Ngày Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Cảnh quan tuyệt tác của núi lửa ở Lý Sơn
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Hãy du lịch, đến với Lý Sơn thay vì đi Trung Quốc:
Cảnh quan tuyệt tác của núi lửa ở Lý Sơn
Ít ai biết rằng huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quãng Ngãi có lịch sử hình thành thời tiền sử lại trên 5 ngọn núi lửa. Những cảnh quan mà 5 ngọn núi lửa đã tắt này để lại là những thắng cảnh tuyệt tác thu hút du khách vượt sóng nước đến chiêm ngưỡng, khám phá.Nếu nhìn từ đất liền ra vào một ngày đẹp trời, có thể thấy Lý Sơn kiêu hãnh vươn ra biển với hình một hình chóp nhô lên, đó chính là đỉnh núi Thới Lới. Trong 5 ngọn núi hình thành nên đảo Lý Sơn thì núi Thới Lới được xem như núi toàn đá.
Núi Giếng Tiền nhìn từ đỉnh Thới Lới.
Các cụ già ở Lý Sơn nói rằng, trong lòng chảo của núi lửa Thới Lới trước đây là một cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý, to bằng hai người ôm. Khi còn cánh rừng nguyên sinh này, nguồn nước ngọt trong lòng chảo của núi lửa khá phong phú. Nước ngọt từ đây thoát ra, đổ thẳng xuống chân núi, tạo nên suối Chình.
Cánh rừng bị tàn phá nên dấu tích suối Chình đã mất nhưng còn sự hiện hữu của chùa Hang. Lòng hang do kiến tạo địa chất khi gặp sóng biển vỗ vào liên tục hàng ngàn năm làm lớp đá mềm bị xói mòn, khoét sâu, tạo nên một ngôi chùa có từ thế kỷ XVI.
Nếu núi Thới Lới toàn đá thì núi Giếng Tiền lại có rất nhiều đất đỏ, giống đất bazan Tây Nguyên. Lòng Giếng Tiền cũng có miệng núi lửa nhưng không lớn bằng Thới Lới. Cùng với cát lấy từ biển quanh đảo, loại đất đỏ ở núi Giếng Tiền này được người dân Lý Sơn lấy về rải lên ruộng, thành lớp phân để bón tỏi. Chính loại đất và cát ấy đã tạo nên hương vị rất riêng cho tỏi Lý Sơn.
Cũng tại miệng núi lửa Giếng Tiền, có một khoảng đất nhỏ, dù là đất đỏ nhưng lại không một loài cây cỏ nào mọc được. Theo quan niệm của người dân nơi đây, đây chính là vùng đất thiêng, đất tinh khiết nhất nên người ta thường lấy về làm cốt cho những ngôi mộ gió của Đội Kiêm Quản Bắc Hải đã hy sinh khi đi bảo vệ Hoàng Sa từ thời vua Minh Mạng.
Ở phía Đông ngọn núi Giếng Tiền này cũng có một ngôi chùa rất kỳ lạ mà người dân Lý Sơn gọi là chùa Đục. Thăm chùa Đục bạn sẽ được người dân nơi đây kể nghe câu chuyện, ngày xưa, Quan thế âm Bồ Tát hay tuần du biển Bắc Hải để cứu khổ, cứu nạn người đi biển.
Cảm thương trước cảnh ngư dân bị sóng lớn đánh chìm thuyền, Quan thế âm Bồ Tát mới lấy áo cà sa của mình ra xé thành hàng nghìn mảnh ném xuống biển rồi biến thành hàng nghìn con cá voi chuyên việc cứu vớt ngư dân gặp bão biển sóng lớn. Chính vì niềm tin sẽ được Bồ Tát che chở nên trước chùa Đục có tượng Quan thế âm Bồ Tát cao 27m, hướng về phía biển Đông như minh chứng cho ước nguyện của ngư dân.
Do thiên biến của thời gian, dấu tích 3 ngọn núi lửa còn lại giờ chỉ còn là một gò đất nhỏ. Tuy nhiên, sự hiện diện của những dòng nham thạch nguội hiển hiện trên khắp đảo Lý Sơn đã tạo ra những thắng cảnh tuyệt đẹp. Đó là bãi đá biển với hình thù kỳ lạ, tạo cảm xúc khó quên cho bạn khi đến thăm những thắng cảnh trên đảo tiền tiêu này./. (Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)
Cánh rừng bị tàn phá nên dấu tích suối Chình đã mất nhưng còn sự hiện hữu của chùa Hang. Lòng hang do kiến tạo địa chất khi gặp sóng biển vỗ vào liên tục hàng ngàn năm làm lớp đá mềm bị xói mòn, khoét sâu, tạo nên một ngôi chùa có từ thế kỷ XVI.
Nếu núi Thới Lới toàn đá thì núi Giếng Tiền lại có rất nhiều đất đỏ, giống đất bazan Tây Nguyên. Lòng Giếng Tiền cũng có miệng núi lửa nhưng không lớn bằng Thới Lới. Cùng với cát lấy từ biển quanh đảo, loại đất đỏ ở núi Giếng Tiền này được người dân Lý Sơn lấy về rải lên ruộng, thành lớp phân để bón tỏi. Chính loại đất và cát ấy đã tạo nên hương vị rất riêng cho tỏi Lý Sơn.
Cũng tại miệng núi lửa Giếng Tiền, có một khoảng đất nhỏ, dù là đất đỏ nhưng lại không một loài cây cỏ nào mọc được. Theo quan niệm của người dân nơi đây, đây chính là vùng đất thiêng, đất tinh khiết nhất nên người ta thường lấy về làm cốt cho những ngôi mộ gió của Đội Kiêm Quản Bắc Hải đã hy sinh khi đi bảo vệ Hoàng Sa từ thời vua Minh Mạng.
“Cổng trời” trên đảo Lý Sơn được tạo thành từ những dòng nham thạch.
Ở phía Đông ngọn núi Giếng Tiền này cũng có một ngôi chùa rất kỳ lạ mà người dân Lý Sơn gọi là chùa Đục. Thăm chùa Đục bạn sẽ được người dân nơi đây kể nghe câu chuyện, ngày xưa, Quan thế âm Bồ Tát hay tuần du biển Bắc Hải để cứu khổ, cứu nạn người đi biển.
Cảm thương trước cảnh ngư dân bị sóng lớn đánh chìm thuyền, Quan thế âm Bồ Tát mới lấy áo cà sa của mình ra xé thành hàng nghìn mảnh ném xuống biển rồi biến thành hàng nghìn con cá voi chuyên việc cứu vớt ngư dân gặp bão biển sóng lớn. Chính vì niềm tin sẽ được Bồ Tát che chở nên trước chùa Đục có tượng Quan thế âm Bồ Tát cao 27m, hướng về phía biển Đông như minh chứng cho ước nguyện của ngư dân.
Do thiên biến của thời gian, dấu tích 3 ngọn núi lửa còn lại giờ chỉ còn là một gò đất nhỏ. Tuy nhiên, sự hiện diện của những dòng nham thạch nguội hiển hiện trên khắp đảo Lý Sơn đã tạo ra những thắng cảnh tuyệt đẹp. Đó là bãi đá biển với hình thù kỳ lạ, tạo cảm xúc khó quên cho bạn khi đến thăm những thắng cảnh trên đảo tiền tiêu này./. (Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)
http://www.vietnamplus.vn/Home/Du-ngoan-canh-quan-tuyet-tac-cua-nui-lua-o-Ly-Son/20132/183231.vnplus
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét