Ngày Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Cuộc sống trong tù của bầu Kiên
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Cứ nghe nói đến nhà tù XHCN là đã sợ, nhưng đọc bài này cảm thấy dường như cuộc sống trong đó thời nay cũng dễ chịu ? Phải chăng vì thế mà người ta đã không còn sợ đi tù như trước ?
Cuộc sống trong tù của bầu Kiên
Nhiều lúc ông ta nằm trầm ngâm trong phòng hoặc đứng lặng bên khung cửa sắt Người đàn ông quyền lực một thời giảm nhiều cân, ăn uống cũng chừng mực và đã trút bỏ được những suy nghĩ dằn vặt.Bị can Kiên trong trại giam.
Sau Tết trong trại tạm giam, ông bầu tóc bạc Nguyễn Đức Kiên nổi tiếng một thời đón nhận cáo trạng (lần hai) của VKSND tối cao. Nói là cáo trạng mới nhưng thực chất chỉ bổ sung thêm một số nội dung theo yêu cầu của tòa hồi trước Tết chứ bản chất vẫn xoay quanh 4 tội danh với bầu Kiên mà VKS đã truy tố trước đó.Mấy năm trước, nếu ai đó nói “bầu Kiên bị bắt”, chắc người ta chậc lưỡi “thằng hâm”, giáp sắt đâm sao thủng? Nhưng hiện thực đã chứng minh tất cả, giáp sắt cũng chỉ che đậy phần nào, rồi đến lúc nó lộ diện thì không có gì ngăn cản được.
Từ ngày ông Kiên vào trại tạm giam, giờ đã hai cái Tết. Nhóm tội của ông và đồng phạm về kinh tế, tham nhũng với tài liệu, hồ sơ chất chồng, chân rết mớ ba mớ bảy, lại dích dắc có tên trong cả vụ án của “người em” Huỳnh Thị Huyền Như... nên VKS phải nhiều lần gia hạn tạm giam thì cơ quan điều tra mới có đủ thời gian để hoàn tất hồ sơ, ra kết luận.
Cũng hai năm nay, cái tên ông gắn chữ “bị can” đằng trước, trong khi ảnh thì lại toàn là ảnh ngoài đời, cái ngày mà ông còn nổi danh “bầu khủng”. Lý do bởi ông Kiên rất “dị ứng” với báo giới. Nhiều báo ngỏ ý muốn vào trại gặp ông, nhưng khi cán bộ chuyển lời, ông lập tức khước từ. Ngày trước, ông bảo là viết gì về ông thì viết nhưng đừng khơi móc làm khổ gia đình, vợ con ông. Khi công an khám xét, bắt giam ông Kiên chẳng ai chụp được ảnh. Vì thế, nói về bầu Kiên thì nhiều mà hình ảnh ông sau ngày sa vào tố tụng lại hiếm hoi là vì vậy.
Ông Kiên thổ lộ với cán bộ điều tra rằng, từ ngày vào trại, hồi đầu tinh thần bất ổn do sự thay đổi đột ngột về môi trường, nhưng về sau cũng quen. Giờ ông “mềm tính” hơn, không cau có, bất hợp tác như trước nữa. Nhiều lúc ông nằm trầm ngâm trong phòng, rồi đứng lặng bên khung cửa sắt to bằng ngón chân, nhìn mưa lất phất...
Hỏi chuyện, ông Kiên bảo, ngày trước ở ngoài cũng mắc bệnh này, bệnh kia, nhưng không hiểu sao giờ thấy khỏe hơn, bụng bớt phệ, giảm rất nhiều cân và ăn uống cũng chừng mực lắm. Ông nói đã trút bỏ được những suy nghĩ dằn vặt mà khi chưa vào trại, đó là điều không bao giờ nghĩ tới...
Theo truy tố của VKSND Tối cao, trong 4 tội truy tố bầu Kiên, tội có khung hình phạt cao nhất là Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mức án kịch trần là tù chung thân - như “đàn em” Huyền Như đã lĩnh hồi giáp Tết.
Hai bị can Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội); Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội) bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị can Trần Xuân Giá (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB); Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB); Lý Xuân Hải (nguyên tổng Giám đốc Ngân hàng ACB); Phạm Trung Cang (nguyên phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB); Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB) bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng số tiền thiệt hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là gần 1.700 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định, Nguyễn Đức Kiên với vị trí là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập và đại diện nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ đã có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành Ngân hàng ACB. Từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, "bầu Kiên" đã thông qua 6 công ty gia đình để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với số tiền hơn 21.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các bị cáo trong vụ án biết rõ quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn đồng ý cho thực hiện chủ trương, ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền gần 720 tỷ đồng.
Đối với hành vi cấp tín dụng để đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên với tư cách Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB đã cùng với lãnh đạo Công ty ACBS để triển khai thực hiện việc đầu tư mua cổ phiếu ACB không đúng với chủ trương ngày 2/11/2009 của thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, trái với quy định của Bộ Tài chính, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 680 tỷ đồng.
Trong vụ án này, ban đầu cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Trung Cang nhưng qua xem xét các cơ quan tố tụng đình chỉ bị can. Đến ngày 3/1, TAND Hà Nội qua xem xét đã trả hồ sơ và đề nghị điều tra bổ sung hành vi của bị can Cang và Tuấn. Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, 2 bị can này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về việc ký và thực hiện các chủ trương ủy thác trái quy định gây thất thoát cho Ngân hàng ACB.
Theo Công an nhân dân
Hai bị can Trần Ngọc Thanh (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội); Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội) bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị can Trần Xuân Giá (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB); Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (đều nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB); Lý Xuân Hải (nguyên tổng Giám đốc Ngân hàng ACB); Phạm Trung Cang (nguyên phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB); Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB) bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng số tiền thiệt hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là gần 1.700 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định, Nguyễn Đức Kiên với vị trí là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập và đại diện nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ đã có vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành Ngân hàng ACB. Từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, "bầu Kiên" đã thông qua 6 công ty gia đình để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với số tiền hơn 21.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các bị cáo trong vụ án biết rõ quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn đồng ý cho thực hiện chủ trương, ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền gần 720 tỷ đồng.
Đối với hành vi cấp tín dụng để đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên với tư cách Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB đã cùng với lãnh đạo Công ty ACBS để triển khai thực hiện việc đầu tư mua cổ phiếu ACB không đúng với chủ trương ngày 2/11/2009 của thường trực HĐQT Ngân hàng ACB, trái với quy định của Bộ Tài chính, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 680 tỷ đồng.
Trong vụ án này, ban đầu cơ quan điều tra đã khởi tố ông Phạm Trung Cang nhưng qua xem xét các cơ quan tố tụng đình chỉ bị can. Đến ngày 3/1, TAND Hà Nội qua xem xét đã trả hồ sơ và đề nghị điều tra bổ sung hành vi của bị can Cang và Tuấn. Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, 2 bị can này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về việc ký và thực hiện các chủ trương ủy thác trái quy định gây thất thoát cho Ngân hàng ACB.
Theo Công an nhân dân
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cuoc-song-trong-tu-cua-bau-kien-2949749.html
Hai bức ảnh "bầu Kiên trong tù" và "thời oanh liệt" gây bão mạng
(ĐSPL) – Bức ảnh trong tù đầu tiên của bầu Kiên được đăng tải đã hé lộ phần nào về cuộc sống trong trại giam của ông bầu "khủng" một thời.
Bức ảnh được đăng tải trên ấn phẩm Cảnh sát toàn cầu (thuộc báo CAND, số Tết Nguyên đán 2014) kèm lời chú thích “Các điều tra viên Cục Cảnh sát kinh tế đang hướng dẫn bị can Nguyễn Đức Kiên khai báo”.
Ngay sau xuất hiện, bức ảnh đã có tốc độ lan tỏa chóng mặt, khi hàng loạt các trang mạng xã hội, đặc biệt là trang cá nhân facebook đăng tải lại kèm những lời bình luận về “dung nhan” của bầu Kiên sau khi vào tù.
Bức ảnh trong trại giam đầu tiên của bầu Kiên được đăng tải. |
Bầu Kiên "chém" trong cuộc họp tổng kết của VFF năm 2011. |
Trong bức hình thứ hai, tại cuộc họp tổng kết của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) năm 2011, bầu Kiên thời hoàng kim "làm dữ" với phát biểu: "Cá nhân tôi cho rằng, ban tổ chức giải có vấn đề... Hội đồng trọng tài không làm hết trách nhiệm của trọng tài,... Trọng tài bây giờ tiêu cực nhiều hơn, tinh vi hơn và thủ đoạn hơn". Phát biểu của ông lúc đó đã gây ra làn sóng dư luận mạnh mẽ.
Xem lại clip bầu Kiên phát biểu tại cuộc họp tổng kết của VFF năm 2011.
Thế nhưng, vào cuối tháng 8/2012, thông tin bầu Kiên bị bắt đã làm thay đổi tất cả...
Hai bức ảnh được đăng tải lên mạng lập tức lôi cuốn làn sóng dư luận. Một dân mạng có nickname Vợ Dại Nguyễn châm chước: "Lên voi tiếng nói rền như sấm/ Lỡ bước sa cơ....". Trong khi đó bạn trẻ Long Pham nói: "Sông có khúc, người có lúc... đừng tưởng hay khi cười kẻ sa cơ, lỡ vận!". Hay Quang Vo Nhu lên tiếng: "Mới ngày nào còn hùng hồn giờ thì xác xơ. "Giang hồ" sa cơ lỡ vận!"
Cư dân mạng bàn tán xôn xao sau khi hai bức ảnh được đăng lên. |
Trong khi đó một số người rút ra bài học xương máu từ chính cuộc đời bầu Kiên. Bạn trẻ Lưu Đức Toàn nói: "Trời không cho ai tất cả, cũng không lấy hết của ai mà tự mình phải biết điểm dừng". Một dân mạng có nickname Dũng Lê nói: "Người được tôn trọng là người mang lại cho xã hội nhiều thứ chứ không lấy nhiều thứ từ xã hội mang về nhà".
Bầu Kiên tên thật là Nguyễn Đức Kiên, sinh năm 1964, là cựu Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Bầu Kiên bị truy tố với 4 tội danh kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, và trốn thuế.
Vụ án xảy ra tại Ngân hàng ACB do bầu Kiên cầm đầu được đánh giá là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đưa vào diện án điểm. Tuy nhiên, ngày 3/1 vừa qua, TAND TP.Hà Nội đã ra quyết định trả lại hồ sơ vụ bầu Kiên để tiến hành điều tra bổ sung, nhằm làm rõ vai trò, trách nhiệm của một số cá nhân liên quan.
Minh Hiền - Hạ Vy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét