Ngày Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết “Miếng trầu là đầu câu chuyện”
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Ăn trầu là một tập tục truyền thống có từ lâu đời và phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và châu Đại Dương. Tại Việt Nam tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cổ tích nổi tiếng “Chuyện Trầu cau”.
Theo các chuyên gia lịch sử, với người Việt Nam, ăn trầu không đơn thuần chỉ là một thói quen, một tập tục mà còn là yếu tố cấu thành nên những giá trị văn hóa truyền thống.
Đọc E-paper
Tại triển lãm có khoảng 100 hiện vật, tài liệu, hình ảnh tiêu biểu về văn hóa trầu cau như: Bình vôi, ống vôi, ống nhổ, dao bổ cau, têm trầu, khay trầu, cối giã trầu, xà tích, ống nhổ… của nhiều dân tộc như Kinh, Tày, Chăm, Khmer, Xơ Đăng, Xtieng… có từ thế kỷ XI-XIX. Cũng như các loại vật dụng khác, trong xã hội cũ, bộ dụng cụ ăn trầu thể hiện rõ đẳng cấp người sử dụng.
Đối với tầng lớp bình dân, bộ dụng cụ này được tạo tác đơn giản, bằng những chất liệu dễ kiếm như tre, gỗ, đồng, gốm, vải… Ngược lại, đối với tầng lớp quý tộc, chúng được làm bằng chất liệu quý như vàng, bạc, ngọc, pha lê… việc tạo dáng, trang trí cũng độc đáo, tinh xảo và cầu kỳ.
Khi bình vôi bị đặc ruột hoặc lỡ bị sứt mẻ thì người ta không đem vứt bỏ mà cẩn thận treo, xếp ở gốc đa đầu làng. Vì thế, bình vôi khi chế tác đã được đầu tư nhiều công sức, trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa Việt và tính thẩm mỹ cao: Bình vôi với tay cầm đắp hình rồng, hình trâu, hình nghê, buồng cau…
Các bộ dụng cụ ăn trầu ở triển lãm không chỉ cho người thưởng ngoạn hồi tưởng và hình dung đầy đủ những khía cạnh văn hóa của tục ăn trầu ở Việt Nam mà còn thấy lại và tự hào về những di sản mỹ thuật giá trị, vang bóng một thời.
Trầu cau và văn hóa ăn trầu gắn bó với đời sống người Việt qua nhiều đời, nhiều thế hệ nên nó còn hiện diện và lắng đọng sâu đậm trong văn học dân gian, ca dao, dân ca: “Tiện đây ăn một miếng trầu/Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là”; “Em về, anh gửi buồng cau/Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy”; “Cau non tiễn chũm hạt đào/Trầu têm cánh phượng dọc dao Lưu Cầu” hoặc “Trầu này đủ vỏ, đủ vôi/Đủ cau, đủ thuốc, đủ mùi xạ hương”…
Đặc biệt, trầu têm cánh phượng là biểu tượng cho sự duyên dáng, quyến rũ và khéo léo của người phụ nữ. Chẳng phải vô tình mà hình ảnh của các bà, các cô mời trầu, giã trầu, têm trầu lại thu hút được sự chú ý và ngưỡng mộ của người Pháp đến mức đã đưa lên bưu ảnh một thời và ông Henry Oger đã khắc họa bằng những hình khắc sinh động trong sưu tập tranh của ông cách đây hơn 100 năm.
Ngày nay rất ít người còn có thói quen ăn trầu, mặc dù trầu, cau luôn hiện diện trong các nghi lễ truyền thống quan trọng như cưới hỏi, tế tự, tang ma, táng tục…
Nguồn: doanhnhansaigon.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét