Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

'Chiến tranh' cafe Trung Nguyên-Starbucks, ai hưởng lợi?

Ngày Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết 'Chiến tranh' cafe Trung Nguyên-Starbucks, ai hưởng lợi?
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Xã hội càng năng động, lượng khách hàng lựa chọn Starbucks sẽ ngày càng nhiều. Khi đó, Trung Nguyên có thể chỉ phát triển được thị trường ngách. Đây là những chia sẻ của ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch kiêm CEO Le Group of Company về cuộc chiến truyền thông giữa Trung Nguyên và Starbucks thời gian qua.
Các vụ thâu tóm của đại gia Việt khiến thế giới choáng / Doanh nghiệp Việt 'bán mình' để 'chạy làng' / Ly kì Coca Cola thâu tóm đối tác Việt- Vì sao hầu hết khách hàng Việt Nam đến với Starbucks thời gian này đều là người trẻ?
Một thương hiệu lớn như Starbucks khi xâm nhập vào thị trường mới thì bao giờ cũng gây ra một cảm giác tò mò, muốn khám phá. Người trẻ lại là bộ phận khách hàng bị tác động mạnh nhất, cũng là những người háo hức với môi trường mới, dễ tiếp thu và có khả năng tương tác lớn.
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch kiêm CEO Le Group of Company. 
Vì vậy, thời gian đầu, khách hàng của Starbucks có thể chỉ là những người trẻ ưa thích tò mò và muốn khám phá. 
Nhưng thực tế, Starbucks không phải là thương hiệu dành cho giới trẻ, mà tầng lớp doanh nhân, những người bao giờ cũng bận rộn và thiếu thời gian mới là nhóm khách hàng trung thành của thương hiệu này. Không ít người Việt Nam có sở thích nhâm nhi một ly cafe đặc trong quán truyền thống hay thưởng thức ở vỉa hè, ngắm cảnh và nói chuyện hàng giờ. 
Thực tế, anh Đặng Lê Nguyên Vũ đang được hưởng lợi từ chính cuộc chiến truyền thông với Starbucks suốt thời gian qua.
Nhưng với một xã hội ngày càng hiện đại, công nghiệp, con người cần tới một không gian đẹp, phục vụ nhanh, chuyên nghiệp thì Starbucks hay một số thương hiệu khác như Coffee Bean ... lại phù hợp hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến Starbucks thành công khi chỉ bán loại đồ uống "có vị cà phê" của mình.

Việc các công ty như Starbucks lựa chọn điểm đặt chân đầu tiên vào Việt Nam là TP.HCM cũng nói lên đặc trưng trong phong cách phục vụ của họ. Nếu so với Hà Nội, người TP.HCM và cả nếp sống nơi đây công nghiệp hơn, năng động hơn, và cơ hội thành công của họ cũng dễ dàng hơn.

- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng muốn xâm nhập thị trường Mỹ, nhưng trước khi Trung Nguyên kịp tới đây, gã khổng lồ của Mỹ đã "đổ bộ" vào Việt Nam. Bị cạnh tranh trên chính sân nhà, còn cơ hội nào trên trường quốc tế cho Trung Nguyên hay không thưa ông?
Nói về cuộc chiến của Starbucks và Trung Nguyên, tôi cho rằng 2 công ty này đang theo đuổi những phân đoạn thị trường rất khác biệt, nên thắng thua giữa sự mới mẻ của Starbucks và truyền thống của Trung Nguyên là không thể cân đong được.

Trong khi khách hàng của Starbucks cần môi trường, không gian, phong cách thưởng thức cà phê hơn là hương vị, chất nước, thì Trung Nguyên lại đánh vào nhóm người sành cà phê.

Chắc chắn có không ít người lựa chọn Starbucks khi bận rộn, cần nơi tiếp khách. Nhưng khi muốn thưởng thức một ly cà phê tinh tế, đậm chất Việt Nam thì cũng chính họ sẽ tìm đến Trung Nguyên.

Rõ ràng Starbucks và Trung Nguyên vẫn có thể tồn tại song hành, với những khách hàng trung thành có gu thưởng thức khác nhau. Vấn đề ở chỗ họ (Starbucks và Trung Nguyên) sẽ tiếp cận nhóm khách hàng nào, chiếm lĩnh và duy trì vị thế đứng đầu trong nhóm đó ra sao.
Rõ ràng Starbucks và Trung Nguyên vẫn có thể tồn tại song hành, với những khách hàng trung thành có gu thưởng thức khác nhau.

Ngay tại Mỹ, nơi Starbucks đã phát triển và trở thành gã khổng lồ như ngày nay, vẫn có không ít người thích thưởng thức loại cà phê đậm đặc, tinh chất, đặc biệt là người Việt ở nước ngoài. Nghĩa là Trung Nguyên vẫn có thể thành công tại Mỹ, một thị trường nổi tiếng với văn hóa "ẩm thực fast - food", có phong cách sống công nghiệp, tốc độ nhất thế giới.

Tuy nhiên, xã hội ngày nay ngày càng năng động, nhóm đối tượng ưa chọn Starbucks sẽ ngày càng đông hơn, trong khi những người đánh giá cao chất lượng cà phê tinh túy sẽ không còn nhiều. Không thể phủ nhận việc Trung Nguyên đã có những sản phẩm như cafe hòa tan, cafe pha máy... để tiếp cận nhóm khách hàng có nhu cầu thưởng thức hiện đại, công nghiệp, nhưng nhìn chung, mảng mạnh nhất của Trung Nguyên sẽ trở thành thị trường ngách trong ngành công nghiệp cà phê.

- Trong những hình ảnh quảng cáo mới nhất về sản phẩm, Trung Nguyên đưa vào hình ảnh dân tộc, đề cao việc người Việt dùng hàng Việt. Đây có phải là một cách làm phù hợp và sẽ thành công vào thời điểm này?

Đây là một lối đi riêng, đánh vào ý thức dân tộc và tình cảm của những người yêu nước, niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam. Trung Nguyên hoàn toàn có cơ hội chiến thắng với chiến lược truyền thông này.

- Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từng chia sẻ, một trong những nguyên nhân khiến Starbucks thành công đến vậy vì họ mang tới một câu chuyện hay cho thương hiệu của mình. Ông nghĩ sao về điều tương tự với Trung Nguyên?
Một thương hiệu muốn thành công luôn cần một câu chuyện để tạo tính lan truyền. Bản thân Trung Nguyên cũng đã có câu chuyện thú vị của riêng mình, vấn đề chỉ là người Trung Nguyên sẽ kể câu chuyện đó ra sao, và quảng bá nó như thế nào.

Sự xuất hiện của Starbucks đã mang đến bài học lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Không cần một quảng cáo trực tiếp nào trên truyền hình, Starbucks đến Việt Nam mang theo vị thế của người nổi tiếng và hưởng lợi từ thương hiệu mà họ đã dày công gây dựng trong một thời gian dài.

Giới trẻ với sự tò mò và trải nghiệm của mình trở thành kênh PR cho sự xuất hiện của Starbucks trên mạng xã hội, trong những câu chuyện và hình ảnh lan truyền.

Đây là bài học lớn dành cho những doanh nghiệp Việt Nam, vì xét cho cùng, chưa có thương hiệu nào của chúng ta làm được điều tương tự như thế.

Thực tế, anh Đặng Lê Nguyên Vũ đang được hưởng lợi từ chính cuộc chiến truyền thông với Starbucks suốt thời gian qua. Hình ảnh Trung Nguyên lúc này trong mắt người Việt Nam còn gắn với một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất thế giới. Trung Nguyên có mất gì đâu.

Theo Infonet

http://vtc.vn/1-367082/kinh-te/chien-tranh-cafe-trung-nguyen-starbucksai-huong-loi.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét