Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

(2) Các loại hình âm nhạc: Cổ điển, opéra, giao hưởng...

Ngày Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (2) Các loại hình âm nhạc: Cổ điển, opéra, giao hưởng...
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Các loại hình âm nhạc
Âm nhạc là môn nghệ thuật rất phong phú thể thể loại và phong cách, mỗi một loại hình biểu hiện một đặc trưng nghệ thuật riêng. Dưới đây là một số thể loại tiêu biểu.
1 Nhạc Classic (cổ điển)
Là một thể loại âm nhạc “bác học”, phong cách nhạc mang tính cổ điển, âm điệu thiên về trầm ấm, tạo ra sự liên tưởng dồi dào. Quá trình hình thành và phát triển nhạc cổ điển tôi sẽ trình bày ở phần “sơ lược quá trình phát triển âm nhạc thế giới” bên dưới.
Classic là một danh từ mang nghĩa rộng, vì thế trong Classic còn có các phân loại nhỏ hơn về các thể loại nhạc.

2 Nhạc Opera (nhạc kịch)

Opera là một loại hình nghệ thuật biểu diễn, cũng là một dạng của kịch mà những hành động diễn xuất của nhân vật hầu hết được truyền đạt toàn bộ qua âm nhạc và giọng hát. Opera bắt đầu xuất hiện và biết đến nhiều vào tầm khoảng những năm 1600.
Opera đồng thời cũng sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhà hát như là: cảnh nền trang trí, y phục, và nghệ thuật biểu diễn trên sân khấu. Mặc dù thế, nhìn chung ta nhận thấy Opera cũng có điểm phân biệt với các thể loại nhạc kịch khác, đó chính là việc sử dụng sức mạnh của các nhạc điệu và sự hoà nhịp của kĩ thuật âm thanh điêu luyện. Người ca sĩ trình bày tác phẩm cùng với sự đệm nhạc của một dãy dàn nhạc được sắp xếp từ một nhóm các công cụ nhỏ cho đến cả một ban nhạc giao hưởng đầy đủ. Thêm vào đó, Opera cũng có thể được kết hợp với khiêu vũ và nhảy múa (đây là một loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước Pháp).
Opera được biểu diễn trong một nhà hát riêng biệt cùng với những trang bị thiết yếu cho việc biểu diễn, mà ta được biết đến dưới tên gọi là “Opera House” (Nhà hát Opera)
Trong một vài hình thức khác của Opera, như là Singspiel, ópera comique, ca vũ kịch Opera và semi-opera, phần hát nói sẽ được thay thế hầu hết cho những đoạn văn trò chuyện. Giai điệu hoặc là một phần giai điệu sẽ được dạo lên vào khúc giữa hoặc là thay thế một phần nào đó trong khi hát nói, mà hầu hết đều là những giai điệu âm nhạc nắm vai trò chủ đạo.
Trong suốt thời kì phong trào nghệ thuật Baroque (tầm khoảng cuối thế kỉ 16 ở Châu Âu) và thời kì Cổ điển, hát nói thường được xuất hiện qua 2 loại hình cơ bản:
- Secco (hát nói nhanh), thường được hợp tấu với lối hát bè chạy nối đuôi nhau, trong đó thường được biểu diễn vùng với đàn davico.
- Accompagnato (có nghĩa là hát nói hợp tấu, cũng được hiểu như là “stromentato”) mà trong đó cả ban nhạc sẽ cùng hợp tấu với nhau. Do đó, trong thể loại này có ít sự ứng khẩu qua lại và tính chất hùng biện hơn thể loại secco, nhưng lại thường có nhiều âm điệu hơn. Đây là loại hình thường xuyên được biểu diển trong dàn nhạc để nhấn mạnh những phần diễn tiến đặc sắc của nhạc kịch. Vào thế kỉ 19, accompagnato đạt được những bước phát triển nhảy vọt, do đó ban nhạc ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn.

3 Giao hưởng – Symphony

Symphony bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp - có nghĩa là hòa hợp âm hưởng. Symphony là từ kết hợp giữa Sym nghĩa là cùng nhau, phone nghĩa là phát âm. Qua quá trình lâu dài suy tưởng các thuật ngữ, "giao hưởng" được dùng để đặt cho các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm có các đàn chính: đàn dây (violin, viola, cello, contrabass), dàn kèn trong đó có kèn gỗ (sáo, oboa, claninet, basoon), kèn đồng (trompet, trombone, cor, tube, fagotte) và bộ gõ. Thể loại âm nhạc này bắt đầu hình thành từ những năm 30 thế kỷ XVIII, khi các khúc dạo đầu trong các vở opera ngày càng phát triển và mang tính độc lập, từ đó, giao hưởng như một thể loại âm nhạc độc lập đã ra đời.
Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của nhạc đàn, trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca, từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc. Đầu tiên, giao hưởng được sáng tác ở hình thức tổ khúc sonate gồm 3 chương theo phong cách trường phái Napoli - ý. Dần dần, qua quá trình phát triển, trong thành phần của tác phẩm giao hưởng bắt đầu có thêm khúc dạo đầu (của chương I) và menuett (một loại vũ điệu) đóng vai trò chương cuối của giao hưởng 3 chương. Sau đó, giao hưởng 4 chương được hình thành, trong đó chương cuối được sáng tác ở hình thức sonate hoặc rondo - sonate. Các chương chậm (chương II hoặc chương III) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với các chương còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã hình thành nên nhiều tác phẩm giao hưởng ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên hoặc chỉ có 2 hoặc 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ (symphonie poème). Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính, có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Betthoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu (concerto - symphonie). Ngoài ra, thể loại âm nhạc này còn liên kết với các thể loại khác để tạo nên những tác phẩm mang hình tượng nghệ thuật tổng quát như: giao hưởng chiêu hồn, giao hưởng balê, giao hưởng thanh xướng kịch v.v...Điều quan trọng nhất trong giao hưởng, đó là sự phát triển và mối liên kết các ý tưởng âm nhạc theo logich kết hợp với sự tương phản giữa các chương nhằm tạo nên sự phong phú về hình tượng nghệ thuật và kịch tính âm nhạc sâu sắc.

Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Áo Franz Joseph Haydn, chính vì vậy ông được gọi là "cha đẻ của giao hưởng". Có thể nói, nghệ thuật giao hưởng đã tìm thấy đỉnh cao trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên (Haydn, Mozart, Betthoven). Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll (số 40), C - dur (số 41) của Mozart là sự hiển diện của một năng lực sáng tạo huyền thoại. Giới âm nhạc gọi đó là "Sức mạnh Apôlông", "Sức mạnh quỷ thần", "...vượt lên trên khả năng của con người". Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số 3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9, Betthoven đã làm nên kỳ tích trong lịch sử giao hưởng và mở ra bước ngoặt phát triển mới cho loại hình nghệ thuật này. Từ giao hưởng của ông, đã hình thành thể loại giao hưởng mang nội dung và tên gọi cụ thể được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX, XX trong sự nghiệp sáng tạo của các thiên tài Schubert, Traicovsky, Berlioz, List, Debbussy, Maler, Prokhôngfiev, Vivaldi và Soxtakhôngvic v.v...
Trong dòng nhạc hàn lâm của nước ta, nghệ thuật giao hưởng tuy còn non trẻ nhưng đã cống hiến cho nền âm nhạc của đất nước những tác phẩm đặc sắc như các giao hưởng "Quê hương Việt Nam" (Hoàng Việt), "Đồng Khởi" (Nguyễn Văn Thương), "Trăm sông đổ về biển đông" (Trần Ngọc Sương), "Rapdodie Việt Nam" (Đỗ Hồng Quân) v.v...Đặc biệt là nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, người đã viết giao hưởng nhiều nhất Việt Nam cho đến nay, rất nhiều bản giao hưởng nổi tiếng như: Tặng đồng bào miền Nam anh dũng (số 1), Mẹ Việt Nam (số 5), Quê hương đất nước tôi (số 8)…
Nhạc giao hưởng của nước ta có thể nói là sinh sau đẻ muộn những cũng đã tiến bộ khá nhiều. Hy vọng trong thời gian tới, nhạc giao hưởng Việt Nam sẽ tiến xa hơn nữa về cả chất lượng lẫn số lượng, vươn xa thế giới để sánh vai cùng các nền âm nhạc lớn trên thế giới.
4 Nhạc thính phòng 

Ý nghĩa của ngôn từ "âm nhạc thính phòng" có nguồn gốc từ ngôn ngữ Latinh (Musica da camera), musique de chambre" (tiếng Pháp), hoặc "chamber music" (tiếng Anh) - có nghĩa là nhạc để biểu diễn trong phạm vi không gian nhỏ (như phòng hòa nhạc) để phân biệt với nhạc giao hưởng, nhạc sân khấu (thí dụ opera, oratoria, cantata) dành cho các gian hòa nhạc lớn.
Thuật ngữ này được hình thành từ thời Trung cổ nhưng mãi đến cuối thời đại Phục Hưng mới được khẳng định rõ ý nghĩa mà hiện nay chúng ta vẫn hiểu về nó. Trước kia, Âm nhạc thính phòng theo nguyên tắc được trình diễn ở các buổi hòa nhạc trong phạm vi gia đình, chính từ đây đã hình thành nên thành phần các nhạc công của loại hình nghệ thuật này: từ một độc tấu (hay được gọi là solist) cho đến vài ba nhạc công đủ để biểu diễn trong phạm vi nhỏ và liên kết với nhau thành nhóm nhạc thính phòng.
Bởi nhạc được trình diễn trong "phòng", và diện tích của "phòng" có giới hạn, nên số lượng nhạc sĩ không thể đông đảo. Thông thường, nhạc thính phòng được trình diễn bởi những nhóm có từ hai nhạc sĩ (duet=song tấu) đến tám nhạc sĩ (octet=bát tấu), chứ không có nhiều người hơn nữa, và mỗi bè nhạc chỉ được tấu bởi một người; và vì nhóm hoà nhạc có ít người, nên nhạc thính phòng thường không cần có nhà chỉ huy dàn nhạc (conductor). Theo truyền thống, nhạc thính phòng được viết cho những nhóm nhạc cụ bộ dây hay bộ hơi, thường kết hợp với đàn piano, harpsichord, lute hay guitar; nhạc thính phòng cũng là những ca khúc cho đơn ca hay nhóm hợp ca rất ít người, và có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm.
Khi sáng tác cho Âm nhạc thính phòng, các nhạc sĩ thường chú trọng đến từng phương thức biểu cảm của từng cấu trúc âm nhạc phù hợp với từng loại nhóm cụ thể. Đặc tính của Âm nhạc thính phòng biểu hiện ở sự cân bằng giữa các giọng nhạc (khác biệt với các tác phẩm trong đó phân biệt rõ bè chính, bè đệm) và tính chất cô đọng, tinh tế trong từng ngữ điệu, giai điệu, nhịp điệu và phương thức biểu cảm.
Vai trò vô cùng quan trọng ở đây là sự phát triển của các "chủ đề âm nhạc" mang giàu hình tượng nghệ thuật, Âm nhạc thính phòng có ưu thế đặc biệt biệt về khả năng biểu hiện những cảm xúc trữ tình với tất cả các mặt nhạy cảm và tinh tế nhất của tâm hồn con người.
Giữa thế kỷ XVI, hình thành rõ sự phân biệt giữa nhạc nhà thờ và nhạc thính phòng trong các thể loại nhạc dành cho giọng hát. Một trong những tác phẩm đầu tiên tiêu biểu nhất của Âm nhạc thính phòng phải kể đến "L'antica musica ridotta alla moderna" của Nicolo Vitrentino (1555).
Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, Âm nhạc thính phòng bắt đầu phát triển mạnh ở các loại hình âm nhạc dành cho nhạc cụ hay còn gọi là khí nhạc. Ở những giai đoạn đầu tiên này giữa nhạc cho giọng hát và khí nhạc hầu như không phân biệt về phong các nghệ thuật.
Cho đến giữa thế kỷ XVIII, sự phân biệt giữa chúng mới được thể hiện rõ nét đúng như lời nhận định của nhà âm nhạc học trứ danh Kvanz "Âm nhạc thính phòng đòi hỏi sự sống động và tự do trong ý tưởng âm nhạc hơn âm nhạc nhà thờ". Thể loại cao nhất của Âm nhạc thính phòng dành cho khí nhạc thời kỳ này là “tổ khúc sonate” (sonata da camera) có nguồn gốc từ tổ khúc vũ điệu.
Nửa sau thế kỷ XVIII cùng với tên tuổi các thiên tài Haydn, Mozart, Betthoven đã hình thành các thể loại Âm nhạc thính phòng cổ điển - độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu.v.v. trong đó ý nghĩa đặc biệt quan trọng là các nhóm dành cho các đàn dây (violông, viola, viôlôngxen).
Chính bởi vì ở các thể loại này hội tủ mọi điều kiện để có thể diễn tả cảm xúc, hình tượng nghệ thuật một cách phong phú nên chúng đã thu hút nhiều nhạc sĩ thiên tài từ cổ điển cho đến hiện đại, ngoài các nhạc sĩ đã kể trên còn có Bramhs, Dvozak, Smetana, Grieg, Frank, Borodin, Rachmaninov (thế kỷ XIX), Debussy, Ravel, Reger, Bartok, Prokhôngfive, Soxtakhôngvich… (thế kỷ XX).
Quá trình phát triển của phong cách Âm nhạc thính phòng đã trải qua nhiều biến đổi trong đó đặc biệt phải kể đến mối liên quan tương tác giữa Âm nhạc thính phòng và âm nhạc giao hưởng. Từ đó đã nảy sinh ra các tác phẩm Âm nhạc thính phòng mang ảnh hưởng của nhạc giao hưởng (như sonate dành cho violông - "Kreisler" của Betthoven, sonate dành cho violông của Frank) và ngược lại - âm nhạc giao hưởng của Âm nhạc thính phòng (như giao hưởng số 14 của Soxtakhôngvich).
Chính vì vậy đã xuất hiện khái niệm âm nhạc mới - "Dàn nhạc thính phòng" và "Giao hưởng thính phòng" để chỉ những tác phẩm giao hưởng dành cho các dàn nhạc nhỏ với số lượng nhạc cụ hạn chế. Vai trò vô cùng quan trọng trong Âm nhạc thính phòng phải kể đến các tiểu phẩm dành cho các loại nhạc cụ trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm dành cho dàn pianô bao gồm nhiều thể loại khác nhau: valse, nocturne, prelude… của Schubert, Schuman, Sopanh, Skryabin, Rachmaninov, Prokhôngfie…
Tuy dòng nhạc hàn lâm du nhạc vào nước ta chưa được lâu nhưng các nhạc sĩ Việt Nam cũng đã sáng tác nhiều bản nhạc thính phòng ngay từ những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trong đó nổi bật phải kể đến các tác phẩm của Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Tấn...góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.

(1) Loại hình âm nhạc: Vàng, đỏ, xanh…

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (1) Loại hình âm nhạc: Vàng, đỏ, xanh…
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc xanh…
Mây hôm nay nói chuyện âm nhạc với bọn trẻ, tự nhiên nghĩ đến chuyện nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc xanh... Tra trên mạng thì thấy thật ra đây không phải là lấy màu để phân biệt các loại nhạc.
Nhạc vàng là thể loại nhạc tiền chiến, gồm những bản nhạc và lời hát trữ tình nhẹ nhàng. Loại nhạc này thịnh hành vào trước những năm 70 thế kỷ trước. Khi đó đất nước còn loạn lạc nên mỗi khi những bài hát trữ tình được vang lên, nhân dân đều hưởng ứng rất mạnh và hình thành trào lưu về dòng nhạc này. Sau này chế độ không cho phép người dân học, chạy theo thói xa hoa, mải mê với những thứ bay bổng tình ái... mà nên tập trung vào chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động, sản xuất mới tạo ra sản phẩm chứ không... Gọi là loại nhạc vàng vì nó làm vàng ố và làm nản làng con người.
Những người quản lý âm nhạc một thời cho rằng nhạc vàng là dòng nhạc buồn, ảo não, không mang giá trị âm nhạc cao, ca từ dễ dãi. Nhạc vàng có nhiều chủ đề, nhưng có lẽ nhiều nhất là về thất tình và lính.


Nhạc đỏ l
à là dòng nhạc cách mạng, có thể nói kéo dài trong khoảng 1954-1975 và còn nhiều bài hát ra đời sau đó. Nhạc đỏ là loại nhạc cách mạng, là dòng nhạc mang khí thế sôi động thời chiến tranh, gồm các bài hát hát về quê hương đất nước, nuôi dương tình yêu thương con người trong khó khăn, nhất là trong chiến đấu. Loại nhạc này có giai điệu hùng tráng, mang khí thế sôi động thời chiến tranh, thường nói về sự chinh chiến gian khổ của bộ đội ta trong quá trình kháng chiến chống giặc giữ nước nên thắm đẫm màu máu và sự hi sinh, thành ra gọi là Nhạc đỏ, mang màu máu cách mạng.

Nhạc trẻ là những khúc ca của tuổi thanh xuân mang tính trẻ trung, làm cho con người yêu đời. Các bài hát nhạc trẻ tập trung ca ngợi tình yêu tươi đẹp của tuổi trẻ hồn nhiên trong trắng. Hiện nay nhạc trẻ gồm các loại nhạc hiện đại, rape, pop rock... nói về tình yêu trai gái.

Nhạc xanh tức loại nhạc vũ trường hiện nay, dành 
cho thiêu niên,nói về quê hương đất nước, học trò... Nhạc xanh thường có ở những sản nhảy,vũ trường và nơi nhộn nhịp mang tính chất khuấy động phong trào. Khi hát thì có thêm tiếng nhạc rộn rã và đèn chiếu nhấp nháy xanh đỏ tím vàng đủ cả. Lấy luôn màu xanh làm tên nhạc cho dễ gọi.
Các loại nhạc này với tên gọi thì hầu hết là do công chúng tự đặt nên sách vở cũng ít ghi chép.

Dưới đây là trích đoạn một bài dài của tác giả Trần Văn Giang; xin lỗi tác giả vì bài trích này có thay đổi một số từ và cắt bỏ một số đoạn nhạy cảm do liên quan đến chính trị. Ai có nhu cầu đọc bản gốc thì xem theo đường link ở cuối bài.

Gần đây có rất nhiều lời bàn loạn về các dòng nhạc với đủ màu sắc (?) mà quý vị có thể tưởng tượng xuất hiện trên mạng ngay sau khi bài phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 về việc “mổ xẻ” các hót / hét sĩ của làng âm nhạc Việt trong nước vừa mới được phổ biến. Tôi thật sự cũng hơi hoang mang khi đọc thấy và tự hỏi làm sao nhạc lại có nhiều màu như vậy (?). Ly do là vì từ trước tới bây giờ tôi (sinh ra ở miền Bắc, lớn lên ở miền Nam, và rồi tỵ nạn từ năm 1975) chỉ biết vỏn vẹn có hai dòng nhạc đơn giản: Nhạc Sến và Nhạc Không Sến… Chả thấy có mầu mè nào cả (!)

Trong “sự nghiệp tay trái” của tôi, tôi đã học được một bài học khá thú vị từ nhà bình luận thời cuộc nổi tiếng Andy Rooney (đã mất năm 2011 - Chương trình 60 Minutes của CBS News):
“Nếu bạn không biết rõ về một vấn đề gì thì cứ viết về vấn đế đó”
(If you do not know very well about something, write about it.) 

Thành ra, xin nói trước là bài viết này được viết ra từ cái ý tưởng “nếu muốn biết cái gì?” của ông Andy Rooney.

Nhạc Vàng
Để bắt đầu, không có gì thuận lý hơn là phải kể “Nhạc Vàng” trước, vì qua thời gian và không gian, nhạc Vàng vẫn luôn luôn là loại nhạc của “bên thực sự thắng cuộc” trên mặt trận văn hóa. Tôi sẽ chứng minh điều này ở các dòng sau.
Riêng hai chữ “Nhạc Vàng” được dùng lần đầu tiên vào những năm cuối của thập niên 60 ở miền Nam Việt Nam khi Ban “Nhạc Vàng” của nhạc sĩ Phó Quốc Lân ra mắt và trình tấu định kỳ trên đài truyền hình Sài Gòn. Sau đó, nhiều hãng phát hành băng nhạc, đĩa nhạc như hãng Hương Giang, Dạ Lan, Shotguns… cũng có ra những sản phẩm âm nhạc với danh hiệu “Nhạc Vàng.” Tuy vậy, đối với ngay cả những người sống ở miền Nam trước năm 1975 (như tôi) cũng không bao giờ để ý đến hai chữ “nhạc Vàng” cho đến khi sau năm 1975.
Nhạc Vàng thật ra bao gồm rất nhiều thể loại nhạc khác nhau. Được đại chúng hiểu rộng rãi với nhiều tên gọi khác nhau như: Nhạc tiền chiến, nhạc lãng mạn, nhạc tình, nhạc êm dịu… và gần đây tôi thấy có thêm 2 chữ nữa là “nhạc Nhẹ?!” (có nhạc “Nặng” đâu hà?) Nhạc Vàng có tình quê hương, tình yêu lứa đôi, hoặc chỉ là nỗi niềm riêng tư, cá nhân về thiện nhiên, cuộc sống và cuộc chiến…

Mặc dầu còn có rất nhiều tranh cãi về ai là nhạc sĩ đầu tiên? Bài hát nào là bài hát đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam; nhưng cho tới nay hầu hết những nhà phê bình âm nhạc đã công nhận nền tân nhạc Việt Nam chỉ thực sự thành hình vào khoảng năm 1938. Năm này được đánh dấu bởi buổi biểu diễn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên ở Hà nội. Ông trình bày chính tác phẩm, những bài hát đầu tiên của ông khi đó qua 3 bài “Kiếp hoa,” “Bông cúc vàng,” và “Anh hùng ca.” Rất tiếc, những bài hát này chưa có giá trị nghệ thuật cao cho nên đã dễ bị đi vào quên lãng…

Nhạc Tiền chiến (1938-45) / Nhạc Tình Lãng Mạn (? ~ 1954)
Ngay sau thời kỳ phát khởi, nền âm nhạc Việt đã phát triển ở mức cao độ. Ở thời kỳ ban đầu (từ cuối thập niên 30 cho đến chiến tranh Việt Pháp bùng nổ - 1945), hầu hết các ca khúc đều là các bài mang tính chất lãng mạn trữ tình, giàu màu sắc văn học, trở thành bất hủ… có ảnh hưởng sâu đậm đến các sáng tác của nhiều nhạc sĩ của các thế hệ sau này. Các bài tiêu biểu là: Con thuyền không bến, Giọt mưa Thu, (Đặng Thế Phong); Thiên Thai, Trương Chi (Văn Cao); Biệt Ly (Doãn Mẫn); Khúc yêu đương (Thẩm Oánh); Bóng ai qua thềm (Văn Chung); Lá thư (Đoàn Chuẩn);Trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương – Trường ca gồm 3 bài được Lê Thương sáng tác trong nhiều năm khác nhau).
Dòng nhạc gọi là “Tiền chiến” không kết thúc vào năm 1945. Nó còn bao gồm cả những bài nhạc sáng tác sau 1945 (Tôi không biết có nên gọi nhạc sau 1945 là nhạc “Hậu chiến?” hay nhạc “Hội tề?” – tức là thời kỳ Việt Minh đang hoạt động mạnh?) như: Dư Âm (Nguyễn Văn Tý); Sơn Nữ Ca (Trần Hoàn); Trăng mờ bên suối (Lê Mộng Nguyên); Làng tôi (Chung Quân), Gửi gió cho mây ngàn bay (Đoàn Chuẩn); Ngày về (Hoàng Giác)…
Tôi lấy làm lạ là có nhiều bài sáng tác mãi sau năm 1954 cũng được liệt vào loại nhạc tiền chiến như: Thuở ban đầu (Phạm Đình Chương); Hương Xưa (Cung Tiến) v..v..
Nhạc Tình / Tình ca (1954-1975)
Sau năm 1954, loại nhạc trữ tình đã bị khai tử ở miền Bắc. May mắn thay, dòng nhạc lãng mạn này theo nhạc sĩ di cư vào định cư ở miền Nam Việt Nam và được tiếp tay bởi các nhạc sĩ tài hoa miền Nam tự do. Họ đã soạn ra những sáng tác âm nhạc giá trị chưa từng thấy như: Hoài Cảm (Cung Tiến), Mộng dưới hoa (Phạm đình Chương), Gọi người yêu dấu (Vũ Đức Nghiêm); Ngàn thu áo tím (Hoàng Trọng); Chiều tím (Đan thọ); Duyên Thề (Thanh Trang); Hoa soan bên thềm cũ (Tấn Khanh);Suối tóc (Văn Phụng); Giấc mơ hồi hương (Vũ Thành); Thu sầu (Lam Phương); Tuổi 13 (Ngô Thụy Miên); Các bài không tên (Vũ Thành An); Giọt lệ cho ngàn sau (Từ Công Phụng); Yêu nhau khi còn thơ (Lê Uyên Phương); Trên đỉnh mùa đông (Trần Thiện Thanh); Chiều mưa biên giới (Nguyễn Văn Đông); Xin còn gọi tên nhau (Trường Sa); Nỗi lòng người đi (Anh Bằng), Mưa trên phố Huế (Lê Dinh, Minh Kỳ), Hà nội ngày tháng cũ (Song Ngọc)… Danh sách nhạc này dài vô tận, tôi không thể liệt kê ra hết trên mấy trang giấy này. Đây là một kho tàng văn hóa vô cùng quý báu của Việt Nam.

Thời kỳ cấm Nhạc vàng sau năm 1975
Sau năm 1975, danh từ "nhạc Vàng" được dùng để chỉ bao gồm tất cả những tác phẩm âm nhạc ở miền Nam ra đời trong thời kỳ đất nước chia đôi và dòng nhạc này bị cấm tuyệt đối trên các phương tiện truyền thông trong nước. 

Cũng như những đề mục văn hóa khác ở miền Nam, âm nhạc Miền Nam bị gán thêm các nhãn hiệu chính trị là “nhạc phản động” hoặc “đồi trụy” vì theo người cấm, nhạc Vàng chỉ “ru ngủ,” không thể hiện được “con người xã hội chủ nghĩa lý tưởng (?)” Kết quả là nhiều sản phẩm văn hóa trong đó có băng cassette, đĩa nhạc cùng những bài vở tài liệu ghi chép liên quan đến nhạc Vàng bị đốt, tiêu hủy không thương tiếc, không nương tay. 

Dầu gì đi nữa, trong thâm tâm của người dân (đôi khi có cả cán bộ chính quyền mới) trong Nam lẫn ngoài Bắc vẫn ưa thích nhạc Vàng; vì nhạc Vàng, và chỉ có nhạc Vàng, mới nói lên được tình cảm cá nhân không bị bó buộc vào tập thể. Nhạc Vàng do đó còn hàm ý “Vàng,” một quý kim. Người nghe muốn nghe phải nghe lén lút vì nó luôn luôn nói lên được cái tâm trạng “riêng tư” của con người; trong khi xã hội chủ nghĩa chỉ cho phép cái ý thức hệ chung của tập thể. Dù phải nghe trộm qua những buổi phát thanh của VOA, hoặc BBC từ hải ngoại, người trong nước vẫn cố gắng tìm nghe bất chấp hình phạt của luật pháp. Có thể nói nhạc Vàng vẫn tiếp tục chiếm địa vị quan trọng trên thị trường âm nhạc và được dân chúng ngày càng ưa chuộng hơn. (vắn tắt theo Wikipedia). 

Ngoài Bắc Việt Nam trong thời kỳ chia đôi đất nước, có ông Nguyễn Văn Lộc ở Hà Nội, thiên hạ tặng ông biệt danh “Lộc Vàng,” chỉ vì sự đam mê của ông Lộc thích ca hát nhạc Vàng tới “quên cả cái chết.” Nhạc Vàng khi ấy đang bị “cấm” và bị coi là “văn hóa đồi trụy.” Nhưng vì quá mê nhạc Vàng, ông Lộc Vàng đêm đêm tụ tập với bạn bè ở nhà để hát. Ông bị chính quyền cs bắt giam vì tội “tuyên truyền văn hóa đồi trụy,” bị khép án 10 năm tù và 4 năm quản thúc (tổng cộng 14 năm), sau được giảm án xuống 8 năm tù và 4 năm quản thúc (12 năm).

Từ sau năm 1975, dòng nhạc Vàng (nhạc Tình) một lần nữa theo người dân tỵ nạn ra hải ngoại. Đối với người Việt hải ngoại thì nhạc Vàng trở thành một dòng nhạc chính trong thị hiếu người nghe nhạc.
Cho mãi đến năm 1982, sau khi thấy nền kinh tế tập trung bao cấp không giống con giáp nào. Nói cách khác, kinh tế chỉ huy vẫn còn “tụt hậu” xa lắc xa lơ so với nền kinh tế tư bản; mặc dù loa phường vẫn luôn tuyên truyền (mà chẳng có ai tin) là kinh tế tư bản đang đứng bên bờ vực thẳm; chính sách “đổi mới” (hay đổi cũ?) hay “kinh tế thị trường” được áp dụng. Nhờ đó nền nhạc Vàng bùng phát trở lại như sóng vỡ bờ.

Nhạc Vàng của bên thắng cuộc!?

Thật oái oăm, năm 2005 tôi có dịp phải trở về Bắc Việt Nam để thăm quê đất tổ kể từ 1954, có nghĩa là sau 49 vừa di cư vừa tỵ nạn. Trong chuyến đi này, tôi bất đắc dĩ phải tạm trú vài ngày (booking at the last minutes) tại Khách sạn “Lakeside” ở quận Ba Đình (địa chỉ khách sạn này nằm gần sát ngay bên lăng bác!) Buổi sáng, thức dậy, đi xuống nhà hàng ăn ở tầng dưới đất để ăn sáng - cũng nên biết thực khách chỉ toàn là người Đại hàn, Đài loan và Việt kiều; và dĩ nhiên nhân viên phục vụ là người Việt - tôi rất đỗi ngạc nhiên khi nhà hàng, qua dàn âm thanh “speakers” rất “cơ khí” gắn trên trần nhà, chơi toàn nhạc lính VNCH (instrumental / nhạc hòa tấu không có lời hát) trước năm 1975. Một vài bài rất quen thuộc mà tôi đã nghe và thích ngày trước như “Người ở lại Charlie,” “Anh không chết đâu anh…”.
Nhạc Đỏ
“Nhạc Đỏ” còn gọi Nhạc cách mạng là những ca khúc hát về “cách mạng”, được sáng tác để ca tụng sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các bài hát tiêu biểu của nhạc đỏ là: “Cây chông tre,” “Cô gái vót chông,” “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn,” “Tiếng chày trên Sóc Bom bo,” “Trường sơn Đông, Trường sơn Tây,” “Rừng xanh vang tiếng Talư,” “Như có Boác Hồ trong ngày vui đại thắng,” “Hồ chí minh đẹp nhất tên người,” “Bác đang cùng chúng cháu hành quân,” “Lời bác dặn trước lúc đi xa,” “Đêm nghe tiếng đò đưa nhớ bác,” “Năm anh em trên một chiếc xe tăng,” “Hò kéo pháo…” Nhịp điệu thì phần lớn loại quân hành dồn dập...

Nhạc Xanh (hay Nâu?)

Sau khi đã viết tạm xong hai mục nhạc Vàng nhạc Đỏ;, tôi đã định dừng bút nghỉ cho khỏe thì anh bạn đồng môn của tôi, anh Trần Trung Chính, có thân mến nhắc nhở tôi thêm: Này, còn có một loại nhạc nữa gọi là nhạc “Xanh”.  Anh bạn đồng môn cũng cho biết thêm loại “nhạc Xanh” này cùng nằm chung với mảng “Nhạc Đỏ” cách mạng; và nó không phải là nhạc trẻ hay nhạc thiếu niên mà là loại nhạc gồm những bài ca kêu gọi toàn dân tăng gia sản xuất (!) chứ cũng không phải loại nhạc dạy con người biết yêu thiên nhiên, biết bảo tồn môi sinh. 

Chúng ta thấy các bài nhạc xanh tiêu biểu như: “Mùa Xuân trên nông trường Lê Minh Xuân,” “Hát trên nông trường xanh,” “Bài Ca 5 Tấn (**),” “Chị Tư 3 Đảm Đang,” “Con Kênh Xanh Xanh"... Những bài nhạc Xanh hấp dẫn đến nỗi chi sau 3-5 năm không còn thấy ai hát nữa và chính tác giả còn không nhớ là anh ta đã có những "đứa con tinh thần xanh lè" như vậy để kêu gọi, thúc đẩy sản xuất phân bắc, phân xanh… http://www.haingoaiphiemdam.com/NewsContent.aspx?Id=13181


5 PHIM CÁ MẬP HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI.

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết 5 PHIM CÁ MẬP HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI.
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


5 PHIM CÁ MẬP HAY NHẤT MỌI THỜI ĐẠI.
Emily Lawrence

Steven Spielberg chính là người đã biến những phim về cá mập trở thành phim cổ điển, với cuốn phim bom tấn của ông vào năm 1975, Jaws, dựa trên cuốn sách bán chạy của Peter Benchley. Kể từ đó, những cuốn phim về cá mập đã trở nên nổi tiếng với nguời xem, nhưng không phải cuốn nào cũng hay và không phải người làm phim cá mập nào cũng được tôn trọng. Dưới đây là 5 phim được xem là hay nhất.
5. Blue Water, White Death (1971) – Nước xanh, Chết trắng.
Đây là cuốn phim tài liệu hay về Peter Gimbel và một nhóm các nhà nhiếp ảnh, những người ra biển để tìm và quay phim về cá mập trắng. Chuyến đi kéo dài 9 tháng, và họ đã quay được những quái thú này ở nơi sinh sống tự nhiên của chúng.

4. Jaws 2 (1978) – Hàm cá mập 2.


Đây là một trong những cuốn phim tiếp theo về cá mập hay nhất. Nhân vật chính của phim, cảnh sát trưởng Martin Prody trở lại trong phim để điều tra kỹ hơn về vùng nước Amity. Cuốn phim không vượt qua được chất lượng của cuốn đầu, nhưng cũng được đánh giá cao. Phim này do Jeannot Szwarc đạo diễn.

3. Deep Blue Sea (1999) – Biển xanh sâu thẳm.


Đây là một trong những cuốn phim đắt đỏ nhất và là một trong những cuốn phim về cá mập hay nhất với hiệu ứng đặc biệt thật thú vị. Câu chuyện xung quanh một nhóm các nhà khoa học tin rằng cơ não lấy từ cá mập mako có thể được sử dụng để chữa bệnh Alzheimer. Nhưng những con cá mập nhất quyết chúng không muốn chúng bị nhốt trong lồng và bị tiêm dưới da, vì thế chúng chống lại và thoát ra được ngoài đại dương.

2. 12 Days of Terror (2004) – 12 ngày kinh hoàng.


Đây là một cuốn phim tài liệu từ năm 2004, dựa vào loạt sách cá mập tấn công ở bờ biển New Jersey mùa hè 1916. Cuốn phim dựa vào những sự kiện có thật, khi người ta trải qua 12 ngày kinh hoàng vì một con cá mập trên sông và giết bốn người. Câu chuyện rất hay, thật và bí ẩn, đó chính là điều hấp dẫn nhiều khán giả trên thế giới. Biến cố hãi hùng này đã tạo cảm hứng cho Peter Benchley viết cuốn sách bán chạy, Jaws.

1. Jaws (1975) – Hàm cá mập.

Đó là về một con cá mập sát thủ khổng lồ làm kinh hoàng những du khách trên một đảo nhỏ, và đánh dấu sự xuất hiện của một trong những đạo diễn lớn nhất mọi thời đại. Điều biến cuốn phim này trở thành một trong những phim cá mập hay nhất là câu chuyện nguyên gốc, đáng sợ và hồi hộp, kỹ xảo rất ấn tượng và dàn diễn viên lớn. Ngày nay cuốn phim này vẫn còn làm hoảng sợ những người xuống nước.

Bản tiếng việt của Bienvanguoi.wordpress.com

(5) Cá sấu sát thủ tấn công

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (5) Cá sấu sát thủ tấn công
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Cá sấu sát thủ tấn công
Chris Maloney
Cá sấu nước mặn chống lại trăn anaconda xanh
Lúc 10 giờ đêm ngày 12 tháng 10 năm 2002, Isabel và Valerie von Jordan rời khỏi Sari Club ở Bali một giờ trước khi một quả bom phá hủy quán bar này và giết chết 202 người và làm bị thương 209 người trong cuộc tấn công khủng bố kế bên.Hai chị em, là những sinh viên từ Heidelberg, Đức, muốn quên đi những hoảng sợ của thảm họa nên quyết định dành phần còn lại của kỳ nghỉ ở một nơi nào đó an toàn hơn – một nơi xa xôi hẻo lánh ở Úc.

7 giờ sáng chủ nhật, ngày 20 tháng 10, hai người lên tàu trên một tour du lịch bốn ngày ở Công viên Quốc gia Kakadu, một địa điểm hoang dã khổng lồ nổi tiếng với những cảnh đẹp tuyệt vời và hệ động thực vật hoang dã đa dạng.

Isabel, 23 tuổi, và Valerie, 21 tuổi, là thành viên của một nhóm du khách 9 người, được dẫn đầu bỡi ông Glenn Robless, người hướng dẫn viên 46 tuổi làm việc cho hãng Gondwana Adventure Tours.

Vào đêm thứ ba, những người cắm trại đang ngồi quây quần kể chuyện và cười đùa vui vẻ. Khoảng 10:30 tối, họ quyết định đi bơi cho mát mẻ. Ông Robless nói ông biết một chỗ cách đó chỉ nửa dặm.

Khi nhóm này tới bãi Sandy Creek, họ nghĩ đó là một nơi lý tưởng. Bãi cát mềm và mát. Bờ vịnh cao 10 feet là một khu rừng nhỏ cây cỏ nhiệt đới. Ánh trăng rằm tròn trĩnh phản chiếu từ dưới mặt nước lặng im và mời mọc.

Nhưng một vài người lo lắng – nhiều bảng cảnh báo cá sấu treo ở các nơi.

Ông Robless nhanh chóng trấn an mọi người rằng vịnh này an toàn và chỉ có những con cá sấu nước ngọt vô hại có thể có mặt, chứ không phải những con cá sấu nước mặn ăn thịt người đáng sợ.

Ông cũng nói thêm Sandy Creek là nơi nổi tiếng mà những người da đỏ địa phương bơi lội nhiều năm. Ngoài ra, ông đã kiểm tra vùng nước này bằng cách chiếu sáng một cái đèn pin xung quanh khu vực gần đó, tìm kiếm một “tia sáng mắt” – sự phản chiếu của mắt cá sấu phía trên mặt nước. Ông không thấy gì cả.

Thỏa mãn, một số người bắt đầu xuống nước, trong đó có cả Isabel và Valerie.

James Rothwell, 24 tuổi, một du khách Anh trong nhóm nhớ lại sự kinh hoàng đã diễn ra sau đó.

“Chúng tôi cách bờ khoảng 10 yard, mọi người gần nhau trong tầm tay với và nhìn thấy nhau,” Rowell nói sau đó trong một báo cáo chính thức. “Tôi nghe thấy một cú đụng mạnh vào chân và vài giây sau tôi nghe một tiếng con gái la lên. Và cô này ngã xuống nước.”

“Chúng tôi lập tức chạy lên bờ và rọi đèn pin xuống nước,” Rothwell kể tiếp. “Dưới ánh đèn pin chúng tôi thấy hai con mắt đỏ chói bơi ra xa từ chỗ cô gái ngã xuống. Và chúng tôi thấy bóng mờ của một con cá sấu đang bơi trên bề mặt nước.”

Lúc 6:30 sáng, bốn người bảo vệ công viên phát hiện thi thể tổn thương của Isabel von Jordan và bắt được con cá sấu nước mặn dài 15 feet nặng 1.100 pound đã giết cô. Cảnh tượng thân thể mềm nhũn của cô Isabel trong hàm của con bò sát này vẫn còn ám ảnh họ.

“Nó nằm trong nước giống như con chó với cục xương,” người bảo vệ công viên quốc gia Kakadu, ông Garry Lindner, nói trong cuộc phỏng vấn với London Independent. “Thời gian như đứng lại với tôi. Tôi thấy nó bơi đi với một cô gái trong miệng. Nó không nhả ra.”

Người hướng dẫn du lịch Robless nhận bản án ba năm tù treo sau khi toà xử có tội do sơ xuất nguy hiểm dẫn tới cái chết của cô Isabel.

Các nhân viên bảo vệ nói họ thấy 8 con cá sấu nước mặn lớn ở Sandy Creek trong khi họ tìm kiếm xác của Isabel.

 
Các sinh viên đại học người Đức Valerie von Jordan (trái), 21 tuổi, và người chị Isabel von Jordan, 23 tuổi, đến sân bay Darwin ở Úc vào chủ nhật, ngày 20 tháng 10 năm 2002. Hai ngày sau, cô Isabel bị tấn công và giết chết bỡi một con cá sấu nước mặn trong khi bơi ở Sandy Creek thuộc Công viên Quốc gia Kakadu.

 
Con cá sấu nước mặn 15 feet nặng 1.100 pound đã bị giết chết đang nằm trên bờ Sandy Creek. Con cá sấu này đã tấn công và giết chết du khách người Đức Isabel von Jordan khi cô đang bơi. Khu vực phía sau con cá sấu là nơi Isabel bị nó tấn công.

 
Những người bảo vệ Công viên Quốc gia, Greg Ryan, Garry Lindner, Andrew Wellings và Buck Salau với con cá sấu nước mặn 15 feet nặng 1.100 pound trên bờ Sandy Creek gần Darwin thuộc miền bắc Úc. Con cá sấu này đã giết cô du khách người Đức Isabel von Jordan trong khi cô đang bơi dưới ánh trăng.

(4) Cá sấu sát thủ tấn công

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (4) Cá sấu sát thủ tấn công
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Cá sấu sát thủ tấn công
Chris Maloney
Nằm ở đông bắc Úc, Daintree là một cộng đồng nhiệt đới nhỏ với 700 công dân quan hệ với nhau rất gần gũi và cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời của khu vực đã không thay đổi nhiều trong hàng ngàn năm.
Steve và Sharon Doble và hai người con trai của họ, Jeremy, 5 tuổi, và Ryan, 7 tuổi, đến ở khu vực này vào năm 2004. Gia đình họ thích thú sống 5 năm trong khu vực cách biệt an bình tránh xa những ồn ào nơi đô thị.
Và họ thích sự tự do khám phá khi ở gần bờ sông Daintree, con đường thủy cổ xưa tuyệt đẹp chảy qua khu rừng nhiệt đới xanh tốt.Anh Steve, 40 tuổi, và chị Sheron, 39, kiếm sống bằng nghề điều hành Daintree Rainforest River Train, những chuyến du lịch sinh thái bằng tàu chuyên tìm cá sấu cho du khách xem.
Nhưng ngày 8 tháng 2 năm 2009, mọi thứ đã thay đổi.

Lúc đó là 9:15 sáng chủ nhật. Jeremy, Ryan và con chó bốc-xơ mới mua của chúng, Champ, đang vui chơi đằng sau ngôi nhà làm bằng cây mà cha mẹ chúng đã xây lên.

Hai đứa bé đang luân phiên nhau kéo nhau trên tấm ván trượt nước ở chỗ nước cạn của sông Daintree, đôi khi nước dâng lên vườn sau của nhà họ khi thủy triều đặc biệt lớn.

Champ đang nghịch nước ở gần bên thì Jeremy phát hiện một con cá sấu lớn đang lặng lẽ tiến đến tấn công con chó. Theo bản năng, Jeremy xen vào đứng giữa Champ và con cá sấu để cố làm cho con cá khổng lồ bỏ đi.

Nhưng nó không đi.

Chứng kiến trong hoảng loạn, Ryan kêu to nhờ giúp khi con quái vật khổng lồ 14 feet chụp đứa em bé bỏng của mình trong những chiếc hàm ghê sợ của nó.

Nghe tiếng kêu la, anh Steve Doble từ trong nhà chạy ra cố tìm kiếm Jeremy trong tuyệt vọng.

“Khi tôi đến đó, cả khu vực yên lặng chết người, không có cả tiếng côn trùng hay âm thanh gì cả,” anh nói trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Woman’ Day của Úc. “Tôi kêu to ‘Jeremy, không sao đâu, có bố ở đây. Con phải cho bố biết con ở đâu để bố có thể tìm con’. Nhưng nó không trả lời. Tôi lội tìm dưới nước và bùn, nhưng không phát hiện gì cả.”

Anh Doble dành 20 giờ một ngày trong gần 2 tuần tìm kiếm khắp các sông suối cùng với các viên chức địa phương và bạn bè. Vào thứ sáu, ngày 13 tháng 2, cuộc tìm kiếm kết thúc khi các viên chức phụ trách động vật hoang dã bắt được con cá sấu nước mặn sát thủ được những người địa phương đặt tên là ‘Goldie’. Một vài phần còn lại của Jeremy được tìm thấy bên trong.

“Điều mà mọi cha mẹ trông đợi là thấy con mình lớn lên,” anh Doble nói trong cuộc phỏng vấn của Courier Mail. “Nhưng Jeremy mãi là đứa bé 5 tuổi và mọi ký ức về nó chỉ là trong vòng 5 năm đó. Đối với tôi, đó là điều khó khăn nhất phải đối mặt. Tôi không nghĩ là chúng tôi vượt qua được. Nó giống như linh hồn bạn đã bị mất đi và bạn không bao giờ tìm lại được.”

Một nhánh sông chảy qua khu đất của gia đình Doble được đặt tên là Jeremy Creek để tưởng nhớ tinh thần và sự can đảm của con trai họ.

Cậu bé Jeremy Doble đã hy sinh bản thân mình để cứu Champ, nó không bị hề hấn gì sau cuộc tấn công.

 
Jeremy và Champ. Cậu bé Jeremy Doble 5 tuổi đang chơi phía sau nhà cùng với anh trai Ryan, 7 tuổi, và con chó bốc-xơ mới, Champ, thì bị một con cá sấu dài 14 feet giết chết. Jeremy đã cứu Champ, quên cả tính mạng mình.

 
Anh chị Steve và Sharon Doble, cùng con trai Ryan, đã bán khu nhà của họ sau khi đứa con trai Jeremy bị cá sấu bắt khi đang chơi ở vườn sau.

 
Con cá sấu nước mặn dài 14 feet đã bắt Jeremy trước khi nó bị bắt. Cha mẹ của Jeremy, những người điều hành các tour du lịch sông chuyên phát hiện cá sấu, đề nghị con cá sấu này, được gọi là Goldie bỡi những người địa phương, được phép sống trong điều kiện nuôi nhốt.

 
Dòng sông Daintree tuyệt đẹp nhưng nguy hiểm ở Daintree, Úc. Nước sông tràn vào vườn sau của gia đình Doble vào ngày 8 tháng 2 năm 2009 – thu hút một con cá sấu khổng lồ vào giết Jeremy.

(3) Cá sấu sát thủ tấn công

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (3) Cá sấu sát thủ tấn công
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Cá sấu sát thủ tấn công
Chris Maloney
Botswana, một quốc gia miền nam Phi Châu có dân số 1,9 triệu, có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất thế giới, gần 25% người lớn bị nhiễm. Bác sĩ Richard Root, một người Seattle, là giảng viên trường Y của Đại học Washington, muốn làm một việc gì đó để giúp họ. Và ông có thể làm được.
Ông Richard, 68 tuổi, là một trong những người dẫn đầu của ngành thuốc hiện đại và là chuyên gia được cả nước biết đến trong nghiên cứu các bệnh lây nhiễm. Ông là cựu giám đốc của Ủy ban Cố vấn về bệnh AID của Viện Y tế Quốc gia và cựu trưởng ngành dược của Trung tâm Y khoa Haborview ở Seattle.
Ông Richard còn được biết tới là người đồng cảm và có khả năng tạo hứng khởi cho người khác. Dù đang chăm sóc cho bệnh nhân hay dạy các sinh viên trường thuốc, ông bác sĩ này có thiên tài kết nối mọi người.

Vì thế không có gì ngạc nhiên khi ông Richard và vợ ông, bà Rita O’Boyle, quyết định dành hai tháng tại bệnh viện Princess Marina ở Gaborone, bệnh việc công lớn nhất ở Botswana, để giúp chống lại đại dịch.

Hôm thứ sáu, ngày 17 tháng 3 năm 2006, chưa đến một tháng từ ngày họ tới, ông bà Richard viếng thăm một bệnh viện tư ở Khu bảo tồn Tự nhiên Tuli, một vùng xa xôi nằm ở phía đông của Botswana.

Khu vực Tuli nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ có hệ thực vật phong phú và số lượng lớn voi chia xẻ lãnh thổ cùng với linh dương Phi Châu, linh dương Koodoo, lợn đất, hươu nước, sư tử, báo, báo gêpa … và 350 loài chim.

Ông bà Richard và Rita rất yêu thích những động vật tự nhiên và phong cảnh lạ lùng của Phi Châu. Nó mang lại ý nghĩa thanh bình trong cuộc sống của họ, vốn rất khó khăn với những thảm họa xảy ra trước khi họ lấy nhau vào năm 2004.

Ông Richard đã mất hai năm để chăm sóc bà vợ 41 năm quen biết từ thời trung học, Marilyn, trước khi bà qua đời vì bệnh Lou Gehrig’s năm 2001.

Bà Rita cũng vừa mất người bạn đời vì bệnh kinh niên trước khi gặp ông Richard vào năm 2003. Quan hệ của họ giúp xóa đi nỗi buồn và họ cùng nhau khám phá những niềm vui mới trong cuộc sống.

Sau hai ngày hành trình cung cấp thuốc men cho những nhân viên và người nhà của họ, hai người quyết định xả hơi khám phá con sông Limpopo gần đó bằng thuyền.

Ông Richard và người hướng dẫn của ông đi đầu, bà Rita và người hướng dẫn của bà theo sau.

Với ý tưởng tập trung vào vẻ đẹp độc đáo của Phi Châu, các cư dân Seattle thong thả chèo xuôi dòng Limpopo hùng vĩ, con đường thủy dài 1.000 dặm phát họa biên giới giữa Botswana và Nam Phi.

Nhưng cuộc du hành chiều chủ nhật yên bình nhanh chóng chấm dứt khi dòng sông bùng nổ sức mạnh kinh hoàng của nó. Với quyết định chính xác, một con cá sấu sông Nile dài 13 feet tung lên như một hỏa tiễn Tomahawk từ dưới mặt nước màu cà phê sữa và chụp ông Richard ra khỏi chỗ ngồi của ông.

Sau đó tất cả yên lặng. Ông bác sĩ và kẻ ám sát tiền sử biến mất.

Bà Rita chứng kiến vụ phục kích tính bằng một phần giây này.

“Đột nhiên, chiếc thuyền lắc lên và ông Dick bay xuống và không bao giờ trở lại,” bà Rita nói trong cuộc phỏng vấn với KTVB-TV ở Boise, Idaho. “Sau đó nước đổi màu, và tôi biết ông ấy đã mất.”

Chiếc áo phao và một phần cơ thể của ông Richard được phát hiện một vài ngày sau đó và được hỏa thiêu. Con cá sấu không bao giờ bị phát hiện.

 
Bác sĩ Richard Root, 68 tuổi, chuyên gia bệnh truyền nhiễm từ Seattle, bị giết chết bỡi một con cá sấu sông Nile dài 13 feet trong một chuyến đi thuyền trên sông Limpopo, nằm giữa biên giới Botswana và Nam Phi.

 
Bác sĩ Root chuẩn bị cho chuyến đi thuyền định mệnh xuôi dòng sông Limpopo ở Botswana. Bác sĩ Root bị chụp một cách chính xác từ chỗ ngồi bỡi một con cá sấu sông Nile vào ngày 19 tháng 3 năm 2006 và không bao giờ gặp lại.

 
Bác sĩ Richard Root, ngồi trước, đang chèo chiếc thuyền của mình chỉ vài phút trước khi bị phục kích bỡi một con cá sấu sông Nile dài 13 feet trên sông Limpopo. Bức ảnh được chụp bỡi vợ ông, bà Rita O’Boyle, người đang ở chiếc thuyền thứ hai, sau ông.

 
Một con cá sấu sông Nile đang nổi trên mặt sông Limpopo ở Botswana. Một con cá sấu đã săn và giết ông Richard Root trong khi ông đang xả hơi thư giãn trong chuyến đi thuyền trên sông chiều chủ nhật.

(2) Cá sấu sát thủ tấn công

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (2) Cá sấu sát thủ tấn công
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Cá sấu sát thủ tấn công
Chris Maloney
Hơn 35 triệu người Mỹ xem phim Crocodile Dundee (Cá sấu Dundee) khi nó được tung ra vào năm 1986, trong đó có cô Ginger Meadows, người mẫu tóc đỏ ở Charlottesville, Virginia. Cô Ginger, 24 tuổi, thích cuốn phim đến nỗi nó lôi cuốn cô thực hiện một chuyến du lịch đến Úc.
Sau khi tham dự Cúp America 1987 ở gần Perth, cô đi nhờ một chuyến lên phía bắc trên Lady G, một chiếc du thuyền sang trọng dài 180 feet, được chỉ huy bởi thuyền trưởng Bruce Fitzpatrick.Cô Ginger, người có tinh thần tự do phóng khoáng rất lôi cuốn, dễ kết bạn, được thủy thủ đoàn chào đón.
Hôm chủ nhật, ngày 29 tháng 3, thuyền trưởng Fitzpatrick, cô Ginger và ba người khác thực hiện một chuyến du lịch buổi sáng bằng thuyền tốc độ nhanh tới vùng King’s Cascades xa xôi thuộc vùng tây bắc của nước này.

Cascades, một thác nước nhiều tầng tuyệt đẹp nhìn ra vịnh chảy từ sông Prince Regent, nằm 130 feet phía trên một vịnh nhỏ và có chiều ngang cỡ một sân bóng đá.

Cái hồ nước bên dưới ngọn thác mù sương được bao quanh bởi nửa vòng tròn những ngọn đồi đá cây cỏ mọc um tùm biến khu vực này thành một trong những địa điểm chập chùng và đẹp nhất của nước Úc.

11:20 sáng, cô Ginger và người bạn Úc mới quen Jane Burchett, quyết định tắm cho mát và bơi qua phía trái của thác, nơi họ định trèo lên những tảng đá và khám phá đỉnh của nó.

Hai người biết có cá sấu ở vùng này, nhưng họ cảm thấy an toàn. Sách hướng dẫn du lịch mô tả người ta đang bơi trong vịnh, và không có dấu hiệu cảnh báo nào.

Hugh Edwards, trong cuốn sách Cá sấu tấn công ở Úc (nhà xuất bản Swan 1988), kể lại những gì xảy ra tiếp đó.

Ông Fitzpatrick có thể nhìn thấy cô Meadows và Burchett từ vách đá ở phía trên. Ông cũng có thể nhìn thấy một con cá sấu nước mặn to lớn đang bơi về phía họ.

“Cá sấu!” ông Fitzpatrick hét lên. “Cá sấu! Ra khỏi nước mau! Ra khỏi nước!”

Nhưng hai cô gái không có nơi nào để đi. Họ bị bẫy trong vùng nước sâu đến thắt lưng trên rìa, lưng họ dựa vào tường đá cứng.

Con cá sấu ở ngay phía trước họ, chỉ chừng 15 feet.

“Ginger đang nắm chặt tay tôi,” cô Burchett nói. “Tôi la to hết sức để có thể làm con cá sấu sợ hãi và cởi giày ném vào nó. Tôi nghĩ nó trúng con cá sấu. Nó dừng lại và trông có vẻ bối rối, như là nó bị mất con. Ginger nhìn tôi và hỏi “Chúng ta làm gì bây giờ?”

Cô Burchett sắp nói, “Tôi không biết, nhưng hãy ở đây.” Nhưng trước khi cô có thể nói thì cô Meadows đã thả tay cô ra và định bơi tới một bờ đá khô ráo ở phía bên phải, cách chừng 25 yard.

“Cô ấy chỉ bơi được chừng vài feet,” cô Burchett nói. “Tôi đang suy nghĩ, Tại sao, Tại sao cô ấy làm thế? Lúc đó, điều đó xảy ra.”

Con cá sấu lao về phía cô Meadows và tấn công. Chụp chỗ đùi và mông cô, hàm nó dài tới quá ngực cô ở cả hai phía. Con cá sấu khổng lồ kéo cô xuống dưới nước. Nổi lên lại một lần, cô Meadows yên lặng ra hiệu người khác giúp, nhưng không ai có thể làm được điều gì để giúp cô.

“Cô ấy nhìn tôi dường như để nói “Điều gì đang xảy ra?” cô Burchett nói.

Cô Jane Burchett không bao giờ gặp lại người bạn Mỹ hay con cá sấu. Ngày hôm sau cô Ginger Meadows không thể kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 25 của mình.

Hai ngày sau, đội tìm kiếm phát hiện thi thể mất tay chân của cô úp mặt xuống nước. Con cá sấu “để dành” bữa ăn của nó.

 
Cô người mẫu Mỹ Ginger Faye Meadows, 24 tuổi, bị con cá sấu nước mặn khổng lồ ăn thịt ngày 29 tháng 3 năm 1987 ở vùng Tây Bắc Úc. Cô đang trên đường du lịch do cảm hứng từ phim Cá Sấu Dundee.

 
Một con cá sấu nước mặn Úc tương tự về kích thước với con cá sấu đã tấn công cô người mẫu Mỹ Ginger Meadows ở King’s Cascades vùng tây bắc Úc ngày 29 tháng 3 năm 1987. Góc nhìn của bức ảnh này tương tự như góc nhìn mà cô Burchett và cô Meadows thấy con cá sấu trước khi nó tấn công cô Meadows khi cô cố bơi đến nơi an toàn.

 
Thác nước King’s Cascades ở Tây Bắc Úc là nơi cô người mẫu Mỹ Ginger Meadows bị giết chết bỡi con cá sấu nước mặn khổng lồ vào ngày 29 tháng 3 năm 1987. Cô Meadows và người bạn Jane Burchett đang đứng dưới nước sâu đến thắt lưng với lưng quay vào tường đá khi đối đầu với con cá sấu. Cô Meadows, một người bơi giỏi, ngay lập tức bị tấn công khi cô cố bơi lên vùng đất khô cách đó 25 yard.

(1) Cá sấu sát thủ tấn công

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (1) Cá sấu sát thủ tấn công
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Cá sấu sát thủ tấn công
Chris Maloney
“Chúng sẽ giết người hôm nay. Chúng đã giết người hôm qua. Và chúng sẽ giết người ngày mai.” Alison Anderson, cựu Bộ trưởng môi trường, Lãnh thổ Phía Bắc, Úc, nói về số vụ cá sấu tấn công gia tăng.
Cá sấu – một cỗ máy giết chóc gần như hoàn hảo và là một trong những loài động vật đáng sợ nhất – đã mài giũa kỹ thuật săn mồi 200 triệu năm.
Và mặc dù hàm cá sấu là vũ khí của nó, thành công vang dội của cá sấu dựa vào tính kiên nhẫn và tài năng phục kích.
“Cá sấu sẽ đeo đuổi mục tiêu hàng giờ hoặc hàng ngày nếu cần thiết, và một con cá sấu nặng 2000 pound, dài 18 feet có thể ẩn nấp trong hai feet nước và không để lộ,” Rob Carmichael, chuyên gia về cá sấu và nhà sáng lập Trung tâm Khám phá Động vật Hoang dã ở Chicago, nói.
“Bạn đi vào tới gần bờ và bạn nghĩ mình an toàn,” Carmichael nói tiếp. “Nhưng bạn không bao giờ thấy cú tấn công sắp đến. Con mãnh thú tung mình từ dưới nước, kéo bạn xuống, và thế là hết. Kết thúc trong vòng vài giây.”

Có 23 loài cá sấu, gồm cá sấu sông Nile – loài này sống ở Châu Phi và Madagascar – và cá sấu nước mặn hay cá sấu cữa sông – sống ở Tây Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Úc.

Cả hai đều nổi tiếng ăn thịt người.

Cá sấu sông Nile có thể lớn tối đa đến 20 feet chiều dài và nặng 1.650 pound.

Khoảnh khắc một con cá sấu sông Nile trước lúc giết chóc trên dòng sông Mara khét tiếng ở Kenia.

Cá sấu nước mặn có thể dài tới 23 feet , nặng 3.000 pound và tạo ra lực cắn 5.000 pound trên một inch vuông (psi), so với 4.000 psi của cá mập trắng lớn.

Một con cá sấu nước mặn dài 17,9 feet và nặng trên 2.000 pound.

Kết hợp lại, cả hai loài cá sấu sông Nile và cá sấu nước mặn chịu trách nhiệm cho hàng trăm cái chết mỗi năm, gồm cả 5 vụ tấn công tàn bạo được kể lại trong câu chuyện năm phần này.

Chi tiết các vụ tấn công dựa trên các bài phỏng vấn, các bài báo, các cuộc họp báo, các báo cáo của cảnh sát và cuốn sách Cá sấu tấn công ở Úc của Hugh Edwards.

Những nạn nhân, từ 5 đến 68 tuổi, gồm hai người Mỹ, hai người Úc và một người Đức.

“Tất cả các cuộc tấn công này rất kinh hãi,” Carmichael nói. “Nhưng dù khủng khiếp, đó không thật sự là sai lầm của những con cá sấu. Các cuộc tấn công là kết quả của những người tự đặt họ vào tình huống xấu. Cá sấu chỉ làm những gì nó sinh ra để làm. Và nó làm rất tốt.”

22 giờ trong địa ngục

Đó là chiều chủ nhật, ngày 21 tháng 12 năm 2003.

Brett Mann, một thợ cơ khí 22 tuổi, và hai người bạn anh, Ashley McGough và Shaun Blowers, cả hai 19, cùng vui đùa trong khung cảnh ngoài trời tuyệt đẹp.
Ba người đang ngồi trên những chiếc ATV bốn bánh ở vùng hoang dã nhiệt đới đang ngập lụt 50 dặm phía tây nam của Darwin, quê nhà họ nằm ở biên giới phía bắc của Úc.

Những người bạn trẻ biết rõ vùng đất thiên đường ở đây. Họ thường đến đây để thoát khỏi sự nhàm chán của thành phố.

Dính đầy bùn đất, họ quyết định tắm rửa bên bờ sông Finnis chảy xiết trước khi về nhà. Lúc đó là 4:30 chiều.

“Chúng tôi xuống sông và chỉ tắm một chút, giặc quần áo và rửa ủng,” Shaun nói trong một cuộc họp báo sau đó. “Brett ra ngoài xa hơn một chút và bị nước cuốn đi. Cả hai chúng tôi nhảy xuống và bơi theo anh ấy.”

Sau khi bơi trong dòng nước hơn nửa dặm, cả ba tìm chỗ có đất để lên, nhưng xảy ra một vấn đề mới.
“Ashley la lên, “Cá sấu! Cá sấu! Tôi không đùa đâu, có một con cá sấu. Leo lên cây! Ra khỏi nước mau!” Shaun nói trong cuộc họp báo.
“Tôi không thấy con cá sấu nhưng tôi bơi về cái cây gần nhất và trèo lên chạc cây,” Shaun nói tiếp. “Tôi giúp kéo Ashley lên cùng cây đó. Tôi không thấy Brett đâu hay nghe anh ấy gọi. Tôi không nghe tiếng gọi hay một tiếng nước đập hay cái gì cả.”

“Không bao lâu khi chúng tôi trèo lên cây, có lẽ hai phút sau đó, tôi thấy con cá sấu xuất hiện bất ngờ với Brett trong miệng nó,” Shaun tiếp tục. “Brett không cử động, anh ấy nằm mặt úp xuống nước và con cá sấu ngậm anh ấy ở phía vai trái. Nó lặn xuống nước với anh Brett và bơi đi mất. Tôi không thấy anh Brett nữa.”

Khoảng 5 phút sau đó, con cá sấu “hung dữ, đen và lớn quay trở lại chỗ gốc cây và ở lại đó. Thỉnh thoảng nó nổi lên mặt nước. Và hàm răng đáng sợ của nó phát ra làn sóng khủng bố hai con mồi người – đã bị bẫy, nhưng chưa với tới.

Khi màn đêm buông xuống và nhiệt độ giảm, hiển nhiên con cá sấu khổng lồ đang tiến hành cuộc chiến tiêu hao sinh lực mà nó không có ý định chịu thua.

Tuy nhiên, Shaun và Ashley, vẫn còn bị hoảng hồn khi chứng kiến bạn mình trong hàm con quái vật này, cũng kiên định như đối thủ dài 13 feet của họ. Họ bám chặt trên đó.
“Vì chúng tôi không nhìn thấy nhau, vì trời tối đen, tôi cầm chân Ashley,” Shaun nói trong lời khai với cảnh sát. “Bất cứ khi nào chúng tôi cử động, chúng tôi cũng nói, “Tôi cử động đây”, và thường kiểm tra nhau để khỏi ngủ quên. Chúng tôi mệt nhoài vì ở trên một cái cây nhỏ, nó đung đưa suốt đêm vì có gió và mưa.”

Hai người bám vào cái cây nhỏ đó trong 22 giờ trong trời lạnh, tối và ướt trong khi con cá sấu nước mặn sát thủ chờ đợi một cách kiên nhẫn, chỉ 15 feet phía dưới.
Cuối cùng, khoảng 2:30 chiều ngày hôm sau, ác mộng kết thúc. Một đội tìm kiếm phát hiện ra Shaun và Ashley và kéo họ lên an toàn bằng máy bay trực thăng.

Họ thua một trận đánh, nhưng thắng cả cuộc chiến.
Mặc dù tìm kiếm kỹ lưỡng, Brett Mann và con cá sấu không bao giờ được tìm thấy.

 
Brett Mann, bị ăn thịt bởi một con cá sấu nước mặn dài 13 feet vào
ngày 21 tháng 12 năm 2003 trên sông Finnis ở Lãnh thổ Phía Bắc, Úc.



 
Ashley McGough, trái, và Shaun Blowers, tại cuộc 
họp báo ngày 23 tháng 12 năm 2003 ở Darwin, Úc.

 
Một con cá sấu nước mặn đen lớn phù hợp với mô tả con cá sấu đã giết Brett Mann vào ngày 21 tháng 12 năm 2003 trên sông Finnis nằm ở Lãnh thổ Phía Bắc, Úc. Cảnh con cá sấu cũng giống như cảnh mà Ashley McGough và Shaun Blowers mắc phải khi hai người trải qua 22 giờ bám trên cây chỉ cách phía trên mặt nước 15 feet, bị rình bỡi con vật ăn thịt bạn họ.


 
Vị trí sông Finnis nơi con cá sấu nước mặn 13 feet bắt Brett Mann. Hai người bạn của anh, Ashley McGough và Shaun Blowers trải qua 22 giờ trên cây ở phía trước được đánh dấu bằng sợi dây khi con cá sấu kiên nhẫn chờ đợi phía dưới. Hai cuốn phim, Rogue và Black Water, được sản xuất nói về sự kiện này.


 
Cảnh sát đang chạy xe tìm kiếm khu vực sông Finnis sau khi một con cá sấu nước mặn 13 feet giết Brett Mann. Shaun Blowers và Ashley McGough nhìn thấy con cá sấu cắn bạn mình và sau đó cho thấy xác của anh khi nó bơi quanh cây nơi họ bám trong 22 giờ.



 
Các viên chức quản lý động vật hoang dã mang theo 
vũ khí hạng nặng trong cuộc truy tìm con cá sấu giết

Nguồn: 
http://bienvanguoi.wordpress.com/2013/01/18/bi-nuot-song-nam-vu-ca-sau-sat-thu-tan-cong-ky-1/
Xem các nguồn trong trang http://bienvanguoi.wordpress.com

Cuộc sống bần hàn dưới cầu dây văng dài nhất ĐNA

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Cuộc sống bần hàn dưới cầu dây văng dài nhất ĐNA
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Cuộc sống bần hàn dưới cầu dây văng dài nhất ĐNA
Dưới chân cầu Cần Thơ (bờ Vĩnh Long) có hơn chục hộ dân sinh sống bằng nghề bán bắp luộc. Họ ở trong những căn chòi rách rưới, ẩm thấp, không điện, không nước sạch…Xóm bắp nghèo
Từ khi cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á chính thức khánh thành, một xóm bán bắp nghèo cũng được hình thành dưới chân cầu. Họ có thể coi là những “nghệ nhân” luộc bắp đệ nhất miền Tây bởi bắp của họ rất ngon và rất đông khách. Hầu như ai qua cầu cũng mua chục bắp về làm quà. Sau tin đồn ăn bắp bị bệnh, việc bán bắp khó khăn hơn, xóm bắp luộc dưới chân cầu Cần Thơ, phía bờ Vĩnh Long, thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Hoà, Bình Minh, Vĩnh Long, càng buồn hơn.Cả xóm là những căn nhà thấp lè tè, xập xệ, vá víu và bẩn thỉu. Đây là nơi sinh sống của hơn 10 gia đình sống băng nghề bán bắp dưới dốc cầu Cần Thơ.
Những căn nhà ọp ẹp của xóm bắp dưới chân cầu Cần Thơ (bờ Vĩnh Long)

Anh Nguyễn Văn Thuận (ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Hoà) sống trong một căn nhà rộng khoảng 30m2, nhà chỉ có 3 vách tường, vách phía trước không có, coi như là cửa ra vào luôn. Trong nhà chỉ có vỏn vẹn 1 cái giường, 1 cái tủ áo cũ và mấy cái khạp đựng nước sinh hoạt.

Trong bóng tối và sự ẩm thấp, vợ anh Thuận ngồi trên võng ôm đứa con nhỏ mới 5 tháng tuổi, anh Thuận nằm trên giường rên hừ hừ vì đang bị sốt. Nói về căn nhà liêu xiêu của mình, anh Thuận cho biết: “Nhiều người cứ nói chúng tôi xây nhà đón dự án cầu Cần Thơ nhưng gia đình tui sống ở đây gần 20 năm rồi và nếu xây nhà đón dự án thì tui phải xây nhà to để được đến bù nhiều tiền chứ ai dại cất như cái chòi, sống khổ thế này”.

Khi chưa có cầu Cần Thơ, vợ chồng anh Thuận đi làm thuê sinh sống, từ ngày có cầu, vợ chồng anh học cách nấu bắp rồi mang lên cầu bán. Mới đó đã gần 3 năm. Cuộc sống của 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào nồi bắp luộc. Nhưng từ khi có tin đồn ăn bắp bị bệnh, việc mưu sinh càng trở nên khó khăn, “dự án” sửa nhà bị treo luôn.

Kế bên nhà anh Thuận là nhà anh Nguyễn Thanh Bình, vợ chồng anh Bình có 2 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng anh mua bắp từ huyện Trà Ôn mang về đây luộc rồi mang lên cầu Cần Thơ bán.

Anh Bình nói: “Cuộc sống tụi tui ở đây là vậy, gia đình có “truyền thống” nghèo lâu đời nên nhiều người đến đây chẳng thể tin nơi chúng tôi ở là cái nhà. Chúng tôi cũng mong có tiền, cất nhà mới nhưng với thu nhập 70.000 – 80.000 từ tiền bán bắp hàng ngày, bà con ở đây lo cái ăn không xong nói chi đến việc dành dụm xây nhà mới”.

Những căn nhà ở đây đều có một đặc điểm chung là ọp ẹp, trống trước hở sau, ẩm thấp, nóng nực... Đặc biệt nơi đây không có nước sạch sinh hoạt, môi trường sống ô nhiễm, không có điện, người dân phải góp tiền mua dây điện câu đuôi của một hộ dân ở đường chính xuống với mức khoán 250.000 đồng/tháng/hộ, nếu xài nhiều sẽ bị chủ tính tiền thêm. Ước mong có điện, có nước sạch là mơ ước hàng chục năm nay của bà con xóm bắp này.

Tin đồn thất thiệt làm xóm bắp đìu hiu

Chẳng biết từ khi nào, thương hiệu bắp luộc dưới chân cầu Cần Thơ đã nức tiếng. Ăn trái bắp ở đây, ngoài độ dẻo mềm, thoang thoảng hương thơm còn có vị ngọt tự nhiên của trái bắp vùng sông nước miền Tây. Hỏi về bí quyết luộc bắp, anh Tính, anh Bình,… cười khà cho biết, chỉ việc chọn bắp tươi và ngâm nước sạch khoảng 3 - 4 giờ mới luộc thì trái bắp sẽ ngon.

Anh Thuận chia sẻ: “Đáng ra bí quyết này chỉ có anh em nấu bắp ở đây truyền cho nhau thôi, nhưng vì tin đồn ăn bắp bị bệnh, họ đổ lỗi cho dân nấu bắp chúng tôi cho hoá chất gì đó. Nói thật, nông dân chúng tôi có biết hoá chất là cái gì đâu mà dùng. Hơn nữa trái bắp luộc của mình đang ngon, có thương hiệu ai dại gì làm thế”.

Anh Tính luộc bắp chuẩn bị bán

“Đến hôm nay tin đồn đã tạm lắng nhưng sức mua bắp chỉ đạt khoảng 50 – 60%, trước đây một chục bắp (14 trái) có giá từ 35.000 – 40.000 đồng, nay chỉ bán được từ 25.000 – 30.000 là mừng. Như tết năm rồi, vợ chồng tui bán trong mấy ngày trước và sau tết thôi cũng lời hơn 3.000.000 đồng, còn năm nay chỉ kiếm được hơn 1 triệu đồng, không đủ đóng tiền học phí cho 2 đứa nhỏ”, vợ anh Thuận cho biết.

Theo những người dân ở xóm bắp, trước khi có tin đồn, mỗi ngày một hộ bán ít nhất cũng 100 – 200 trái bắp, còn hiện tại hộ nào bán được 100 trái bắp/ngày là giỏi nhất xóm. Cũng chính vì tình cảnh ế ẩm này mà vài cặp vợ chồng ở đây đã dọn về quê đi cắt lúa mướn. Riêng anh Tính, anh Bình, nhận chạy thêm xe ôm hoặc đi làm cửu vạn cho các vựa khoai lang ở huyện Bình Tân để có thêm tiền lo cho vợ con.

Những đứa trẻ thiệt thòi nơi xóm bắp

Tạm biệt những “nghệ nhân” bán bắp luộc dưới chân cầu Cần Thơ, tạm biệt những đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa với gốc cây trên sân cát (là con đường dân sinh thuộc dự án cầu Cần Thơ), chúng tôi đi lên cầu, thấy cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á rực ánh sáng...
Nguyễn Hành

(2) Xem nghệ sĩ chụp hình quá hài hước

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (2) Xem nghệ sĩ chụp hình quá hài hước
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Xem nghệ sĩ chụp hình quá hài hước










(1) Xem nghệ sĩ chụp hình quá hài hước

Ngày Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (1) Xem nghệ sĩ chụp hình quá hài hước
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Xem nghệ sĩ chụp hình quá hài hước
Nhiếp ảnh gia cải trang thành chú thiên nga để chụp được ảnh đẹp.