông và lên hàng ngũ lãnh đạo với sự bảo trợ của Mao.

Theo tạp chí Chengming của Hong Kong, năm 2001, Hoa Quốc Phong là ủy viên Trung ương, đã không tham dự Đại hội lần thứ 16 Đảng CSTQ. Sau đó Hoa Quốc Phong nộp đơn yêu cầu ra khỏi Đảng CSTQ lần đầu tiên.

Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 6-11-2001, một nhà báo Nhật Bản đã hỏi người phát ngôn Zhu Bangzao: “Có phải ông Hoa Quốc Phong đã yêu cầu được ra khỏi Đảng CSTQ?”

Zhu trả lời rằng: “Đây là việc vượt quá phạm vi nhiệm vụ của tôi. Đề nghị quí vị không bao giờ hỏi những câu hỏi loại này trong các cuộc họp báo tương lai của Bộ Ngoại giao”. Sự né tránh của Zhu cho thấy việc Hoa Quốc Phong yêu cầu được ra khỏi Đảng là đúng.

Năm 2005, một số phương tiện truyền thông báo cáo rằng Hoa Quốc Phong đã gủi yêu cầu tương tự cho Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, và cáo buộc Đảng CSTQ đã phản bội quyền lợi chính đáng của nông dân và công nhân, trong khi đó lại phục vụ cho lợi ích của quan chức tham nhũng và tư bản.

Cũng theo các báo cáo trên, tất cả quản lý văn phòng, vệ sĩ, thư ký, tài xế của Hoa Quốc Phong cũng đều nộp đơn xin ra khỏi Đảng.

Trường hợp ông Vinh Nghị Nhân

Vinh Nghị Nhân với Giang Trạch Dân trong một phiên họp

Theo tạp chí Trend tháng 11 năm 2005 của Hong Kong, Vinh Nghị Nhân đã bốn lần xin vào Đảng. Ba lần đầu ông bị từ chối vì Đảng CSTQ cho rằng nếu không phải là đảng viên, ông Vinh sẽ làm được nhiều việc hơn cho Đảng. Ông Vinh là một doanh nhân giàu có và là một cố vấn kinh tế trung thành với Đảng. Năm 1978, theo quyết định của Đạng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế, ông Vinh đã thành lập các tổ chức giúp mang lại các nguồn đầu tư lớn của phương Tây vào Trung Quốc.

Tháng 4-1985, sau khi nộp đơn lần thứ tư, cuối cùng ông Vinh cũng được chấp nhận trở thành đảng viên.

Sau đó, ông Vinh yêu cầu thoái Đảng ba lần.

Lần đầu tiên là để phản đối vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4-6-1989. Trước đó ông đã yêu cầu lãnh đạo Đảng cần phải đàm phán với sinh viên.

Thay vì trừng phạt Vinh Nghị Nhân vì đã phá vỡ qui tắc của Đảng, năm 1993, ông được cử giữ chức Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa.

Lần thứ hai ông yêu cầu ra khỏi Đảng là vào năm 1996, sau một cuộc cãi nhau với Giang Trạch Dân. Trong một cuộc họp Bộ chính trị, ông Vinh đã chỉ trích tham nhũng trong Đảng, và nhận xét của ông đã làm cho Giang Trạch Dân cảm thấy bị xúc phạm.

Cũng sau một cuộc tranh luận với Giang Trạch Dân vào tháng 6-2000, ông Vinh lần thứ ba yêu cầu được ra khỏi Đảng.

Buổi sáng ngày 19-11-2005, trước khi qua đời, Vinh Nghị Nhân đã đưa ra tuyên bố cuối cùng. Ông nói rằng: không thể hy vọng gì vào một đảng chính trị đã đánh mất nguyên tắc của mình, chỉ biết theo đuổi tiền và lợi nhuận, và nhất là khi đảng đó không bị kiểm soát bởi luật pháp được xây dựng từ nhân dân.

.....................

Vinh Nghị Nhân đang tranh luận với

Giang Trạch Dân trong một phiên họp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét