Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Hải chiến Trường Sa 1988 - Bài học cảnh giác lịch sử

Ngày Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Hải chiến Trường Sa 1988 - Bài học cảnh giác lịch sử
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!



truong sa 1988
Tối ngày 24/2 tại TP Nha Trang, Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa đã tổ chức họp mặt hơn 100 cựu chiến binh kỷ niệm 25 năm trận hải chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).

Trong bài “Không chỉ một cuộc hải chiến” tờ Lao Động đăng ngày 26/2 đã nhận định về trận hải chiến Trường Sa năm xưa rằng: “Trang sử bi thương và oanh liệt này rất ít được nhắc tới” ngoài một một vài lễ tưởng niệm của các phái đoàn đi thăm đảo. Có lẽ bởi vậy, không mấy người Việt Nam biết đến một sự thật lịch sử một phần của quần đảo Trường Sa đã bị hải quân Trung Quốc đánh chiếm vào ngày 14/2/1988”.

Tại buổi họp mặt, Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên phó tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân đã chia sẻ bài học cảnh giác với báo Tuổi trẻ, từ năm 1975, tàu Trung Quốc giả dạng tàu đánh cá lởn vởn do thám quanh nhóm đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn… Đến năm 1988, tình hình căng thẳng, Trung Quốc đã dùng vũ lực cướp đảo của chúng ta.

Trận hải chiến ngày 14/3/1988 đã diễn ra ngắn ngủi nhưng trước đó Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các rạn san hô Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Tư Nghĩa. Bãi đá Gạc Ma được xác định là vị trí chiến lược quan trọng nhưng cuối cùng đã bị Trung Quốc xâm chiếm, và tiếp theo là Cô Lin, Len Đao cũng bị chiếm đoạt trong ngày 14/3. Hải quân của ta mất ba tàu vận tải, 64 thủy binh Việt Nam đã hi sinh. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, 24 thủy binh thiệt mạng.

“Sau ngày 14/3/1988, khi tìm kiếm liệt sĩ - một hoạt động nhân đạo theo thông lệ quốc tế, tàu ta treo cờ chữ thập đỏ, phía Trung Quốc cũng cố tình cản trở, ngăn chặn”, ông Dân nói.

Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, rồi cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và hải chiến Trường Sa năm 1988 đều là những cuộc chiến bảo vệ biên cương anh dũng trước quân xâm lược Trung Quốc. “Đó là những sự thật lịch sử, mà đã là lịch sử thì không ai có quyền che giấu hoặc làm cho lãng quên. Những người lính hy sinh vì bảo vệ đất nước đều đáng trân trọng, ghi ơn.” - tờ Lao Động nhấn mạnh.

Lao Động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét