Ngày Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Bác Trọng: “Tham nhũng như ngứa ghẻ”
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
TBT Nguyễn Phú Trọng: “Tham nhũng như ngứa ghẻ”
Tham nhũng đã từng được ví như những con sâu, con mọt, như con bạch tuộc… còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì ví “tham nhũng như ngứa ghẻ”.Cũng giống như nhiều nơi khác, buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội, chiều 27/9, vấn đề được quan tâm gửi gắm tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều nhất vẫn là “chiến dịch” phòng chống tham nhũng hiện nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Ba Đình chiều 27/9. (Ảnh: LD)
Cử tri Nguyễn Khắc Thịnh, phường Giảng Võ, đề cập đến một số vụ việc nổi cộm từ ăn bớt vắc xin, nhân bản phiếu xét nghiệm, nhà tình nghĩa, và dẫn lời Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan là “người ta ăn của dân không từ một thứ gì”… Ông Thịnh cho rằng tham nhũng không giảm mà còn nguy hiểm hơn.“Bây giờ những con sâu đầy quyền lực liên kết nhau thành thế lực mạnh như những con bạch tuộc, làm người lương thiện thấy e ngại, số người dám đấu tranh chống tiểu cực rất ít. Chúng tôi thấy giơ thì cao, đánh thì khẽ”. Nói vậy rồi ông Thịnh phân tích: "Cơ quan phòng chống tham nhũng đã làm hàng chục nghìn cuộc thanh kiểm tra… nhưng cũng chỉ dừng ở mức cảnh cáo. Số vụ đưa ra hình sự ít, hầu hết là án treo. Sự bất thường đó cũng khiến chính Chủ tịch Quốc hội cũng phải đặt vấn đề: "Phải chăng tham nhũng len lỏi vào chính lực lượng chống tham nhũng?
Thấy đại biểu Quốc hội sát cơ sở, phản ánh tình trạng trụ sở làm việc như cung điện nguy nga, dự án treo, chống tham nhũng thế nào… cử tri nghe thấy mát lòng mát dạ lắm. Nhưng rồi cử tri lại nói: “Sáng đi tập thể dục, mấy ông về hưu nói với nhau việc chống tham nhũng lại… giống năm ngoái thôi. Trong lúc đó con bạch tuộc tham nhũng lại ngày càng khỏe hơn, mạnh hơn”.
Góp ý với đoàn ĐBQH Hà Nội, nhiều cử tri cũng góp ý cho chủ trương lấy phiếu tín nhiệm. Ông Nguyễn Văn Sơn, phường Quán Thánh cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy mức tín nhiệm cao phần lớn nằm ở các vị trí giữ các chức vụ đứng đầu ủy ban, còn tín nhiệm thấp lại là Bộ trưởng các Bộ, ngành. Vì thế phiếu tín nhiệm chưa đủ cơ sở để đánh giá năng lực.
Để đảm bảo tính thực chất, ông Sơn đề nghị chưa nên mở rộng hoặc thu hẹp mà giữ nguyên đối với 47 chức danh như vừa qua. Mức độ tín nhiệm cũng không nên tăng, mà chỉ áp dụng 2 mức tín nhiệm và không tín nhiệm, số lượng nên tổ chức 2 lần trong 5 năm. Nếu mức không tín nhiệm cao hơn 50% phải xem xét xử lý luôn chứ không cần phải lấy lần 2.
Cử tri Nguyễn Văn Dũng, phường Kim Mã đề xuất nên đảo ngược lại quy trình, kỳ họp trước lấy phiếu xong rồi trả lời chất vấn, tới đây nên đổi lại, làm chất vấn trước, lấy phiếu sau. Việc trả lời chất vấn của các trưởng ngành sẽ là cơ sở để cho các ĐBQH đưa ra quyết định khi bỏ phiếu. Ngoài ra ông cũng cho rằng, thời gian của kỳ họp tới tháng rưỡi thì dài quá, chỉ nên làm việc trong khoảng 20 ngày là phù hợp…
Cử tri phản ánh tâm tư nguyện vọng với ĐBQH
Lý giải về kỳ họp thứ 6 dài hơn các kỳ họp khác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, kỳ họp này sẽ bàn rất nhiều nội dung, nhiều vấn đề khó và vô cùng hệ trọng nên cần bàn bạc kỹ như sửa Hiến pháp, bổ sung Luật đất đai… Với QH của Trung Quốc thì hơi khác, vì dân số dân đông, số lượng ĐB lại lên đến trên 3000 người, UBTVQH cũng có tới hơn 300 người, nên chủ yếu là họp UBTVQH. Bên cạnh đó cũng có những nước họp QH quanh năm, ĐB rất chuyên nghiệp. Còn ở Việt Nam thì chỉ 1/3 ĐB chuyên trách, phần đông là kiêm nhiệm.
Đối với việc lấy phiếu tín nhiệm, theo Tổng Bí thư, hiện trong dư luận vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, kể cả trong ĐBQH cũng thế. Trên cơ sở đó cần phải tiếp thu lắng nghe, tổng kết rút kinh nghiệm, làm thế nào để việc lấy phiếu có tác dụng tốt hơn, phù hợp hơn. Điều này không chỉ Quốc hội mà ngay cả Đảng cũng cần phải rút kinh nghiệm.
“Không cẩn thận bên Quốc hội thì phiếu cao, Chính phủ xung trận lại phiếu thấp. Càng làm phiếu càng thấp, vậy thì khuyến khích anh không làm à? Còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm lắm!” – Tổng Bí thư nói.
Ví “tham nhũng như ngứa ghẻ”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, tham nhũng là một bệnh, lãng phí là ghê gớm, thậm chí còn nhiều hơn cả tham nhũng. Điều quan trọng làm sao cho cán bộ, công chức phải trong sạch.
Tổng Bí thư cũng tiết lộ với cử tri, hiện cơ quan chức năng đang tập trung lo xử một số vụ án nghiêm trọng và sẽ không nói trước, vì nói trước lại bảo “mãi chẳng thấy gì”. Hiện Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương đang làm theo cơ chế giao thẩm quyền cho cơ quan chức năng, cấp nào cũng đều có quyết định.
“Đây là cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp thật! Sốt ruột thì đôi khi chủ trương cũng sai” – Tổng Bí thư nhận định.
Thành Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét