Ngày Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Dạy con theo kiểu Tây, nên hay không?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Mẹ Tây dạy con tự lập từ rất sớm (Ảnh minh họa). |
>>> 11 cách giúp con học tốt hơn
>>> Trẻ cong vẹo cột sống vì ngồi xem tivi
>>> Dạy con kiểu pháp, trẻ ngoan hơn
Có một điều mà không ít các bậc phụ huynh đều nhận thấy được đó là ở Việt Nam chưa có khái niệm “văn hóa dạy con” và hầu hết các ông bố bà mẹ đều xót con, chiều con hơn là dạy con, khác hẳn với cách giáo dục trẻ của người phương Tây.
Đúng là câu hỏi thời hội nhập: nhập đủ thứ. Nhập cả… từ tên con đến cách dạy con! Nhưng dạy “kiểu Tây” là kiểu gì? Dạy “kiểu Ta” thì đã làm sao mà phải “dòm ngó” “kiểu Tây”? Và nếu “kiểu Tây” very good thì cứ vô tư thoải mái sử dụng, có ai… đòi tiền bản quyền đâu, hỏi chi mất công vậy?
Phải hỏi! Bởi mới đầu thấy “con Tây” có tí tuổi đầu mà nề nếp, tự lập, khỏe mạnh, năng động… ham quá! Còn con mình, nhìn mắc bực: nhút nhát, yếu xìu, vô kỷ luật, 10 tuổi rồi mà để “nó” ở nhà một mình đôi ngày là… rách việc lắm, cái gì cũng “mẹ”!
Nhưng nhìn kỹ thì phát hiện “kiểu Tây” thường đính kèm các “tác dụng phụ” đầy phật ý! Tỉ như: 18 tuổi là con Tây “biến” khỏi nhà, một đi chơi không trở lại, chỉ “hạ cố” thăm cha viếng mẹ như thăm… hàng xóm. Yêu ai, cưới ai là tự “nó” quyết định, cha mẹ chỉ việc đứng ngó chứ không được phép “chen” vào: “sốc nặng”!
Không giống dạy theo “kiểu Ta”: ngoài 30 tuổi rồi mà mẹ có bắt chia tay “cái đứa không hợp tuổi” thì con phải “nghiêm túc nghiên cứu thông tư, chỉ thị”, là con hiếu thảo thì phải “hầu bên gối mẹ”; mẹ bảo học ngành gì con phảo học ngành đó, con thích và có khả năng hay không: chẳng quan trọng!??? Thế mới thỏa mãn, mới hài lòng!
Nhưng rồi vẫn cứ muốn con năng động, tự lập, hoạt bát, hạnh phúc, nên mới phân vân, chẳng biết chọn cách nào cho… được tất mà không mất gì!
Dạy con kiểu tây ưu điểm là trẻ tự lập và tự tin (Ảnh minh họa). |
Đãi cát tìm vàng
Nhìn lại cách giáo dục “kiểu Ta”, với “tuyên ngôn”: “Cha mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con!”. Cách này, con “khỏe” lắm, mọi tình huống phát sinh từ cuộc sống đã có cha mẹ giải quyết hết, con chỉ lo học giỏi là được. Vậy là con mất hết cơ hội học kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất: xử lý tình huống.
Thiếu kỹ năng thiết yếu này, con trở nên nhút nhát, tinh thần yếu ớt, không thể tự lập. Và khi bị làm “lính kiểng” như thế, con cũng không hiểu mình đi học để làm gì, vì con không hề có cơ hội sử dụng kiến thức; tư tưởng lười học - ỷ lại cũng phát sinh theo “mọi chuyện đã có mẹ lo”.
Chỉ “được” mỗi một điều: hầu bên gối mẹ, dính chặt với cha mẹ. Đương nhiên! Để lỡ có chuyện gì thì còn có cha mẹ “đỡ đạn” cho chứ!
Ngó qua cách giáo dục “kiểu Tây”, phương châm cũng khá rõ ràng: cuộc đời đầy chông gai, cha mẹ sẽ trang bị cho con đủ kỹ năng và con sẽ là người tự bước đi, chứ cha mẹ sẽ không “bế” con qua khỏi mớ chông gai đó, lỡ có xây xát chút đỉnh thì ráng... tự phục hồi! Đây là quy trình cho “xuất xưởng” những đứa trẻ với tinh thần độc lập tự cường rất cao, rất chịu khó học, nhưng lại ít gắn bó với cha mẹ.
Rõ ràng, kiểu giáo dục nào cũng có “vàng” trộn lẫn với “cát”!
Giữ “vàng” cách nào – vứt “cát” ra sao?
“Vàng” trong giáo dục “kiểu Tây” là sự tự lập, tính năng động, khả năng xử lý tình huống tốt. Điều này không khó để có được: dạy con làm việc nhà từ bé – bé là từ 1 tuổi! 1 tuổi phải bắt đầu học tự xúc ăn, có thể bò hoặc lẫm chẫm đi lấy giúp cha mẹ những món đồ đơn giản an toàn như tờ báo, cái cốc nhựa, tã giấy…
Những hoạt động dạng này sẽ phức tạp dần theo tuổi, đây là loại hạt giống rất tốt cho tính tự lập năng động, đồng thời là liều vắc xin hữu hiệu phòng ngừa chứng ích kỷ, thói vô trách nhiệm.
“Vàng” trong giáo dục “kiểu Ta” là sự gắn bó quyến luyến sâu đậm với gia đình. Nguồn gốc của gắn bó là yêu thương, và nguồn gốc của yêu thương là trách nhiệm: Ta có trách nhiệm với ai càng nhiều thì ta càng yêu thương người đó.
Muốn bé yêu thương gia đình càng nhiều thì hãy trao vào tay bé nhiều trách nhiệm nho nhỏ để chăm sóc gia đình – những việc thật đa dạng nhưng không quá sức. Được thế, dần dần bé sẽ rất yêu thương gia đình, và sự gắn bó đương nhiên sẽ đến.
Làm việc nhà như một mảnh đất chứa đầy vàng ròng, vừa giúp con có kỹ năng xử lý tình huống độc lập tốt, lại vừa khiến con biết yêu thương, gắn bó với mẹ cha! Vậy mà từ khá lâu rồi, “mảnh đất vàng” ấy được “kính dâng” trọn vẹn cho các cô giúp việc.
Còn những bé cưng thì toàn bị… ăn “cát”! Để rồi một hôm, ai đó phải giật mình tư vấn “dạy con theo kiểu Tây, nên hay không?”
Theo Eva
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét