Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Ngày độc lập lần thứ hai (!?)

Ngày Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Ngày độc lập lần thứ hai (!?)
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Câu mình đặc biệt thích 3 câu trong bài: (1) Nhóm người được hưởng lợi từ nguồn vốn ODA có thể gọi là những người nhẫn tâm hay ác tâm nhất với con cháu. (2) Trung thu, lũ trẻ hồn nhiên nô đùa thật vô tư, chúng đâu biết lớp cha ông của chúng đang dùng tiền của chúng tiêu xài xả láng trước mắt rồi đời chúng chưa chắc đã trả hết mà còn dây dưa đến đời con đời cháu chúng nó.  (3) Ngày thoát khỏi vốn ODA được coi là ngày độc lập lần thứ hai.
Ngày độc lập lần thứ hai (!?)
Chủ Blog: Trần Xuân Giá, một trong những vị quan chức cấp cao chủ trì xin và 
tổ chức thực hiện vốn ODA, nay đang vướng vòng lao lý vì hoạt động ngân hàng.
Thường thường mỗi lần từ Hải Phòng lên Hà Nội làm việc, sau khi công việc xong xuôi anh Tạ Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty Sơn Trường, hay gọi tôi đi uống cà phê sau đó mới về lại Hải Phòng. Lần này anh Thắng chọn một quán cà phê tương đối vắng vẻ ở đường Trần Hưng Đạo.
Tôi đến nơi đã thấy anh đang cầm cái thìa khuấy chậm rãi vào li cà phê sữa nóng. Nét mặt anh tỏ vẻ trầm tư.
Tôi bắt tay anh, hỏi:
- Chắc công việc có chuyện gì trục trặc rồi phải không?
Anh Thắng bảo:
- Không có chuyện gì. Ngồi chờ anh và ngẫm chuyện thời thế, thế thôi.
Tôi ngồi xuống và nói với anh:
- Thời thế lúc nào mà chẳng rối như mớ bòng bong ngẫm làm gì cho mệt.
- Cũng muốn thế lắm anh ạ. Nhưng không nói ra thấy lương tâm của mình cắn rứt thế nào ấy. Này, anh có bao giờ gặp ác mộng chưa?

- Thỉnh thoảng gặp ác mộng của những năm chiến tranh hiện về.

Anh Thắng nhâm nhi ngụm cà phê, sau đó đặt li xuống nói thong thả:

- Đời người lúc trẻ thơ ai cũng vậy, thường có nhiều cơn ác mộng. Khi lớn lên tùy hoàn cảnh công tác, sức khỏe những cơn ác mộng giảm dần. Chỉ khi nào gặp chuyện gì đó gây cho mình những áp lực dữ dội thì lúc đó những cơn ác mộng lại tăng lên. áp lực công việc, gia đình không hòa thuận, xã hội loạn li cũng hay làm cho người ta mất ngủ và gặp ác mộng.

Nghe anh Thắng lí giải một thôi một hồi về chuyện ác mộng tôi cười và hỏi:

- Sao hôm nay anh lại lôi chuyện ác mông ra mà lí sự vậy? Chắc nhớ lại cơn ác mộng của vụ vay tiền ngân hàng và bạn bè để san lấp mặt bằng cải tạo đất ở bãi Vân Trai năm 1989 rồi phải không?

- Không. Không. Công việc làm ăn của tôi vẫn thuận lợi. Chẳng có gì trục trặc cả. Tôi chỉ suy nghĩ rất nhiều đến xã hội mình đang sống hiện nay. Không hiểu sao xã hội bây giờ trắng đen lẫn lộn ngày càng gia tăng khiến hàng triệu người phải đăm chiêu, trằn trọc, thao thức suốt đờm dài. Anh có thể lí giải vì sao không?
Tôi cười đáp lại:

- Anh đi mà hỏi lãnh đạo Đảng và Nhà nước người ta lí giải cho chứ tôi chịu.

Tôi quen biết Tổng giám đốc Tạ Quang Thắng mới gần một năm nay thôi. Qua đôi ba lần gặp gỡ tôi rất quý phong thái làm việc của Tạ Quang Thắng. Đặc biệt là cái tâm của anh đối với đất nước. Lần đầu tiên tôi gặp anh Thắng là thời kỳ lùm xùm chuyện Bộ Giao thông vận tải có quyết định 476 về dự toán giai đoạn đầu khởi công cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng. Tạ Quang Thắng là người phản đối dữ dội nhất. Anh chứng minh cho Bộ GTVT thấy cảng Lạch Huyện do Bộ GTVT làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn ODA 1 tỷ USD mà theo anh ODA chính là vốn vay mà thế hệ con cháu chúng phải trả sẽ bị trắng tay, gây lãng phí một cách khủng khiếp nhất từ trước đến nay.

Lý lẽ của anh thật đơn giản: Tàu 5 vạn tấn đã khó rồi thì làm gì có tàu 10 vạn tấn mà người ta phải nạo vét tới 40 triệu m3 đất đổ ra biển, kèm theo hàng loạt hạng mục không cần thiết, không có nó cũng chẳng sao . Nó gây ra thất thoát hàng nghìn tỷ đồng tiền vốn của con cháu.

Anh Thắng tâm m sự giọng buồn buồn: "Tụi chờ dự án cảng Lạch Huyện 5-6 năm rồi mà khi nó đến lại phải quay lại phản công nó cũng là một chuyện hi hữu. Anh Thắng nói tiếp: “ Trước khi kéo quân về cảng Lạch Huyện (Hải Phòng), Bộ GTVT vừa lập chiến tích tiêu 600 triệu USD của con cháu vào cảng Cái Mép - Thị Vải rồi đắp chiếu để đấy. Lỡ nếu đưa vào khai thác thì lỗ cũng lớn hơn đắp chiếu.

Là người Hải Phòng lại quyết liệt chống lại việc dùng vốn ODA vào 2 dự án cảng Lạch Huyện và cầu Tân Vũ mà theo anh Thắng nờn sử dụng vốn trong nước. Nhiều người hỏi tại sao anh lại phản đối. Anh lý lẽ thật đơn giản: Vốn ODA là vốn của con cháu chúng ta không riêng gì Hải Phòng. Nếu dùng nó mà không để lại lợi ích cho thế hệ con cháu thì dứt khoát là không nên..

Tôi không hiểu hỏi lại:

- Dự án có tổng số vốn lớn như vậy nếu không dùng vốn ODA thì nhà nước ta làm gì có tiền?
Anh Thắng trả lời rất nhanh:

- Có rất nhiều cách mà chúng ta không chịu phát huy nội lực mà thôi.

Rồi anh chứng minh. Người Hàn Quốc sau chiến tranh họ khó khăn hơn chúng ta rất nhiều nhưng họ chỉ dùng ODA 3-4 năm rồi sau đó lại cho vay lại. Họ biết phát huy nội lực và bằng chính sách thật thông minh. Chỉ sau 20 năm họ phát triển vượt bậc khiến cả thế giới mà đến ngay cả Nhật cũng phải ngỡ ngàng. Còn tại sao chúng ta đó 30 năm đi vay ODA rồi mà giờ vẫn còn thèm khát nó?

Ngẫm nghĩ một lát anh Thắng nói tiếp:

- Thiên hạ bảo người Nhật họ khôn lắm. Họ hiểu Việt Nam quá tường tận. Họ biết chúng ta có cả hệ thống thủ tục rào cản nhưng riêng ODA thì gần như không có cơ chế giám sát nào. Họ biết dùng phép "bỏ con săn sắt bắt con cỏ rô". Cho tiền lập dự án để dễ bề kiểm soat sao cho có lợi nhất. Họ quá biết chúng ta thích chữ “nhất". Vịnh đẹp nhất, bờ biển đẹp nhất, cầu lớn nhất, hang động đẹp nhất vân vân và vân vân… Thích hoành tráng, thích nhất do đó họ lợi dụng chúng ta khiến chúng ta dùng hàng xa xỉ để họ kiếm thật nhiều tiền, đặc biệt một số công trình giao thông gần đây họ muốn khai thác lợi nhuận từ ODA một cách cao khủng khiếp như cầu Nhật Tân cao gần gấp 4 lần cầu Vĩnh Tuy, cảng Lạch Huyện và cầu Tân Vũ là các dự án rất điển hình lòng tham của người Nhật. Ngay chính tại nước Nhật cú một số chuyên gia kinh tế họ cũng biết việc này nên đã kịch liệt phản đối cách kiếm tiền của một số công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Còn chúng ta, người bị hại do bị thao túng lạm dụng thì gần như im lặng.

Cảng Lạc Huyện, nơi ném tiền ODA xuống biển

Số đông người dân chúng ta chỉ nghĩ mặt phải của ODA là một sự viện trợ nhân đạo nên mất cảnh giác và thờ ơ. Một bộ phận nhỏ biết được cái lợi, cái hại của nó nhưng vì an phận mà không dám nói hoặc nói nửa vời nói không đủ lượng thông tin cần thiết khuấy động được dư luận. Cuối cùng phải nói đến một nhóm người được hưởng lợi từ nguồn vốn này. Cũng giống người Nhật Bản, họ cũng tìm mọi cách để tận hưởng và thu lợi từ nguồn vốn vay mà các thế hệ con cháu chúng ta phải trả sau này để mặc sức sử dụng một cách hoang phí, có thể gọi là những người nhẫn tâm hay ác tâm nhất với con cháu khiến cho một số chuyen gia nước ngoài phải cảnh báo "Nếu sử dụng ODA không thông minh nó sẽ là cái bẫy làm suy sụp nền kinh tế trong tương lai".
Tổng giám đốc Tạ Quang Thắng kết luận một câu thật chí lí: "ODA là loại biệt dược quý nhưng cực kỳ độc. Nếu không biết cách sử dụng khôn ngoan thì tốt nhất nên rời xa nó càng sớm càng tốt".

* * *

Cũng từ suy nghĩ ấy mà giờ đây Tổng giám đốc Tạ Quang Thắng lại có công văn gửi Chính phủ kiến nghị dự án cầu Tân Vũ (Hải Phòng) không nên sử dụng nguồn vốn ODA mà sửa lại thiết kế để giảm tổng mức đầu tư từ 12 nghìn tỷ đồng xuống dưới 1 nghìn tỷ đồng.

Khi anh Thắng báo tin này cho tôi, tôi không tin vào tai mình vì quá kinh ngạc. Cùng một dự án mà có con số đầu tư chênh lệch nhau một cách kinh khủng, giảm đến tới 12 lần làm sao tin được. Tôi hỏi lại cho chắc chắn anh liền giải thích: Rất đơn giản thôi anh ạ. Chỉ cần bỏ thông thuyền để hạ độ cao cầu từ hơn 10m xuống còn 5,5m là giảm mức kinh phí như vậy. Và anh Thắng chứng minh rằng luồng Nam Triệu sớm muộn cũng tự mất đi là một tất yếu khách quan.
Một phát hiện quả là sắc sảo và khôn ngoan chỉ cú từ những người căn cơ biết đi lên bằng chính đôi chân của mình và tấm lòng yêu nước.

Tháp Burj Khalifa (Dubai)

Uống xong li cà phê, anh Thắng bảo với tôi anh mới đi Dubai về. Anh kể Đoàn doanh nhân đi nghiên cứu thị trường mới về ai cũng tiêu hết tiền để mua hàng vì ở bên đó hàng vừa xịn vừa rẻ. Còn anh thì khác. Anh dùng tiền mua một quyển sách nói về ông Vua Mohammed bin Rashid Al Maktoum - Dubai dày 124 trang bằng tiếng Anh, mặc dù anh lại mù tịt về tiếng Anh. Mọi người cứ tưởng vì anh quá hâm mộ ông Vua này vì ông ta đó cú một quyết sách sáng tạo để biến Dubai từ một đất nước tiểu vương Ả Rập cú nguồn dầu mỏ ớt nhất trong 7 tiểu vương nhưng trở thành giàu có nhất. 


Nhưng còn có một nguyên nhân khác mà gần như không ai biết là quyển sách này anh quyết định mua ngay chính tại tháp Burj Khalifa cao 828m. Theo người dẫn chương trình thì ông Vua này quyết định xây tháp này với giá 1,6 tỷ USD chỉ mong cho khách thập phương đến tham quan tăng nguồn thu cho các thế hệ tương lai thụ hưởng số tiền gấp nhiều lần số 1,6 tỷ USD. Burj Khalifa trước kia tên là Burj Dubai, là một nhà chọc trời siêu cao ở "Trung tâm Mới" của Dubai. Nó hiện là công trình cao nhất thế giới. Tòa nhà được đưa vào sử dụng ngày 4-1-2010. Đây là một phần của một tổ hợp phát triển lớn mang tên Downtown Burj Khalifa ở Giao lộ Thứ nhất dọc theo Đường Sheikh Zaved, vốn là khu trung tâm tài chính của Dubai.

Nghe đến đây anh lại liên tưởng đến cảng Lạch Huyện. Cũng với một số tiền tương đương như vậy nhưng chúng ta lại sử dụng tiền của con cháu mình chôn vùi vào lòng đất chứ không phải cao lên trời để rồi sau này con cháu phải gánh chịu một khoản nợ gấp nhiều lần số tiền mà chúng ta lấy của chúng chôn vào đáy biển.

Anh Thắng kể hôm ở Dubai về đến Hà Nội đúng dịp lễ trung thu. Nhìn thấy lũ trẻ hồn nhiên nô đùa, lòng anh se lại. Anh nghĩ lũ trẻ kia thật vụ tư. Chúng đâu biết lớp cha ông của chúng đang dùng tiền của chúng để chôn xuống bùn và tiêu xài xả láng trước mắt, chứ đâu phải vươn lên một ngọn tháp Burj Khalifa như bên Dubai cho chúng thụ hưởng sau này? ODA! - ÔI, cơn ác mộng đang chờ chúng nó trong tương lai. Một món nợ khổng lồ đang treo trước mắt chúng, đời chúng chưa chắc đã trả hết mà còn dây dưa đến đời con đời cháu chúng nó. Người ta có tâm và có tầm, có vốn biết dùng đồng vốn hợp lý, lo vươn lên trời cao vì con cháu mai sau; còn mình lai đi ném tiền xuống biển chỉ vì cái lợi trước mắt của nhóm lợi ích do lối sống ích kỷ, tham lam!

Anh Thắng nhìn thẳng vào tôi và nói:

- Anh là nhà văn. Anh phải lên tiếng đề cảnh báo làm sao cho người dân yêu mảnh đất hình chữ S đừng quá vô tâm, nhẫn tâm, ác tâm với thế hệ tương lai của đất nước. Nếu hôm nay vung tay quá trán thì tương lai sẽ tròng lên cổ con cháu chúng ta những khoản nợ kinh khủng, làm sao chúng cú thể mở mày mở mặt với thiên hạ được?
Anh bảo anh rất tâm đắc với câu nói của Tiến sĩ Tô Văn Trường: “Hãy coi ngày chúng ta thoát khỏi vốn ODA là ngày độc lập lần thứ hai của nước nhà ". Tôi vỗ tay tán thưởng:

- Hay! “Ngày thoát khỏi vốn ODA được coi là ngày độc lập lần thứ hai" - Quá hay!
Hà Nội, 28 tháng 9 năm 2013
Vân Thảo (Blog BVB)


------------

Bổ sung của chủ Blog: 
Theo thư email của một người bạn forward, bác Tô Văn Trường có gửi thư cho mọi người như sau:

Dear All

Nhà báo đại tá Bùi Văn Bồng mới chuyển đường link bài viết "Ngày độc lập thứ hai" của nhà văn quân đội Vân Thảo liên quan đến dự án cảng tỷ đô Lạch Huyện-Hải Phòng. Vân Thảo cũng là tác giả kịch bản nổi tiếng của bộ phim nhiều tập "Bí thư tỉnh ủy" đã và đang chiếu trên truyền hình VN.
TS Lê Hoàng Lan, thành viên hội đồng thẩm định ĐTM của dự án cảng Lạch Huyện phone cho tôi biết đại học Bách khoa TP.HCM là đơn vị đã trúng gói thầu giám sát dự án cảng Lạch Huyện tuyên bố từ bỏ vì phát hiện ra rất nhiều khiếm khuyết về số liệu cơ bản do tư vấn JICA và Bộ giao thông vận tải thiết lập. Nếu thông tin này chính xác cũng không có gì lạ vì cái gì đến sẽ đến! Chỉ buồn và đớn đau vì mọi hậu quả về kinh tế lại trút hết lên tiền thuế của dân, chưa kể các "tai biến" về môi trường đã được các nhà khoa học cảnh báo trước.
Tô Văn Trường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét