Ngày Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Trung Quốc là láng giềng kiểu gì?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Trung Quốc là láng giềng kiểu gì?
Các động thái gần đây của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền biên giới làm ảnh hưởng tới quan hệ với một số nước láng giềng. Chủ đề thảo luận trực tuyến bằng tiếng Anh trên Google Hangout của BBC hôm nay là vai trò của Trung Quốc ở châu Á, và đây là vị hàng xóm kiểu gì.Các vị khách tham gia thảo luận là những chuyên gia về châu Á, đến từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Anh Quốc, và một người Mỹ gốc Việt.
Gồm có:
Tiến sĩ Jonathan London, là phó giáo sư khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế trường Đại học Hong Kong. Ông cũng là tác giả của blog Bấm Xin lỗi ông.
Nhà báo, blogger Trần Đông Đức từ Philadelphia, Hoa Kỳ.
Kerry Brown, giáo sư về Chính trị Trung Quốc và là Giám đốc Trung Tâm Trung Quốc học, đại học Sydney và là nhà nghiên cứu ở Chatham House.
Peng Dingding là blogger và nhà bình luận trên mạng xã hội từ Bắc Kinh.
Liu Shaojia, giáo sư kinh tế từ trường Đại học Brunel.
Đạo diễn phim tài liệu Fei Xing.
Narushige Michishita giáo sư, Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Tokyo
Ông Yasuo Naito, trưởng văn phòng báo Sankei Shimbun ở London.
Từ Ấn Độ có Cuday Bhaskar, nhà nghiên cứu từ Hội Nghiên cứu Chính sách New Delhi.
Các đại diện của Hàn Quốc là Lee Hyon Suk chuyên về truyền thông và Tiến sỹ Han-Rog Kang, nghiên cứu tại Đại học Oxford, Anh Quốc.
Cho tới nay, đa phần nhận xét về Trung Quốc mà BBC Tiếng Việt nhận được khá tiêu cực.
Riêng Trung Le viết: "Không lo Tết nhất mà mất thời gian thảo luận về Trung Quốc? Không biết mọi người từng tiếp xúc với người Trung Quốc chưa? Từng lên biên giới chưa?"
Facebooker Quang Nguyễn cho rằng: "Mọi chuyện đang yên đang lành thì Trung Quốc cứ đẻ ra tranh chấp. Hết lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, tới vùng nhận dạng ở các đảo tranh chấp và đòi hỏi xin giấy phép đánh cá.
"Trung Quốc ngày càng tự cho mình có cái trung tâm của vũ trụ, với tư tưởng đại hán lỗi thời."
Bình luận từ Nguyen Bich Thuy: "Tất cả những nước có lãnh thổ và lãnh hải tiếp giáp với Trung Quốc đều không ăn ngon ngủ yên vì tham vọng bành trướng và giấc mơ làm bá chủ toàn cầu đã được nhen nhóm từ thời xa xưa của tổ tiên dân tộc này.
"Với quan điểm: "lợi ích dân tộc không thể nhượng bộ" như Tập cận bình đã nói. Trung Quốc đang dần tìm mọi cách để biến "giấc mơ trung hoa" thành hiện thực.
"Ngay cả tên nước là Trung Quốc cũng ám chỉ rằng: Trung quốc là nước trung tâm của thế giới, tất cả các nước khác chỉ là những nước nhỏ xoay quanh nước lớn mà thôi. Hãy xem cách mà Trung quốc xử sự với các nước láng giềng Đông Bắc Á, Đông Nam Á ta sẽ biết rõ điều đó thôi."
(BBC)
Riêng Trung Le viết: "Không lo Tết nhất mà mất thời gian thảo luận về Trung Quốc? Không biết mọi người từng tiếp xúc với người Trung Quốc chưa? Từng lên biên giới chưa?"
Facebooker Quang Nguyễn cho rằng: "Mọi chuyện đang yên đang lành thì Trung Quốc cứ đẻ ra tranh chấp. Hết lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, tới vùng nhận dạng ở các đảo tranh chấp và đòi hỏi xin giấy phép đánh cá.
"Trung Quốc ngày càng tự cho mình có cái trung tâm của vũ trụ, với tư tưởng đại hán lỗi thời."
Bình luận từ Nguyen Bich Thuy: "Tất cả những nước có lãnh thổ và lãnh hải tiếp giáp với Trung Quốc đều không ăn ngon ngủ yên vì tham vọng bành trướng và giấc mơ làm bá chủ toàn cầu đã được nhen nhóm từ thời xa xưa của tổ tiên dân tộc này.
"Với quan điểm: "lợi ích dân tộc không thể nhượng bộ" như Tập cận bình đã nói. Trung Quốc đang dần tìm mọi cách để biến "giấc mơ trung hoa" thành hiện thực.
"Ngay cả tên nước là Trung Quốc cũng ám chỉ rằng: Trung quốc là nước trung tâm của thế giới, tất cả các nước khác chỉ là những nước nhỏ xoay quanh nước lớn mà thôi. Hãy xem cách mà Trung quốc xử sự với các nước láng giềng Đông Bắc Á, Đông Nam Á ta sẽ biết rõ điều đó thôi."
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét