Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Nhà hàng Bắc Kinh gỡ bỏ bảng hiệu không phục vụ người VN và chó

Ngày Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Nhà hàng Bắc Kinh gỡ bỏ bảng hiệu không phục vụ người VN và chó
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!




Nhà hàng Beijing Snacks gỡ bỏ biển báo "không phục vụ khách Nhật, Philippines, Việt Nam và chó" nhưng không chịu xin lỗi.
Hãng thông tấn Pháp AFP cho hay ông Vương, chủ nhà hàng, buộc phải gỡ biển hiệu bằng hai thứ tiếng Trung-Anh nói "không phục vụ người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó" vì "phiền nhiễu quá".
Nhưng ông vẫn khẳng định không hối tiếc về hành động của mình và sẽ không xin lỗi.
"Tôi không hối tiếc. Tôi chỉ phải nhận quá nhiều cuộc gọi điện thoại về việc này mà thôi," ông nói với AFP.
Chủ nhà hàng họ Vương tỏ ra ngạc nhiên trước phản ứng dữ dội về tấm biển nhưng cho rằng người ta có thể hiểu sai ý của ông.
"Có thể họ hiểu lầm... tấm biển chỉ đơn thuần có nghĩa là chúng tôi không phục vụ khách từ các nước đó mà thôi."
Tuy nhiên, sự giống nhau không thể lẫn lộn giữa tấm biển của ông Vương và biển hiệu "Cấm chó và người Trung Quốc" ở Thượng Hải thời kỳ thực dân Anh chiếm đóng đầu thế kỷ 20 đã gây phẫn nộ tại các quốc gia lân cận, nhất là Việt Nam.

Trường hợp cá biệt?

Trong khi đó, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TP HCM được dẫn lời nói việc làm của chủ nhà hàng Beijing Snacks là 'sai trái'.

Nhà hàng ở Bắc Kinh trương biển hiệu tuyên bố 'không phục vụ người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và chó'.

Hành động này đã gây phẫn nộ trong dư luận các nước xung quanh.

Tổng lãnh sự Trác Lôi Minh nói với báo Tuổi Trẻ rằng đây là “hiện tượng cực kỳ cá biệt. Ở đâu, chỗ nào cũng có những loại người không tốt”.

Ông Trác nói việc làm này "không đại diện cho đông đảo nhân dân và cũng không đại diện cho lập trường của chính phủ”.

Tuy nhiên ông từ chối bình luận về việc xử lý.

Trước đó, quan chức ngoại giao từ Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh nói với BBC rằng giới hữu trách Việt Nam sẽ có phản ứng thích hợp để "bảo đảm các bên đều tôn trọng tình hữu nghị song phương" tuy cũng không nói rõ đó là phản ứng gì.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130228_chinese_foodshop_removed_sign.shtml
----------------
RFI:
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130228-quan-an-tai-bac-kinh-go-thong-bao-co-noi-dung-ky-thi-bai-ngoai

Quán ăn tại Bắc Kinh gỡ thông báo có nội dung kỳ thị bài ngoại

Quán ăn Bắc Kinh cấm người Nhật, người Việt Nam, người Philippines...
Quán ăn Bắc Kinh cấm người Nhật, người Việt Nam, người Philippines...
DR

Anh Vũ
Sau khi gây làn sóng phẫn nộ tại nhiều nước, tấm bảng thông báo có nội dung kỳ thị bài ngoại nhằm trực tiếp vào người Việt Nam, Nhật Bản và Philippines của một quán ăn tại Bắc Kinh hôm nay 28/2/2013 đã được gỡ bỏ, tuy nhiên chủ quán không thừa nhận việc làm của mình là sai.

Theo AFP, ông chủ quán ăn có họ Vương này cho biết việc treo tấm biển « quán này không phục vụ người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó » bằng tiếng Hoa và Anh đã gây ra nhiều phiền toái. Tuy vậy ông ta khẳng định là không có gì hối tiếc về việc làm này, mặc dù đã nhận rất nhiều cú điện thoại gọi đến vì chuyện tấm biển thông báo. Ông chủ quán này nói thêm là ông không có ý định nói lời xin lỗi về việc làm này.
Có thể cũng đã ý thức đựoc phần nào mức độ nghiêm trọng, ông chủ quán đã chống chế rằng có thể « mọi người đã hiểu sai ý định của chúng tôi. Chúng tôi chỉ không phục vụ những khách hàng là người các nước đó mà thôi ».
Hãng tin Pháp nhắc lại, Việt Nam và Philippines là hai nước đang bị Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên các hòn đảo tại Biển Đông, còn với Nhật Bản thì tại biển Hoa Đông
Ngay sau khi tấm biển nói trên được một du khách phát hiện và chụp ảnh tung lên mạng, việc làm của ông chủ quán ăn tại Bắc Kinh này đã gây lên một làn sóng phẫn nộ trên các mạng thông tin tại 3 nước liên quan, nhất là tại Philippines và Việt Nam.
Cho dù việc làm trên chỉ mang tính cá nhân đơn lẻ, nhưng thể hiện một thái độ kỳ thị, bài ngoại mang nặng đầu óc dân tộc cực đoan, một điều mà thế giới văn minh ngày nay lên án và loại trừ.
Bản thân người Trung Quốc trong quá khứ dưới thời thuộc địa đã từng phải chịu nhiều đau khổ vì bị kỳ thị đối xử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét