Ngày Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Người Việt thời ra ngõ gặp... fastfood
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Người Việt thời ra ngõ gặp... fastfood
Việt Nam đang trở thành miền đất hứa của các hãng kinh doanh đồ ăn nhanh (fastfood) ngoại với những kế hoạch mở rộng kinh doanh đầy tham vọng.
Mở chục ngàn nhà hàng
Khác với cảm giác “xa xỉ” cách đây 10 năm, việc giới trẻ Việt Nam ngày nay bước vào một cửa hàng ăn nhanh như KFC, Lotteria, đã trở lên quen thuộc, không còn xa lạ.
Bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam năm 1997 với nhà hàng đầu tiên tại trung tâm thương mại sầm uất Saigon Super Bowl Trade Center tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay KFC (Mỹ) đã có mặt tại 19 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 100 cửa hàng fastfood tính tới cuối năm 2011.
Theo kế hoạch, KFC sẽ mở được 116 nhà hàng tại Việt Nam tới cuối năm 2012 và nâng con số nhà hàng fastfood KFC lên con số 200 vào năm 2015.
Theo thống kê không chính thức, hiện KFC đang nắm khoảng 60% thị phần fastfood tại Việt Nam, phục vụ khoảng 20 triệu lượt người ăn.
Lotteria, một thương hiệu fastfood của Hàn Quốc xuất hiện tại Việt Nam năm 2004, cũng đã kịp có được 140 nhà hàng fastfood. Năm 2011, Lotteria cũng có 100 nhà hàng sau 6 năm tại Việt Nam và cũng không dấu diếm tham vọng nâng con số lên 200 trong vòng 5 năm tới (2016).
Cũng vào Việt Nam từ rất sớm, năm 1997, hiện tại Jollibee Foods (Philippines), cũng đã có hàng chục nhà hàng tại Việt Nam. Năm 2009, Jollibee có 14 nhà hàng chỉ sau 2 năm và có tham vọng mở thêm nhiều nhà hàng nữa tại Việt Nam.
Baskin Robbins (Mỹ) vào Việt Nam từ rất sớm, năm 1994 nhưng sau đó dừng kinh doanh do thuế nhập khẩu nguyên liệu tăng cao và quyết định trở lại đầu năm 2012. Trong vòng 5 năm tới, Baskin Robbins sẽ mở 32-50 nhà hàng tại Việt Nam.
Pizza Hut vào Việt Nam năm 2005 và sau một thời gian thăm dò, họ mở nhà hàng đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 và tính tới cuối năm 2011, Pizza Hut đã có 19 nhà hàng và sẽ không dừng lại ở con số đó.
Subway cũng phấn đấu mở thêm 10 nhà hàng trong năm 2013. BBQ Chicken (Hàn Quốc) vào Việt Nam cuối năm 2006, hiện đã có 15 nhà hàng tại Hà Nội và dự kiến năm tới sẽ mở thêm 8 - 10 nhà hàng.
McDonald’s và Burger King (Mỹ) cũng đang chuẩn bị vào Việt Nam. Con số nhà hàng sẽ được mở tại Việt Nam không được tiết lộ nhưng Burger King có kế hoạch sẽ mở 1 nhà hàng/160.000 dân và nếu điều này là sự thực, con số nhà hàng fastfood Burger King tại Việt Nam sẽ là khủng khiếp.
“Mục tiêu của chúng tôi là mở càng nhiều cửa hàng càng nhanh càng tốt,” ông Elias Diaz Sese, chủ tịch Berger King châu Á Thái Bình Dương trả lời báo chí Việt Nam gần đây.
Starbbucks cũng đang âm thầm chuẩn bị vào Việt Nam, có thể đầu năm 2013, khi đã nhanh chóng mua tên miền Việt (.VN) và nếu truy cập vào website này, nó sẽ dẫn tới trang chủ của hãng .
Như vậy nếu tính sơ sơ, Việt Nam sẽ có hàng chục ngàn nhà hàng fastfood trên cả nước, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng...trong vài năm tới.
Với mật độ dày đặc như vậy, viễn cảnh tới năm 2015, người Việt ra đường....gặp fastfood không phải là mơ hồ. Tuy nhiên các hãng fastfood cũng sẽ không dễ dàng thực hiện kế hoạch của mình trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam.
Cạnh tranh trên đất Việt Nam?
Theo khảo sát của Neilsen Vietnam năm 2010, nhiều người Việt Nam mong muốn được ăn fastfood, tuy nhiên đại đa số người dân vẫn chọn các loại phở, bánh canh, xôi và cháo là các món ăn nhanh của mình.
Cũng theo nhận định trên, Việt Nam hiện đã có mặt khá đầy đủ các thương hiệu fastfood nổi tiếng trên thế giới và các đô thị lớn đang là tâm điểm canh tranh giữa các hãng fastfood.
Điều lưu ý là các sản phẩm fastfood chủ yếu mang “vị” Tây, chưa phù hợp với người Việt. Ngoài ra so với các món bình dân tại Việt Nam, fastfood vẫn khá đắt đỏ, trong khi đây cũng chỉ là món ăn bình dân....ở trời “Tây”.
Hiện tại hãng fastfood Johney Rockets vẫn chưa chính thức tham gia vào thị trường Việt Nam mặc dù đã thuê một đối tác nghiên cứu thị trường này được....4 năm. Johney Rockets cho biết sẽ vào Việt Nam, có kế hoạch mở 10 nhà hàng trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên hiện tại mới chỉ là kế hoạch.
Lotteria cũng cho biết sẽ lùi thời gian nhượng quyền thương hiệu tới tận năm 2013 do những khó khăn, phức tạp và thách thức của thị trường Việt Nam. Ông Cho Young Jin, Tổng giám đốc Lotteria Hàn Quốc thừa nhận sự khác biệt về văn hóa và thói quen của người Việt Nam và cần phải thay đổi để thích ứng.
“Do khó khăn về kinh tế, nhu cầu fastfood tại Việt Nam cũng giảm và thực tế thị người Việt vẫn chưa quen với fastfood,” ông Jin nói.
Trước đó Lotteria có kế hoạch nhượng quyền trong năm 2011 sau khi đạt mức 100 nhà hàng. “Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu phương án nhượng quyền: 100% hoặc một phần” ông Jin nói.
BBQ Chicken (Hàn Quốc) cũng đã phải quyết định thay đổi diện mạo nhà hàng cho phù hợp với văn hóa của người Việt. BBQ Chicken cho biết, quý 1/2013, Công ty sẽ ra mắt ý tưởng nhà hàng mới với hình ảnh hoàn toàn mới mẻ, thực đơn phong phú hơn phù hợp với đa số khách hàng tại thị trường Việt Nam.
Nguyên Hưng
Bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam năm 1997 với nhà hàng đầu tiên tại trung tâm thương mại sầm uất Saigon Super Bowl Trade Center tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay KFC (Mỹ) đã có mặt tại 19 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 100 cửa hàng fastfood tính tới cuối năm 2011.
Theo kế hoạch, KFC sẽ mở được 116 nhà hàng tại Việt Nam tới cuối năm 2012 và nâng con số nhà hàng fastfood KFC lên con số 200 vào năm 2015.
Theo thống kê không chính thức, hiện KFC đang nắm khoảng 60% thị phần fastfood tại Việt Nam, phục vụ khoảng 20 triệu lượt người ăn.
Lotteria, một thương hiệu fastfood của Hàn Quốc xuất hiện tại Việt Nam năm 2004, cũng đã kịp có được 140 nhà hàng fastfood. Năm 2011, Lotteria cũng có 100 nhà hàng sau 6 năm tại Việt Nam và cũng không dấu diếm tham vọng nâng con số lên 200 trong vòng 5 năm tới (2016).
Cũng vào Việt Nam từ rất sớm, năm 1997, hiện tại Jollibee Foods (Philippines), cũng đã có hàng chục nhà hàng tại Việt Nam. Năm 2009, Jollibee có 14 nhà hàng chỉ sau 2 năm và có tham vọng mở thêm nhiều nhà hàng nữa tại Việt Nam.
Baskin Robbins (Mỹ) vào Việt Nam từ rất sớm, năm 1994 nhưng sau đó dừng kinh doanh do thuế nhập khẩu nguyên liệu tăng cao và quyết định trở lại đầu năm 2012. Trong vòng 5 năm tới, Baskin Robbins sẽ mở 32-50 nhà hàng tại Việt Nam.
Pizza Hut vào Việt Nam năm 2005 và sau một thời gian thăm dò, họ mở nhà hàng đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 và tính tới cuối năm 2011, Pizza Hut đã có 19 nhà hàng và sẽ không dừng lại ở con số đó.
Subway cũng phấn đấu mở thêm 10 nhà hàng trong năm 2013. BBQ Chicken (Hàn Quốc) vào Việt Nam cuối năm 2006, hiện đã có 15 nhà hàng tại Hà Nội và dự kiến năm tới sẽ mở thêm 8 - 10 nhà hàng.
McDonald’s và Burger King (Mỹ) cũng đang chuẩn bị vào Việt Nam. Con số nhà hàng sẽ được mở tại Việt Nam không được tiết lộ nhưng Burger King có kế hoạch sẽ mở 1 nhà hàng/160.000 dân và nếu điều này là sự thực, con số nhà hàng fastfood Burger King tại Việt Nam sẽ là khủng khiếp.
“Mục tiêu của chúng tôi là mở càng nhiều cửa hàng càng nhanh càng tốt,” ông Elias Diaz Sese, chủ tịch Berger King châu Á Thái Bình Dương trả lời báo chí Việt Nam gần đây.
Starbbucks cũng đang âm thầm chuẩn bị vào Việt Nam, có thể đầu năm 2013, khi đã nhanh chóng mua tên miền Việt (.VN) và nếu truy cập vào website này, nó sẽ dẫn tới trang chủ của hãng .
Như vậy nếu tính sơ sơ, Việt Nam sẽ có hàng chục ngàn nhà hàng fastfood trên cả nước, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng...trong vài năm tới.
Với mật độ dày đặc như vậy, viễn cảnh tới năm 2015, người Việt ra đường....gặp fastfood không phải là mơ hồ. Tuy nhiên các hãng fastfood cũng sẽ không dễ dàng thực hiện kế hoạch của mình trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam.
Cạnh tranh trên đất Việt Nam?
Theo khảo sát của Neilsen Vietnam năm 2010, nhiều người Việt Nam mong muốn được ăn fastfood, tuy nhiên đại đa số người dân vẫn chọn các loại phở, bánh canh, xôi và cháo là các món ăn nhanh của mình.
Cũng theo nhận định trên, Việt Nam hiện đã có mặt khá đầy đủ các thương hiệu fastfood nổi tiếng trên thế giới và các đô thị lớn đang là tâm điểm canh tranh giữa các hãng fastfood.
Điều lưu ý là các sản phẩm fastfood chủ yếu mang “vị” Tây, chưa phù hợp với người Việt. Ngoài ra so với các món bình dân tại Việt Nam, fastfood vẫn khá đắt đỏ, trong khi đây cũng chỉ là món ăn bình dân....ở trời “Tây”.
Hiện tại hãng fastfood Johney Rockets vẫn chưa chính thức tham gia vào thị trường Việt Nam mặc dù đã thuê một đối tác nghiên cứu thị trường này được....4 năm. Johney Rockets cho biết sẽ vào Việt Nam, có kế hoạch mở 10 nhà hàng trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên hiện tại mới chỉ là kế hoạch.
Lotteria cũng cho biết sẽ lùi thời gian nhượng quyền thương hiệu tới tận năm 2013 do những khó khăn, phức tạp và thách thức của thị trường Việt Nam. Ông Cho Young Jin, Tổng giám đốc Lotteria Hàn Quốc thừa nhận sự khác biệt về văn hóa và thói quen của người Việt Nam và cần phải thay đổi để thích ứng.
“Do khó khăn về kinh tế, nhu cầu fastfood tại Việt Nam cũng giảm và thực tế thị người Việt vẫn chưa quen với fastfood,” ông Jin nói.
Trước đó Lotteria có kế hoạch nhượng quyền trong năm 2011 sau khi đạt mức 100 nhà hàng. “Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu phương án nhượng quyền: 100% hoặc một phần” ông Jin nói.
BBQ Chicken (Hàn Quốc) cũng đã phải quyết định thay đổi diện mạo nhà hàng cho phù hợp với văn hóa của người Việt. BBQ Chicken cho biết, quý 1/2013, Công ty sẽ ra mắt ý tưởng nhà hàng mới với hình ảnh hoàn toàn mới mẻ, thực đơn phong phú hơn phù hợp với đa số khách hàng tại thị trường Việt Nam.
Nguyên Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét