Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

“Không biết GDP chạy đi đâu!”

Ngày Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết “Không biết GDP chạy đi đâu!”
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Muốn biết GDP chạy đi đâu thì có hai cách: Một là nhờ Bộ Công an điều tra; Hai là gọi lãnh đạo Tổng cục Thống kê sang bắt báo cáo cách tính GDP cả nước và GDP địa phương thế nào. Đơn giản vậy mà GS TS Huệ không biết cách; quá dở với một người đầy quyền lực như bác Huệ.
À, mình chợt nhớ ra cạnh Ban KT của bác Huệ là Ban Nội chính của bác Bá Thanh; nhờ ngay bác Thanh là tiện nhất.
Ai cũng biết GDP tỉnh là phát minh của nền thống kê Việt Nam vì chẳng đâu trên thế giới làm cả. Khi tính GDP sẽ có sự trùng lắp rất lớn giữa các địa phương, tức là cùng 1 kết quả sản xuất, nhiều địa phương lấy đưa vào làm của mình. Quan trọng hơn, để tính tăng trưởng GDP, cần phải áp dụng hệ thống giá cố định 1994, trong khi ở các địa phương có vô vàn sản phẩm địa phương không biết giá cố định 1994 là bao nhiêu (vì năm 1994 làm gì đã có sản phẩm đó, hay chỉ có một ít, không được TCTK định giá cố định); thế là họ dùng luôn giá hiện hành làm giá cố định; dĩ nhiên khi đó tăng trưởng GDP địa phương có yếu tố tăng giá trong khi tăng trưởng GDP cả nước đã loại trừ yếu tố lạm phát.
Ông Vương Đình Huệ: “Không biết GDP chạy đi đâu!”
(Dân trí) - Trong khi các chuyên gia kinh tế than phiền về số liệu thống kê, thậm chí nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan còn “không dám tin” thì Trưởng Ban Kinh tế TW Vương Đình Huệ đặt câu hỏi: GDP các tỉnh tăng mạnh mà cả nước 5,5%, không biết GDP chạy đi đâu?

Nhiều hoài nghi quanh những con số báo cáo về kết quả kinh tế.
Phiên thảo luận diễn ra sau báo cáo “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược” do Ban Kinh tế Trung ương Đảng phối hợp với Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ngân hàng Thế giới tổ chức đã diễn ra trong không khí cởi mở với những góp ý thẳng thắn từ các đại biểu, khách mời.

Sau khi lắng nghe báo cáo, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói: “Thú thật, tôi thấy các con số thống kê nó thế nào ấy, tôi không dám tin. Nợ xấu đố ai biết chính xác ra sao, tôi không dám tin con số nào vì hôm nay nói thế này mai lại nói thế khác… Nếu cứ căn cứ vào những con số này để phân tích thì đi đến đâu?”.

Trong khi đó, TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu: “Tôi thuộc phái hoài nghi các con số”. Ông dẫn ví dụ về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế và thấy rằng, điều phi lý là tăng trưởng GRDP (GDP trên địa bàn) của tỉnh nào cũng cao hơn mức trung bình cả nước.

Do vậy, ông đề nghị, “Không nên coi trọng vấn đề này nữa, đặt ra không giải quyết vấn đề gì. Bàn câu chuyện khác chứ không bàn con số”.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lên tiếng, “GDP tỉnh nào cũng tăng cao mà chỉ tiêu cả nước chỉ 5,5% thì không biết GDP chạy đi đâu?”. Do vậy, ông đề nghị cần nghiên cứu việc phối hợp điều hành kinh tế giữa trung ương và địa phương.
Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, mặc dù số liệu thống kê là quan trọng và những con số chính xác sẽ phản ánh được vấn đề thực tế. Tuy nhiên, nên quan tâm nhiều hơn đến chủ trương và thực hiện chủ trương.

Chủ trương về đổi mới thể chế và đổi mới mô hình tăng trưởng đều đã được đặt ra. Trong đó có những chủ trương quan trọng về phát triển thị trường tài chính vững chắc, giám sát hiệu quả, phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh… thế nhưng vấn đề là kết quả ra sao, thực hiện thế nào.

“Chúng ta thường viện vào hai lý do là do tác động bên ngoài (kinh tế thế giới khó khăn) và những vấn đề nội tại bên trong. Tôi nghĩ đúng nhưng không phải trọng yếu”. Theo ông, nguyên nhân chính dẫn tới những khó khăn chính là những sai lầm chủ quan, tư duy chủ quan duy ý chí, “đi vào những cái không tưởng, đề ra những mục tiêu không phù hợp với thực tế”.

Đồng tình về nhận định này, các nhà khoa học tham dự hội thảo cũng đưa ra đánh giá chung, một nhược điểm lớn trong quản lý kinh tế đó chính là căn bệnh thành tích trong ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Do nhận định tình hình chưa chính xác nên kế hoạch đưa ra thường cao và thực tế không đạt được, tuy nhiên, điều trớ trêu là số liệu báo cáo lại số liệu được “làm đẹp” hơn nhiều so với kết quả thực hiện.
Tuy vậy, “Phê phán thì dễ, làm thì rất khó. Điều quan trọng bây giờ là phải thay đổi trong quan điểm, trong chủ trương đường lối. Chứ điều chỉnh lại các chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ tiêu lạm phát thì quá dễ, làm được ngay nhưng không mang ý nghĩa gì” – nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan góp ý.

Bích Diệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét