Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Những lễ hội "dựng tóc gáy" chỉ có ở Việt Nam

Ngày Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Những lễ hội "dựng tóc gáy" chỉ có ở Việt Nam
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Những lễ hội "dựng tóc gáy" chỉ có ở Việt Nam
Đó là những lễ hội đậm nét truyền thống, đem đến cảm giác cực mạnh cho người xem hiện vẫn được lưu giữ tại Việt Nam.Không ít người "rùng mình" khi chứng kiến cảnh chém lợn bằng lưỡi đao bén ngọt ở Ném Thượng, Bắc Ninh hay lễ đâm trâu đậm nét truyền thống nơi Tây Nguyên thượng ngàn... Đó là những lễ hội có từ lâu đời và chứa đựng nhiều ý nghĩa tại một số vùng miền của người Việt.
Lễ hội chém lợn Bắc Ninh
Vào mồng 6 Tết Âm lịch hàng năm, người dân thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm (Tiên Du, Bắc Ninh) lại tổ chức lễ hội chém lợn tế Thánh.
Lễ hội này bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, theo đó có một vị tướng cuối đời Lý, khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân đã mở hội chém lợn để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.
Trước khi làm lễ tế Thánh, hai chú lợn được rước đi quanh làng từ 9h sáng đến 11h trưa thì quay lại sân đình. Khi đó, hai thủ đao được dân làng chọn từ những gia đình hạnh phúc, con cháu đề huề, nuôi lợn mát tay, khỏe mạnh và phải đúng 50 tuổi sẽ ra tay chém hai chú lợn để tế Thánh.
Hình ảnh của lễ chém lợn
Bằng lưỡi đao bén ngọt, hai chú lợn thờ nhanh chóng bị chém đứt đôi, máu văng đầy ra sân trong sự hò reo phấn khích của đám đông chứng kiến.
Theo phong tục cổ xưa, ý nghĩa sâu kín của lễ chém lợn tế Thánh liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: máu được đồng nhất với tia sét, với tia nắng... có khả năng làm thụ thai, làm cho sự sống sinh sôi. Tế thần bằng máu có nghĩa là cầu mong sức sống tràn trề cho tất cả mọi người trong làng.

Chính vì thế, kết thúc lễ chém lợn, dân làng và du khách thập phương thường cầm những tờ tiền lẻ chấm vào máu lợn rồi mang về đặt lên ban thờ, cầu cho một năm may mắn và sung túc.

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Lễ hội đâm trâu là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam, được tiến hành nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác.

Tùy theo mục đích, hoàn cảnh cụ thể và tùy theo từng sắc tộc mà lễ hội này được tổ chức trong những thời điểm, khoảng thời gian và không gian khác nhau song thường là bên cạnh những ngôi nhà chung của buôn làng như nhà dài, nhà rông ...

Người chủ trì lễ hội là một già làng. Để chuẩn bị cho lễ hội, dân làng chọn một con trâu khỏe mạnh đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 m. Đây là một cây cột gỗ hoặc tre đặc biệt được trang trí bằng các hoa văn, hoa rừng, cờ thật đẹp. Trên đỉnh cột thường đặt một biểu trưng chẳng hạn như chim phượng hoàng tạc bằng gỗ.

Mở đầu nghi lễ, người chủ trì sẽ đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời thần linh xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Chủ trì khấn xong thì các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Cả làng nhảy múa, ca hát, uống rượu, biểu diễn võ thuật.

Quang cảnh của lễ đâm trâu

Sau các màn múa hát là nghi lễ đâm trâu - phần quan trọng bậc nhất của lễ hội. Các tráng sĩ được trang bị lao dài sẽ phóng lao giết trâu, vừa phóng lao vừa biểu diễn các bài võ thuật. Chàng nào chỉ đâm một nhát mà trâu chết ngay thì được khen ngợi.

Con trâu bị giết được đem xẻ thịt nhỏ chia cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan. Một phần thịt trâu được dành lại ăn uống chung tại nhà Rông. Đầu trâu được gác lên cột lề. Sáng ngày sau còn có lễ rước đầu trâu lên nhà Rông. Đầu trâu được chẻ ra làm món ăn. Riêng cặp sừng được giữ lại và treo lên vách nhà Rông. Người làng còn lấy máu trâu hòa với rượu để rửa những bảo vật truyền kiếp nhà Rông

Lễ hội đâm trâu của các dân tộc Tây Nguyên thường được so sánh với lễ hội đấu bò tót của người Tây Ban Nha. Trong cả hai lễ hội, con vật đều bị giết chết bằng những cú đâm chí tử. Ngày nay, hoạt động đấu bò tót đã bị đình chỉ do tính dã man của nó.

Lễ hội chọi trâu Hải Phòng

Chọi trâu là một loại hình lễ hội được tổ chức tại một số nơi ở Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm.

Để chuẩn bị cho lễ hội này, người nuôi trâu phải lựa chọn rất công phu trong việc tìm và nuôi dưỡng trâu, chăm sóc kỹ lưỡng trong khoảng một năm.

Trường đấu của lễ hội là một bãi đất rộng, ngày nay thường là sân vận động, nơi có thể chứa hàng nghìn người đến cổ vũ. Trước giờ khai cuộc, người huấn luyện sẽ dẫn trâu ra sới cho quen dần với không khí.

Hai con trâu "hăng máu" khi đấu chọi

Khi cuộc đấu bắt đầu, từ hai phía của sới chọi, hai "ông trâu" được dẫn ra với người che lọng và múa cờ hai bên. Khi cặp trâu cách nhau 20 m, người dắt nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi khẩn trương thoát ra ngoài. Hai đấu sĩ trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát... Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của khán giả.

Các ông trâu sẽ sử dụng nhiều miếng “võ” hiểm đã được luyện thuần thục để tấn công đối phương như hổ lao, ghì ngà, móc mắt, cáng hầu, móc chân… Có những trận kết thúc chóng vánh, nhưng cũng có trận kéo dài hàng chục phút bất phân thắng bại, cả hai chú trâu đều đẫm máu vì những vết thương cơ thể. Không ít cuộc đấu kết thúc với cái chết của một trong hai đấu sĩ.

Kết thúc lễ hội, con trâu vô địch sẽ làm một cuộc rước giải về đình làm lễ tế thần. Theo tập tục của địa phương, tất cả các “ông trâu” tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt. Sau khi giết trâu, người làng sẽ lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần. Mọi người cùng ăn chúc phúc.

Theo quan niệm của người dân, sau khi ăn thịt con trâu thắng cuộc, mọi người sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển.

Biến nhà tù thành khách sạn đẹp như mơ

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Biến nhà tù thành khách sạn đẹp như mơ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Biến nhà tù thành khách sạn đẹp như mơ
Sau 150 năm làm nhà tù nơi đây được biến đổi thành khách sạn vô cùng sang trọng.Het Arresthuis từng là một trong những nhà tù khét tiếng ở Hà Lan trong gần 150 năm. Đây chắc chắn là địa điểm mà đa phần trong số chúng ta không muốn ở.
Tuy nhiên, sau khi đóng cửa nhà tù và thay đổi hoàn toàn, hiện tại rất nhiều người phải trả những số tiền không nhỏ để được ở trong ngôi nhà tù cũ này.
Từ 105 phòng giam hiện nhà tù này đã được chuyển đổi thành 40 căn phòng khách sạn, trong đó có 24 phòng tiêu chuẩn, 12 phòng sang trọng và 4 phòng cao cấp. Tất cả đều có nội thất hiện đại và được thiết kế vô cùng sang trọng.
Tất cả các căn phòng đều chống chỉ định không được phép hút thuốc, có tivi màn hình phẳng, miễn phí wifi và thậm chí có cả máy pha trà và café cá nhân.
Khách sạn còn có phòng tắm hơi, trung tâm thể dục, vườn thảo mộc…

Het Arresthuis được mở cửa từ năm 1862 và nhanh chóng thiết lập danh tiếng trở thành một trong những nhà tù đáng sợ nhất.
Sau một vài năm bị cấm, nhà tù mở cửa lại từ năm 2002. Đến giữa năm 2007 nó lại đóng cửa vĩnh viễn và sau đó được chuyển đổi thành khách sạn.
Het Arresthuis không phải là nhà tù duy nhất được chuyển thành mô hình khách sạn.
Sau khi bị đóng cửa năm 1996, nhà tù Oxford cunxg được chuyển thành khách sạn Malmaison.
Một nhà tù khác hiện cũng là khách sạn là Jailhotel Lowengraben ở Lucerne. Được xây dựng năm 1862, nó là nhà tù cho đến năm 1998 trước khi được chuyển thành khách sạn.
Những hình ảnh của khách sạn nhà tù đẹp này:



Bức ảnh trước đây của nhà tù


Mặt trước của khách sạn hôm nay


Hiện tại nó đã được trang hoàng vô cùng lộng lẫy thành khách sạn


Phòng ăn lớn sang trọng



Phòng ngủ đơn giản nhưng tinh tế


Khu quầy bar


Nhà bếp luôn sạch sẽ và sáng loáng



Phòng tắm


Khuôn viên bên ngoài


Những cánh cửa nhà tù ngày xưa còn được lưu giữ như một phần ký ức

http://us.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/bien-nha-tu-thanh-khach-san-dep-nhu-mo-c159a523402.html

Trường của em rách nát, nằm ở giữa rừng hoang….

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Trường của em rách nát, nằm ở giữa rừng hoang….
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Trường của em rách nát, nằm ở giữa rừng hoang….
482541_190322674424793_1890002861_nMười mấy năm trước, chuyến công tác đầu tiên trong đời làm báo, lên xã biên giới ở huyện Quản Bạ (Hà Giang), khi đi qua điểm trường nằm ở bản, mình tròn xoe mắt ngạc nhiên khi thấy cái túp lều được gọi là lớp học, nằm trơ trọi giữa tứ bề núi đá trọc lóc.
Từ ngạc nhiên chuyển sang… khâm phục các cô các trò, bởi trường làng mình học ở vùng ngoại thành đất Cảng, ít nhất cũngcó bàn ghế gỗ đặt trên nền đất lồi lõm và ít nhất cũng có mái che nắng, tường che mưa, bảng đen để viết, chứ  không thông thống, dột nát và trò phải ngồi thân cây, cô dùng tường nứa làm bảng, như trên miền núi…312359_190322567758137_678741855_n
Bao năm đi làm báo, có lúc chợt giật mình tự trách, bởi sự ngạc nhiên – khâm phục ngày xưa đã trở thành vô cảm, vì đến vùng cao biên giới nào, cũng vẫn gặp những lớp học – ngôi trường như thế, nằm heo hút giữa thung sâu – núi cao.
Mà không ít đâu nhé!. Càng những điểm trường nằm xa đường đi lại, càng gặp những cảnh rách nát và cô trò dạy và học, cứ như đánh trận.
Mùa hè còn đỡ, bởi mưa rào, còn lấy lá che đầu, giữ sách ngồi học.
Mùa đông dài dằng dặc, mới thấy cực khổ khi cả cô trò dúm dó như những con chuột, run cầm cập bởi gió lạnh vẫy vùng, sương mù luồn vào đặc quánh, che lấp cả tầm mắt trẻ con nhìn lên bảng.

184007_190322621091465_1670941023_nNhiều người hỏi: “Sao không đốt củi để sưởi?”.
Ối giời! Càng lên cao càng thấy hết rừng, núi đồi trọc lốc, đến kiếm củi nấu ăn còn khó, thứ để đốt, duy nhất là thân và lõi ngô để dành, sau vụ thu hoạch.
Chả thế mà bọn học sinh nội trú, cứ thứ 6 cuối tuần là được nghỉ buổi chiều, cho về sớm với bố mẹ, để ngày thứ Bảy và Chủ nhật đi kiếm củi, bòn lõi ngô, đầu tuần lếch thếch cùng sách vở – mắm muối đến Trường, để làm thứ nấu cơm canh, ăn cả trong tuần tới.
Mình không theo dõi về mảng Giáo dục – Y tế, nhưng cũng biết là đầu tư cho Giáo dục, nhất là xây dựng trường lớp các tỉnh vùng cao biên giới nhiều lắm.535448_190322664424794_730729277_n
Chả hiểu, số tiền ấy chậm giải ngân hay ở nước mình, nhiều cơ sở giáo dục quá mà qua bao năm, những nơi dạy con chữ – rèn con người vẫn cứ hồn nhiên đến mông muội, nguyên thủy vậy?.
Mình đang cùng các anh chị trong tít Sài Gòn huy động tiền bạc – công sức để triển khai xây dựng điểm Trường Háng Gàng (xã Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái) 2 gian lớp học, tít trên đỉnh núi. Dẫu xa xôi, mọi thứ đều phải mang vác trên vai giáo viên, bộ đội, dân quân và phụ huynh, nhưng nhà lắp ghép, cũng chỉ gần 400 triệu.
400 triệu cho một ngôi trường rộng rãi, ấm áp, kín gió và dạy dỗ mỗi năm gần 100 đứa trẻ.
Chỉ 10 năm học, sẽ có cả nghìn đứa trẻ được học ra học, người ra người.
Như thế có hiệu quả – chất lượng, so với việc dạy khổ học sở như ở những nơi “trường của em rách nát, nằm ở giữa rừng hoang”, bây giờ không, nhỉ?..
 * Hình ảnh do MTH, các Thành viên Chương trình Áo ấm biên cương và đồng nghiệp, ghi được trong các chuyến công tác, khảo sát tại các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc. Một số ảnh đã được đăng tải trên mạng xã hội FB, OF, Phượt…