Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Thế giới học được gì từ hiện tượng cường quốc giáo dục Phần Lan?

Ngày Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Thế giới học được gì từ hiện tượng cường quốc giáo dục Phần Lan?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Thế giới học được gì từ hiện tượng cường quốc giáo dục Phần Lan?

(GDVN) - Thế giới đã và đang lần lượt đến Phần Lan để tìm hiểu về hiện tượng cường quốc giáo dục mới nổi này. Có lẽ họ sẽ lần lượt công bố cho chúng ta biết nhiều điều thú vị nhưng đến nay ít nhất họ đã gợi ra 2 điều quan trọng.
Cuối thế kỷ 20 thế giới còn ít để ý đến Phần Lan vì Phần Lan đã từng là 1 phần của Thuỵ Điển trong suốt 6 thế kỷ rồi tiếp đến bị Nga Sa hoàng cai trị . Chỉ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta mới bắt đầu chú ý đến Phần Lan, khi Uỷ ban sáng tạo Châu Âu (EIS) xếp hạng nền kinh tế Phần Lan là “nền kinh tế sáng tạo thứ 3 thế giới” , đứng trên cả mức trung bình của Châu Âu và Mỹ. Rồi Diễn đàn kinh tế thế giới lại đánh giá Phần Lan là “nền văn hoá sáng tạo”. Năm 2003 , GDP (PPP) của Phần Lan là 163 tỉ USD (cao hơn GDP của Việt Nam mà chỉ với số dân bằng 1/17 số dân của Việt Nam)

Sang đầu thế kỷ 21, thế giới lại biết đến Phần Lan như một cường quốc giáo dục mới nổi. Qua chương trình PISA đánh giá học sinh trung học của 74 quốc gia của tổ chức quốc tế hợp tác và phát triển OCDE vào các năm 2006 rồi 2009, Phần Lan đứng đầu, còn Đức thứ 16/74 , Pháp thứ 22/74 , Mỹ thứ 31/74.

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
Thế giới đã và đang lần lượt đến Phần Lan để tìm hiểu về hiện tượng cường quốc giáo dục mới nổi này. Có lẽ họ sẽ lần lượt công bố cho chúng ta biết nhiều điều thú vị nhưng đến nay ít nhất họ đã gợi ra 2 điều quan trọng sau đây :

Thứ nhất, hiện tượng giáo dục Phần Lan đang đặt ra cho ngành giáo dục khắp thế giới đứng trước trách nhiệm đối với những học sinh phát triển sớm, sự thiếu vắng stress trong 1 hệ thống giáo dục như thế và sự cần thiết đào tạo chất lượng sư phạm cho nhà giáo.

Thứ hai, bất kỳ hệ thống giáo dục nào cũng đứng trước một thực tế là có những học sinh, sau giai đoạn giáo dục trung học 1 (tương tự sau THCS của VN) sẽ đứng trước hai ngả đường: Học nghề hay học tiếp lên bậc học cao hơn. Ở Phần Lan, người ta đã suy nghĩ và gỉải quyết vấn đề này không giống với nhiều hệ thống giáo dục khác là khắc phục sự thiếu vắng một giai đoạn thứ 2 trong giáo dục trung học đối với con đường học nghề và họ đã giải quyết thành công.
Ở bậc giáo dục đại học cũng ít ai để ý đến rằng Phần Lan chỉ có dân số 5,25 triệu người (năm 2005) mà có đến 10 trường đại học tổng hợp và 26 trường đại học khoa học ứng dụng (University of Applied Sciences ), trong đó có University of Helsinky có quy mô tới 36.000 sinh viên.


Xếp hạng giáo dục toàn cầu: Phần Lan "vượt mặt" Mỹ, Anh, Pháp, Đức

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Xep-hang-giao-duc-toan-cau-Phan-Lan-vuot-mat-My-Anh-Phap-Duc/254038.gd
Phần Lan là nước đứng đầu trong bảng xếp hạng toàn cầu được công bố bởi công ty giáo dục Pearson, tiếp đó là Hàn Quốc. Bảng xếp hạng này kết hợp các kết quả của các cuộc thi quốc tế và các dữ liệu như tỷ lệ tốt nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010.
Theo ông Michael Barber, cố vấn trưởng về giáo dục của công ty Pearson, các quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng đã cung cấp cho giáo viên một vị thế cao và có một nền "văn hóa" giáo dục.
Theo BBC, so sánh quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đã trở nên ngày càng quan trọng và bảng xếp hạng mới nhất được dựa trên một loạt các kết quả của các cuộc thi quốc tế kết hợp với các thước đó khác của hệ thống giáo dục, chẳng hạn như số lượng người đi học đại học.
Hai siêu cường giáo dục Phần Lan và Hàn Quốc đứng đầu bảng xếp hạng, theo sau bởi ba hệ thống giáo
Top 20 nước trong bảng xếp hạng
1. Phần Lan
2. Hàn Quốc
3. Hong Kong
4. Nhật Bản
5. Singapore
6. Anh
7. Hà Lan
8. New Zealand
9. Thụy Sĩ
10. Canada
11. Ireland
12. Đan Mạch
13. Australia
14. Ba Lan
15. Đức
16. Bỉ
17. Mỹ
18. Hungary
19. Slovakia
20. Nga
dục châu Á có hiệu suất cao gồm Hong Kong, Nhật Bản và Singapore.

Hệ thống giáo dục của vương quốc Anh được xếp hạng thứ sáu, đứng đầu của một nhóm trên mức trung bình bao gồm Hà Lan, New Zealand, Canada và Ireland. Nhóm này đứng trước nhóm hạng trung bao gồm Mỹ, Đức và Pháp. Ở cuối bảng xếp hạng là Mexico, Brazil và Indonesia.
Những so sánh dựa trên các cuộc kiểm tra được thực hiện một lần trong ba hoặc bốn năm, trong các lĩnh vực như khoa học, toán học và xóa mù chữ. Mục đích của xếp hạng là cung cấp một cái nhìn đa chiều hơn về thành tích giáo dục và tạo ra một ngân hàng dữ liệu sẽ được cập nhật.
Nhìn vào các hệ thống giáo dục đứng đầu bảng xếp hạng, nghiên cứu kết luận rằng việc chi tiêu cho giáo dục là quan trọng, nhưng không quan trọng bằng việc có một nền văn hóa hỗ trợ việc học tập.

Theo đó, việc chi tiêu cho giáo dục thì dễ dàng hơn để đo lường, nhưng các tác động phức tạp hơn về thái độ của xã hội đối với giáo dục có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.

Sự thành công của các nước châu Á trong các bảng xếp hạng phản ánh giá trị cao gắn liền với giáo dục và sự mong đợi của các bậc cha mẹ. Theo báo cáo kèm theo bảng xếp hạng, điều này có thể tiếp tục là một yếu tố khi gia đình di cư sang các nước khác.
Nhìn hai nước đứng đầu bảng xếp hạng là Phần Lan và Hàn Quốc, báo cáo cho biết có sự khác biệt lớn, nhưng các yếu tố phổ biến là một niềm tin được chia sẻ trong xã hội về tầm quan trọng của giáo dục và "mục tiêu đạo đức cơ bản".

Bản báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo viên chất lượng cao và việc cần phải tìm cách để tuyển dụng những giáo viên tốt nhất. Điều này có thể liên quan đến vị thế của giáo viên và sự tôn trọng nghề nghiệp cũng như mức lương. Bảng xếp hạng cho thấy rằng không có mối liên hệ rõ ràng giữa lương tương đối cao hơn và hiệu suất cao hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy có những hậu quả kinh tế trực tiếp của hệ thống giáo dục có hiệu suất cao và thấp, đặc biệt là trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, dựa trên các kỹ năng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét