Ngày Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Vụ luật sư Lê Công Định: Khoan hồng là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Lê Công Định |
Theo nhiều phương tiện thông tin đại chúng, ông Lê Công Định - người phải chịu hình phạt tù với mức án 5 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, đã được ra tù sáng thứ tư, 6-2-2013, trước thời hạn hơn 1 năm, và hiện còn phải chịu 3 năm quản chế tại địa phương.
Sự kiện này đã được một số trang mạng đưa tin nhằm xuyên tạc bản chất chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta. Theo họ, việc ông Lê Công Định được trả tự do sớm là “Sự trở về mang hy vọng”. Đó là “tín hiệu… cho thấy các tác động của cả từ bên trong lẫn bên ngoài, cũng như của những thay đổi trong môi trường chính trị toàn cầu và chính ngay trong nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam”, hàm ý theo con đường dân chủ! Có người còn suy luận rằng: "Việc trả tự do cho hai ông Lê Công Định và Nguyễn Quốc Quân khiến người ta nghĩ rằng, Việt Nam đang mong muốn điều gì đó từ phía Mỹ".
Tại phiên tòa ngày 20-1-2010, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên phạt 5 bị cáo gồm: ông Trần Huỳnh Duy Thức (44 tuổi) mức án 16 năm tù, ông Nguyễn Tiến Trung (27 tuổi) nhận 7 năm, ông Lê Công Định (42 tuổi) và Lê Thăng Long (43 tuổi) cùng mức án 5 năm tù về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự. Ngoài ra, tòa cũng buộc các bị cáo phải chịu sự quản thúc tại địa phương từ 3 đến 5 năm sau khi mãn hạn tù.
Tại phiên xét xử phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại TP Hồ Chí Minh, Hội đồng xét xử đã tuyên: Sửa một phần bản án sơ thẩm - giảm 1 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Lê Thăng Long. Bác kháng cáo, giữ nguyên mức hình phạt theo án sơ thẩm đối với hai bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Tại phiên xét xử sơ thẩm (20-1-2010), bị cáo Lê Thăng Long đã khẩn thiết xin tòa cho hưởng khoan hồng để "hoàn thành chữ hiếu" (theo nguyên văn lời đề nghị của Lê Thăng Long). Với lời đề nghị mang đậm truyền thống dân tộc và vì đã nhận tội, Tòa đã giảm mức án từ 5 năm tù xuống còn 3 năm 6 tháng. Ngày 4-6-2012, Lê Thăng Long đã được trả tự do trước thời hạn 6 tháng tuy vẫn đang chịu 3 năm quản chế.
Còn việc ông Lê Công Định được mãn hạn tù sớm cũng không phải là ngẫu nhiên.
Còn nhớ, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, trong lời nói sau cùng, Lê Công Định đã thừa nhận: “Luật pháp và hiến pháp Việt Nam quy định và bảo vệ quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội Việt Nam. Vì vậy, những lời kêu gọi đa nguyên, đa đảng mặc nhiên là muốn thay đổi thể chế chính trị Việt Nam. Những tổ chức nào chủ trương đa nguyên đa đảng là đương nhiên vi phạm vào Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam".
Từ góc nhìn pháp lý, bị cáo Lê Công Định đã thừa nhận những việc mình làm là vi phạm pháp luật, do xuất phát từ chủ quan, bị ảnh hưởng quan niệm về dân chủ, nhân quyền phương Tây và những tổ chức, cá nhân có hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam mà ông này tiếp xúc.
Hiện tại, còn hai bị cáo trong vụ án "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, bị tòa xét xử ngày 20-1-2010, đang chấp hành án tù. Đó là Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung, những kẻ cầm đầu trong vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nói trên.
Như vậy việc ông Lê Thăng Long, ông Lê Công Định được mãn hạn tù sớm là bình thường, không có gì được gọi là “Sự trở về mang hy vọng”; “ là tín hiệu… cho thấy các tác động của cả từ bên trong lẫn bên ngoài” đối với Việt Nam; hoặc Việt Nam “đang mong muốn điều gì đó từ phía Mỹ”… như người ta suy diễn. Về bản chất, việc ông Lê Công Định được mãn tù sớm là do chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước Việt Nam và do chính sự ăn năn hối cải của bản thân người phạm tội.
Năm 2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Số: 49-NQ/TW Hà Nội, ngày 2-6-2005). Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định một trong những nhiệm vụ của cải cách tư pháp là:
“Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm…”.
Theo Trung tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an, hiện tại có hơn 100.000 phạm nhân đang phải cải tạo, giam giữ tại các trại giam, trại tạm giam trên cả nước. Trong dịp Quốc khánh (2-9-2012), đã có hơn 10.000 người được đặc xá, tha tù trước thời hạn, chiếm 10% tù nhân cả nước, trong đó có 1.300 phạm nhân nữ, 11 phạm nhân là người nước ngoài.
Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đang tích cực thực hiện Chiến lược Cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, liên quan đến nhiều hoạt động tư pháp, không loại trừ công tác cải tạo giam giữ. Tuy nhiên không nên nghĩ rằng, Nhà nước CHXHCN Việt Nam từ bỏ con đường xây dựng xã hội XHCN, từ bỏ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, thực hiện chính sách tư pháp do sức ép từ một quan hệ quốc tế nhất thời nào đó.
Những suy luận vô căn cứ, thiếu trách nhiệm chẳng những có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường xã hội, quan hệ quốc tế ổn định mà còn khuyến khích những hành vi xâm hại an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đồng thời còn dẫn người ta vào vòng lao lý.
QĐND
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét