Ngày Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Cám ơn bố đã đánh con hàng trăm trận đòn
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Lớn lên, tôi học hành giỏi giang, thành người tử tế. Trong thâm tâm vẫn cảm ơn cách dạy đỗ có phần quá nghiêm khắc của bố. Không có ông rèn giũa, với tính khí ngang bướng, tôi khó có thể trưởng thành như ngày hôm nay.
Cha mẹ bất lực mới lột trần con, trói cột điện
Tôi sinh ra trong một gia đình nông thôn, bố mẹ đều là người tử tế. Bố rất nghiêm khắc. Lúc tôi 8 tuổi, học lớp 2, nhà trường bắt học sinh đi lao động mang theo nửa thúng phân chuồng.
Mẹ tôi thương con, sợ bẩn nên lấy nửa thúng tro bếp, đổ thêm nước giải cho ướt và bảo mang đi thay phân. Trong đầu tôi không thích cách làm đối phó của mẹ nên ra đầu ngõ tôi đổ thúng phân "rởm" xuống rãnh, lẻn vào nhà cất thúng và đi chơi.
Bố mẹ vẫn tưởng tôi đi lao động. Gần trưa bọn bạn cùng lớp lao động về, gặp mẹ tôi, hỏi tại sao tôi không đi lao động. Thế là lộ hết.
Bố tôi biết chuyện, đánh tôi một trận nên thân. Ông bắt tôi đội một chậu nước trên đầu và tuyên bố sẽ đánh, hễ cứ một giọt nước rơi xuống đất lại đánh thêm roi nữa.
Tôi chịu được 3, 4 roi, mông đau lắm nhưng không giơ tay đỡ roi được, tay vẫn phải giữ chậu nước trên đầu. Bà con hàng xóm đứng xung quanh xem, người lớn can nhưng bố tôi không đếm xỉa.
Trước đó tôi cũng hay có lỗi, nhiều lần bị đòn đau. Đến roi thứ 5, chẳng biết nghĩ thế nào, khi bố vừa đánh là tôi đổ ụp cả chậu nước xuống đất. Bố vụt thêm roi nữa và thôi.
Đến giờ, gần 60 tuổi rồi, tôi vẫn nghĩ là lần đó tôi bị đòn hơi oan. Đấy là một trong 3-4 trận đòn lịch sử trong hàng trăm trận đòn (có trận oan, có trận đáng đòn) của đời tôi, được lưu truyền tận giờ. Làng tôi nhiều người có tuổi vẫn còn nhớ trận đòn lịch sử đó, về quê thỉnh thoảng có người còn nhắc, mặc dù đã 50 năm trôi qua.
Lớn lên, tôi học hành giỏi giang, thành người tử tế. Trong thâm tâm vẫn cảm ơn cách dạy đỗ có phần quá nghiêm khắc của bố. Không có ông rèn giũa, với tính khí ngang bướng, tôi khó có thể trưởng thành như ngày hôm nay.
Vâng, các bạn bình luận phản đối cách dạy con bằng đòn roi rất đúng, nhưng người khác trong hoàn cảnh của tôi cũng có cái lý riêng của họ.
Quy
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/doi-song/2013/02/bo-danh-con-hang-tram-tran-don/
Tôi đồng tình với ý kiến của jerry_mouse_hien_ngoan. Yêu cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi cần được hiểu là nghiêm khắc và nuông chiều chứ không phải cho roi cho vọt là phải đánh thực sự. Nếu tôi nhớ ko nhầm, Macarenco đã nói: không có đứa trẻ hư, chỉ có người giáo dục tồi. Tuy nhiên, nếu không kiên trì trong giáo dục trẻ được thì tôi vẫn ủng hộ việc đánh trẻ hơn là nuông chiều chạy theo trẻ. Tuy nhiên có đánh cũng không nên đánh quá mà chỉ đánh đủ để trẻ biết lần sau không được tái phạm.
Có lẽ ko có hành trăm chận đòn nên con cái của các nước châu Âu, châu Mĩ hư hỏng cả; các thiên tài và bác học có lẽ đều sinh ra ở VN. Thật ấu trĩ khi nghĩ cứ phải đánh mới gọi là dậy. Đánh là thể hiện việc cha mẹ thiếu sự kiên nhẫn và lí trí; sự bất lực và đầu hàng của cha mẹ
Mình đây có được ngày hôm nay là nhờ những trận đòn roi ngày bé của ba mẹ. Nói thật lòng, nếu không có sự nghiêm khắc đôi khi thành hà khắc của ba mình, anh em mình không có được ngày hôm nay. Ba mình ngày xưa đã từng đánh anh trai mình (dùng theo từ bây giờ là dã man), đã từng nhốt anh trai mình, buộc chân anh trai mình vào gốc cây để cấm anh mình đi chơi điện tử. Năm đó là những năm cuối thập kỷ 80. Bọn mình từng bị quỳ gối, úp mặt vào tường, không cho ăn cơm vì mải chơi....
Ngày đó anh mình cũng bảo sau này lớn lên có con, a ấy sẽ không đánh con như ba mình. Nhưng giờ làm bố rồi, anh ấy cũng có lần đã đánh con, thậm chí đánh đau.
Mong các bạn đừng chửi những người đánh con là vô học, không có biện pháp giáo dục đúng đắn. Ai cũng bảo học theo nền giáo dục phương tây. Thử hỏi, chúng ta đang học đấy, nhưng kết quả lớp trẻ bây giờ như thế nào?
Đúng đánh con có thể là thể hiện sự bất lực của bố mẹ. Ai sinh con ra mà chả muốn con mình ngoan ngoãn, giỏi giang. Nhưng thiên hạ có đầy rẫy các gia đình gia giáo, bố mẹ học hành thế nọ thế kia mà con vẫn hư hỏng đó thôi.
Như con trai mình đây này, nhìn bề ngoài ai cũng bảo cháu ngoan. Ừ thì con mình cũng có ngoan thật, học có giỏi thật. Nhưng chỉ mình mới hiểu cháu bướng và đôi khi khôn ranh đến thế nào. Đôi khi mình đã phải thiết quân luật để dạy cháu, có lần đánh con xong mình quay đi và khóc. Ai có hiểu lòng bố mẹ đau thế nào?
Ngày đó anh mình cũng bảo sau này lớn lên có con, a ấy sẽ không đánh con như ba mình. Nhưng giờ làm bố rồi, anh ấy cũng có lần đã đánh con, thậm chí đánh đau.
Mong các bạn đừng chửi những người đánh con là vô học, không có biện pháp giáo dục đúng đắn. Ai cũng bảo học theo nền giáo dục phương tây. Thử hỏi, chúng ta đang học đấy, nhưng kết quả lớp trẻ bây giờ như thế nào?
Đúng đánh con có thể là thể hiện sự bất lực của bố mẹ. Ai sinh con ra mà chả muốn con mình ngoan ngoãn, giỏi giang. Nhưng thiên hạ có đầy rẫy các gia đình gia giáo, bố mẹ học hành thế nọ thế kia mà con vẫn hư hỏng đó thôi.
Như con trai mình đây này, nhìn bề ngoài ai cũng bảo cháu ngoan. Ừ thì con mình cũng có ngoan thật, học có giỏi thật. Nhưng chỉ mình mới hiểu cháu bướng và đôi khi khôn ranh đến thế nào. Đôi khi mình đã phải thiết quân luật để dạy cháu, có lần đánh con xong mình quay đi và khóc. Ai có hiểu lòng bố mẹ đau thế nào?
Rất đồng tình với cách giáo dục của cha bạn, vì bản thân tôi cũng ngoan hơn nhờ roi. Bây giờ tôi cũng giáo dục con trai của mình bằng roi với suy nghĩ rất đơn giản là đối với trẻ con châu Á nói chung, Việt nam nói riêng không thể giáo dục thiếu roi được vì nó là đặc thù của châu Á rồi. Trẻ con châu Âu có văn hoá riêng nên chúng không cần đến roi mà vẫn ngoan vì môi trường văn hoá ở đó khác chúng ta hoàn toàn.
The Dung
Có hỏi ai có con khi đánh roi con mà lòng không đau. Cái đau trong tim mới là cái đau khó lành. Tôi thấy việc dạy và phạt con bằng roi cũng là một việc cần làm nhưng còn tuỳ thuộc việc áp dụng hình phạt này vào trường hợp nào. Cái quan trọng là sau những biện pháp phạt con mình thu được cái gì, nhận thức và sửa đổi lỗi lầm ra sao. Còn chuyện roi vot thì các cụ đã có câu miếng ngon thì nhớ lâu mà đòn đau thì nhớ đời.
Có hỏi ai có con khi đánh roi con mà lòng không đau. Cái đau trong tim mới là cái đau khó lành. Tôi thấy việc dạy và phạt con bằng roi cũng là một việc cần làm nhưng còn tuỳ thuộc việc áp dụng hình phạt này vào trường hợp nào. Cái quan trọng là sau những biện pháp phạt con mình thu được cái gì, nhận thức và sửa đổi lỗi lầm ra sao. Còn chuyện roi vot thì các cụ đã có câu miếng ngon thì nhớ lâu mà đòn đau thì nhớ đời.
Tôi lớn lên trong sự thương yêu, bao bọc của mẹ, và hầu như không bị ba đánh đòn bao giờ, từ nhỏ đến lớn lần bị ba đánh đau nhất và ấn tượng nhất là dùng một bó lạt, còn mẹ đánh bằng giấy báo cuộn tròn, mẹ vừa đánh vừa khóc. Sự nuông chiều của bố mẹ cũng có mặt không tốt: tôi ít va chạm, sợ đánh nhau. Bây giờ 35 tuổi, tự thấy thành đạt về công việc, khá giả về kinh tế và đc coi trọng trong xã hội, tôi đang nuôi dạy con mình theo cách ba mẹ đã dạy tôi ngày trước, dùng tình thương và lý lẽ thay vì roi vọt. Con trai 7 tuổi rất ngoan và nghe lời, chỉ sợ ba mẹ buồn, tôi cũng không thấy lý do gì để đánh cháu cả.
Tôi không đồng ý với quan điểm giáo dục bằng đòn roi. Những bậc phụ huynh phải dùng đòn roi với con cái là đã thể hiện sự bất lực rồi, không nghĩ được cách nào khác. Bản thân tôi cũng bị cha đánh đòn nhiều khi còn bé, tới giờ tôi vẫn còn nhớ rõ và thực sự rất ghét điều này, thậm chí nhiều lúc vẫn cảm thấy hằn học với cha cho tới bây giờ. Tôi hi vọng chúng ta có nhiều cách khác để giáo dục con cái mà không bao giờ phải thể hiện sự bất lực của mình bằng cách đánh đòn.
Tôi năm nay 26 tuổi, tôi cũng từng bị ba tôi đánh như bạn.
- Chơi với em làm bể bình hoa phạt tôi quỳ 1 tiếng ngoài sân nắng lúc 1h trưa.
- Giữ e nhưng nó khóc đòi mẹ , ba tối vớ lấy cái khăn ướt quất vào mặt tôi làm xốn mắt hết 2 ngày trời.
- Chơi bấp bênh với bạn hàng xóm, nó té khóc, ba tôi lấy roi ổi đánh từ đầu tôi đánh xuống hàng chục roi.
Và còn nhìu rất nhìu trận đòn vô cớ khác nữa.
- Chơi với em làm bể bình hoa phạt tôi quỳ 1 tiếng ngoài sân nắng lúc 1h trưa.
- Giữ e nhưng nó khóc đòi mẹ , ba tối vớ lấy cái khăn ướt quất vào mặt tôi làm xốn mắt hết 2 ngày trời.
- Chơi bấp bênh với bạn hàng xóm, nó té khóc, ba tôi lấy roi ổi đánh từ đầu tôi đánh xuống hàng chục roi.
Và còn nhìu rất nhìu trận đòn vô cớ khác nữa.
Cái gì cũng có hai mặt của nó, roi vọt là thứ khó có thể thiếu trong việc nuôi dậy con và nhất là với văn hoá phương đông. Nhưng còn tuỳ thuộc vào đứa trẻ đó nó nhận thức ra sao? tiêu cực hay tích cực. Như trường hợp của bác, bác đẫ nhận thức theo chiều hướng tích cực thì bác đã nên người. Nhưng không thiếu những trường hợp tiêu cực ..... thì lại sinh ra một đứa bạo lực.... Tóm lại là còn tuỳ và từng đứa trẻ và môi trường sống của nó nữa.
Cha mẹ nào chẳng thương con. Nhưng từ xưa các cụ đã đúc kết : Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi. Nhiều khi dạy con cũng phải dùng đến roi vọt để chúng biết sợ và không dám tái phạm. Tuy nhiên, dùng đòn roi để ...
Tôi năm nay 25 tuổi, nay đã thành người nhờ những cây roi đó, nhưng khác một chút là ba tôi không đánh trong lúc giận dữ, thường ghi các tội của tôi vào một tờ giấy rồi sau đó 6 tháng đánh một lần. Những trận no đòn đó ngày càng ít đi, mỗi khi tôi ngày một lớn lên. Cách mà sau này tôi cũng sẽ áp dụng cho những đưa con của tôi.
Nói thật là người VN nhưng tôi rất phản đối cách dạy con bằng roi, đánh con không phải là cách, tôi chưa bao giờ đánh con lấy 1 cái nhưng luôn có cách làm chúng phải sợ. Ở nước ngoài người ta có đánh con cái như ở VN đâu. Tôi nghĩ việc đánh con chẳng qua chỉ là việc bất lực và thiếu kiên nhẫn trong việc dạy dỗ con của cha mẹ mà thôi. Thay vì đánh con các vị hãy dùng phương pháp khác nhé, phương pháp gì thì các bạn hãy tìm hiểu từ nuớc ngoài.
Tôi thì khác, từ nhỏ vốn có tính lưu manh và có thể nói là rất côn đồ, bỏ học , tụ tập bạn bè phá làng phá xóm... Ba tôi đã dạy bằng cách đánh " Thập tử nhất sinh" bất kỳ ai cũng không được can ngăn. Và cuối cùng bây giờ tôi cũng đã trưởng thành đấy thôi. Cảm ba đã áp dụng thành công câu: "Thương cho roi cho vọt".
Mỗi người có mỗi cách suy nghĩ riêng nhưng " QUÊ HƯƠNG LÀ NƠI CHÔN NHAU CẮT RỐN", là " CHÙM KHUẾ NGỌT" là một thời thơ ấu làm sao quên được ?
Tuổi thơ vất vả , nghèo khó là một hành trang không bao giờ quên được !
YÊU QUÊ HƯƠNG LẮM !!!
Tuổi thơ vất vả , nghèo khó là một hành trang không bao giờ quên được !
YÊU QUÊ HƯƠNG LẮM !!!
Việc bị đánh có thể khiến người ta tài hơn nhưng về mặt đức sẽ là có vấn đề. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những người bị đòn roi nhiều sẽ bị tổn thương về mặt tâm lý và trở nên cục tính. Đấy là chưa kể đến việc coi đòn roi là phương tiện dậy bảo hữu hiệu dẫn đến việc ảnh hưởng cả thế hệ tiếp theo.
mình cũng nghĩ cách dạy con như vậy là đúng, vì mình cũng hay dạy con của mình năm nay 4 tuổi rồi cũng hay nghịch lắm. đánh con như vậy làm cha mẹ ai mà không xót, nhưng như vậy sẽ tốt cho con sau này , giống như tác giả đã viết nên câu chuyện trên.cám ơn đã cùng suy nghĩ với mình.
Tôi không đồng ý cách giáo dục bằng roi vọt, khi đứa trẻ hư người lớn dùng roi vọt chứng tỏ rằng họ chẳng quan tâm đến con khi chúng hư mới nhìn thấy và tức giận đánh chúng để hả giận, bản thân tôi chưa từng bị bố đánh và cũng gần như chẳng được bố bảo ban nhiều vì bố tôi rất hiền nhưng tôi vẫn trưởng thành vẫn tạm goi là thành đạt so với các bạn cùng trang lứa có bố mẹ nghiêm khắc, cái quan trọng là phải tìm hiểu xem con trẻ nghĩ gì để hiểu chúng thì tốt hơn
Mỗi một cách dạy nên gắn liền với văn hoá hiện tại của đất nước mình hoặc nơi mình sinh sống cũng như tính cách của từng đứa trẻ. Có nhiều đứa trẻ nói đã nghe rồi thì đâu cần phải đánh. Tuy nhiên có những đứa trẻ nếu ko đánh thì chắc ko thể giáo dục được. Tôi cũng là người được bố giáo dục nghiêm khắc và tôi cũng có nhiều bạn cùng thời như vậy. Tất cả bọn tôi đều đồng ý rằng cách dạy nghiêm khắc đó làm cho chúng tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Nếu không có những trận đòn đó của bố thì có lẽ tôi đã phải nhận rất nhiều trận đòn khác của xã hội . Khi không còn biện pháp giáo dục nào khác thì giáo dục bằng đòn roi là sự cần thiết. Giống như xã hội cần nhà tù.
Trong trường hợp này thiết nghĩ bố bạn đã thành công...Nhiều khi dạy con cũng phải linh hoạt, các nước châu Âu, châu Mỹ cũng như ta thôi, Mozart, Pazanini...cũng đều trưởng thành từ sự nghiêm khắc của cha mẹ như vậy mà các bạn...
Nghiêm khắc trong giáo dục là cần thiết, nhưng không được lạm dụng. Đừng biến trẻ thành nơi trút giận. Truớc khi quyết định áp đặt hình phạt cho trẻ cần cân nhắc hậu quả, và tín hiệu đúng sai cho trẻ.
Mỗi đứa trẻ một bản tính, nên càng ...
Mỗi đứa trẻ một bản tính, nên càng ...
tôi nhớ lúc nhỏ, nhà hàng xóm dạy con bằng đòn roi tới nỗi mỗi lần đánh con là cả làng biết vì tiếng la của cha mẹ tiếng khóc của con cái...nhưng rồi kết quả thế nào, nhà đó có 2 con trai thì 1 người nghiện xì ke chết, 1 người đang ở trong tù vì trộm cắp....
Việc đòn roi khi còn bé nhiều khi ảnh hưởng đến tiềm thức sau này. Cá nhân tôi, đến giờ 30 tuổi, nằm ngủ hôm nào lạnh mà chẳng may đạp chân ra, thì hay bị gặp ác mộng. Bị 1 người không rõ mặt đuổi, đến khi bị đuổi kịp thì khi đó hiện ra là bố hoặc anh trai, nhưng người hay đánh tôi hồi bé. Tất nhiên là tôi và bố tôi, anh tôi vẫn thương yêu nhau. Nhưng điều tôi muốn nói là hành động đó đi vào tiềm thức của trẻ con. Sau này khó mà xoá đi được
Tùy trong trường hợp roi vọt có tác hụng hoặc phản tác dụng.
Cái gì cũng có hai mặt của nó, roi vọt là thứ khó có thể thiếu trong việc nuôi dậy con và nhất là với văn hoá phương đông. Nhưng còn tuỳ thuộc vào đứa trẻ đó nó nhận thức ra sao? tiêu cực hay tích cực. Như trường hợp của bác, bác đã nhận thức theo chiều hướng tích cực thì bác đã nên người. Nhưng không thiếu những trường hợp tiêu cực ..... thì lại sinh ra một đứa bạo lực.... Tóm lại là còn tuỳ vào từng đứa trẻ và môi trường sống của nó nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét