Ngày Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết McDonalds và dấu hiệu quyền lực của Thủ tướng Dũng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Có một câu bình luận đùa khá vui, hơi phản động một chút vì có liên quan đến câu thơ nổi tiếng của Bác Hồ: "Đây suối Lê Nin, kia núi Mác / Hai tay xây dựng một sơn hà". Nếu bác Dũng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, hợp tác với Mỹ (như trường hợp dùng anh con rể mang Mc Donalds vào VN) đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, thành một nước công nghiệp phát triển hiện đại vào năm 2020 như Nghị quyết đại hội Đảng đề ra, uy tín lên như diều, thì đúng là bác "hai tay xây dựng một sơn hà" mới cho đất nước. Và Mc Donalds vào Việt Nam có thể xem như một mốc ý nghĩa, thế nên mới có câu đùa: "Đây suối Coca, kia núi Mc / Dùng anh con rể dựng cơ đồ" áp dụng cho bác.
McDonalds và dấu hiệu quyền lực chính trị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ba bài thơ Bác Hồ làm ở Pác Bó
Sống News: Ngày đầu tiên khai trương Mc Donalds tại Việt Nam, vào 8 tháng 2 vừa qua tại Quận 1, Saigon, sự rầm rộ có lẽ còn hơn cả việc đón chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đến Việt Nam.Với những nhà đầu tư và kinh doanh lớn, ai cũng hiểu McDonald’s, một trong những biểu tượng của ‘chủ nghĩa tư bản Mỹ’, và cú làm ăn này của Việt Nam cũng đồng nghĩa tiến trình kết nối với nền kinh tế siêu cường này đang diễn ra hết sức sôi động.
Cửa hàng 350 chỗ ngồi mới của McDonalds ở quận 1 gần như không còn chỗ trong suốt hàng giờ liền. Hàng người liên tục xếp hàng để mua những phần thức ăn nhanh có lúc đã lên đến 600-700 người.
Các nhân vật quyền lực ở Saigon có khuynh hướng thân với Trung Cộng như Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua… đã tránh mặt hoặc không phát biểu bất kỳ điều gì qua sự kiện khá rùm beng này. Tại buổi lễ khai mạc, chỉ có có bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch Ủy ban thành phố Saigon đại diện đến dự như một cách cho đúng lễ với ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trả lời Bloomberg, ông Nguyễn Bảo Hoàng, đối tác nhượng quyền của McDonald's tại Việt Nam cho biết theo kế hoạch, sẽ có ít nhất 100 cửa hàng McDonald's mở cửa trong vòng 10 năm. Cửa hàng tại Saigon với 350 chỗ ngồi khai trương vào ngày 8/2 này sẽ là bước đánh dấu lần đầu tiên sau 2 thập kỷ, một tập đoàn đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới gia nhập thị trường Đông Nam Á.
Đối tượng hướng đến của Mc Donalds Việt Nam không phải là tầng lớp trung niên mà là giới trẻ, đặc biệt là trẻ em. Ông Nguyễn Bảo Hoàng cũng cho biết, số lượng nhân viên mà McDonald's tại Việt Nam có thể lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người.
Việc con rể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà kinh doanh Nguyễn Bảo Hoàng vừa khai trương Mc Donlads, như một dấu hiệu cho thấy quyền lực của ông Dũng vẫn chiếm ưu thế ở Việt Nam
Tham vọng phát triển kinh doanh của ông Nguyễn Bảo Hoàng trong sự hậu thuẫn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có thể xem là một chỉ dấu cho thấy rằng trong cuộc chạy đua quyền lực nước rút 2014 giữa ông Dũng và bộ sậu chính trị còn lại của Việt Nam không có gì là khó khăn với ông. Việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ các thương hiệu của con rể Dũng như báo Forbes, Quỹ đầu tư IDG Venture Việt Nam, và nay là thương hiệu Mc Donalds, cho thấy ông Dũng và các thành phần thân cận hoàn toàn tự tin vào một tương lai chính trị của mình.
Về phía người dân, trên thực tế là hình ảnh của các nhà lãnh đạo Việt Nam nghiêng về phía phương Tây vẫn làm cho họ thú vị hơn là đồng minh với Trung Cộng, dù chỉ là thức ăn. Anh Trần Danh Thái, một khách hàng của Mc Donalds ngày đầu khai trương vui mừng khi cầm được một phần bánh mì kẹp thịt Big Mac, anh nói rằng đã xếp hàng hơn 1 tiếng đồng hồ để có được cái bánh này. Nhưng khi được hỏi là nếu như có một thương hiệu lớn của Trung Cộng cũng khai trương như vầy, anh có bỏ công như với Mc Donalds không? Anh Thái cười, lắc đầu và nói “chưa chắc!”.
Như lịch sử đã ghi nhận, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, ngày 28/1/1941 (năm Tân Tỵ), đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) đã trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành độc lập tự do cho Việt Nam. Nơi Người đặt chân đầu tiên về Tổ quốc là mốc 108, nơi Người ở đầu tiên khi về nước hoạt động là núi rừng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi “non xanh, nước biếc, rừng thẳm, đất thiêng”, cảnh vật hữu tình, nên thơ, hùng vĩ, người dân chất phác, hiền lành, thuần hậu, đầy tình yêu quê hương, đất nước.
Bàn đá bên bờ suối Lê – nin, Khu di tích lịch sử Pác Bó (Hà Quảng), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi làm việc trong thời gian Người ở Pác Bó.
Bác về đây, đứng trước một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước các đồng chí và quần chúng nhân dân cùng chung ý chí, trong lòng bậc vĩ nhân lại chan chứa một tâm hồn thi sĩ, người vô cùng dạt dào xúc cảm và đã làm nên một bài thơ tuyệt tác với tiêu đề:
Pác Bó hùng vĩ
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là,
Đây suối Lê nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
Đây là một bài thơ Bác đã làm theo thể loại tuyệt cú mang tính niêm luật của thơ Đường, với tiêu thức đối cảnh sinh tình của một tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ cách mạng.
Câu thơ đầu tiên Bác tả: “Non xa xa, nước xa xa”, gợi lên một cảnh đất nước thông qua hai từ ngữ “Non và nước”, rồi lại dùng điệp từ “xa xa” nối vào nhắc lại hai lần sau mỗi từ Non và Nước, gợi lên một không gian mênh mang, vô cùng rộng dài của đất nước ta. Sau những năm tháng dài xa quê hương đất nước, bôn ba xứ người, những ngày đầu tiên trở về Tổ quốc, Người đến Pác Bó, song trong Người như đã thấy cả nước non - Tổ quốc yêu dấu Việt Nam. Trong lòng Người, Tổ quốc, quê hương thật là yêu thương, thật là đằm thắm khôn tả.
Rồi câu thứ hai, Bác lại viết: “Nào phải thênh thang mới gọi là”, Bác viết vậy, bởi Bác mới đến được Pác Bó, đường về Hà Nội, về làng Sen, về bến cảng Nhà Rồng, về Cao Lãnh..., vẫn khó khăn, vẫn biết rằng Pác Bó vô cùng hùng vĩ, song cái thênh thang nơi đây chỉ dừng lại ở mức độ “gọi là”, phía trước của Bác còn cả một giang sơn tươi đẹp, nhưng còn chìm trong nô lệ, lầm than!
Và Người đã đặt tên cho con suối Khuổi Mịn là suối Lê nin, đặt tên cho núi Phja Tào là núi Các Mác, bởi chủ ý của Bác là chỉ theo đường của Các Mác, En Ghen, Lê nin mới đi đến tự do độc lập, bởi thế Người viết: “Đây suối Lê nin, kia núi Mác”, tư tưởng của Mác cao ngất như ngọn núi, tư tưởng của Lê nin như suối nguồn, đó là tư tưởng tiến độ của loài người, là chân lý cách mạng. Từ lý luận khoa học đó sẽ tạo ra ý chí và hành động cách mạng cho Đảng ta, cho nhân dân ta, từ đó Người viết câu kết của bài thơ: Hai tay gây dựng một sơn hà. Hai tay, đó là hai tay của Người, vị lãnh tụ, nhà kiến trúc sư thiết kế công trình cách mạng, đó cũng là một tay của Đảng, một tay của nhân dân, có Đảng, có quần chúng nhân dân nhất định sẽ giành được “sơn hà”. Người tin tưởng như thế và Người đã xây dựng lên, truyền cả niềm tin ấy vào các đồng chí của mình, vào các quần chúng nhân dân của mình. Ngày nay, khi đọc lại các hồi ký cách mạng của nhiều cán bộ lão thành đã được hoạt động cùng Người ở Pác Bó đều nói lên tinh thần niềm tin ấy bởi được Người đã truyền cho. Như nhạc sĩ Nguyên Tài Tuệ đã viết: “Người truyền cho ta, mối tình lớn... Bước chân Người đi, đất chuyển rung theo Người...” trong bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” mà chúng ta vẫn hát mãi hôm nay.
Ngay sau đó một thời gian, Bác Hồ lại làm bài thơ với tiêu đề: Tức cảnh Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Ngày ấy, đọc lại lịch sử, đọc lại các tư liệu, được biết Bác hoạt động ở Pác Bó vô cùng gian nan, đầy hiểm nguy. Khi đọc lại các hồi ký của Dương Đại Lâm, Lê Quảng Ba, Hoàng Tô, nghe lại các lời kể của các bà Nông Thị Trưng, Hoàng Thị Hoa..., những người con ưu tú của quê hương Hà Quảng thì được biết những ngày Bác ở Pác Bó chỉ được ăn toàn cháo bẹ, rau rừng, măng vầu tre nứa, rất ít được ăn cơm, ăn thịt, họa hoằn Bác câu được con cá, bắt được con cua ở suối Lê nin hoặc thỉnh thoảng quần chúng cơ sở đem cho vài quả trứng gà vịt, một ít thịt lợn, bởi ngày ấy làng Pác Bó cũng như các làng bản khác đều nghèo khổ.
Có bữa nhìn thấy Người cố nuốt, họ đã rơi nước mắt cảm thương cho nỗi khó khăn của “Ông ké cách mạng”. Có lần bà Lân Thị Hò (mẹ của Kim Đồng) đưa cơm cho Bác ở một nơi bí mật trên núi đằng sau làng Nà Mạ, Bác chỉ ăn một nửa, một nửa dành để nấu cháo cho một đồng chí đang bị ốm. Thấy vậy, bà đã nói với Bác: “Bảc á, hỏ Bảc lai lố nỏ. Hiết rừ đây á!?” (Nghĩa là: Bác ơi, khổ Bác quá, Bác ơi! Biết làm sao được đây!?). Người già Pác Bó kể lại, nghe vậy, Người chỉ lặng im. Và Người đã tâm sự nỗi lòng qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Bài thơ như là một ghi chép nhật ký, như một lời kể, rất tự nhiên, rất ý chí, rất lạc quan. Nói đúng hơn đó là tinh thần biết vượt lên hoàn cảnh của một con Người có chí lớn, một tâm hồn thi sĩ hơn mọi thi sĩ, một con người của những con người. Ngày ngày Bác ở Pác Bó vẫn thường xuyên: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” như một quy luật của đời sống, cho dù ở rừng sâu núi thẳm, không cửa, không nhà. Con suối, cái hang ở đây không phải là nơi của một người đến ẩn dật, mà là nơi nương náu của một con Người làm nghiệp lớn. Hằng ngày, tuy chỉ “cháo bẹ, rau măng”, nhưng Người vẫn “sẵn sàng”, bởi theo quy luật sinh tồn, phải ăn để mà sống, đối với Người sống là để làm cách mạng cứu nước, cứu nòi. Tuy kham khổ, Người vẫn say mê làm việc. Bởi thế, dựa vào thiên nhiên núi rừng, Người đã biến tảng đá thành bàn, biến hòn đá thành ghế, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn, Người đã viết: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Và Người đã ngồi ở đó để suy nghĩ, để viết sách, làm thơ, thảo đường lối... Cuối cùng, Bác thấy thời gian hoạt động ở Pác Bó thật là tốt, thật là sảng khoái, thật là hào hùng. Bác cho rằng, ngày tháng ấy thật là khoan thai, nên bác viết: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Thật đúng vậy, ngày ấy ở Pác Bó, xung quanh Bác là cảnh núi non hùng vĩ, có các đồng chí kiên trung, có quần chúng nhân dân thuần chất đầy tinh thần yêu nước. Có nhiều đến thế nên Bác yên lòng, Bác sung sướng, Bác thấy mình như được “sang trọng”, theo Bác sang trọng đâu chỉ có ở nơi “lầu son gác tía, vợ đẹp con khôn, sơn hào hải vị”!? Mà ở đây, nơi núi rừng Pác Bó này, Bác giàu sang về tinh thần, tình nghĩa hơn cả mọi người giàu có ở trong thiên hạ.
Mùa xuân năm Tân Tỵ (1941) đi qua, phong trào cách mạng phát triển sâu rộng ở khắp cả mọi miền, thời cơ chín muồi đã đến, rồi bước đến mùa Xuân năm Ất Dậu (1945) ăn tết xong ở Pác Bó, Người truyền lệnh đi về Tân Trào (Tuyên Quang) để tập trung lãnh đạo làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cách mạng thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đến mùa xuân năm Tân Sửu - 1961, vào ngày 20/2, Bác đã cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Tố Hữu, Nguyễn Khai..., trở lại thăm Cao Bằng, thăm Pác Bó. Ở Pác Bó, ngồi ở mỏm đá nơi Người từng câu cá, làm thơ, Bác và các đồng chí của mình lại làm thơ về Pác Bó, bài thơ không có tựa đề, nhưng nội dung chan chứa, hồn nhiên và lắng động.
Bài thơ như sau:
Hai mươi năm trước ở hang này,
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu,
Non sông gấm vóc có ngày nay.
Theo các tài liệu lịch sử ghi lại và các nhân chứng kể lại, ngày về thăm Pác Bó sau 20 năm xa cách, Người vẫn phải đi bộ từ Đôn Chương vào, chỉ cưỡi ngựa từng đoạn, cho dù tuổi Bác đã cao (71 tuổi), sức khỏe đã giảm sút, nhưng đến Pác Bó, Người vẫn giàu cảm xúc, vẫn lối làm thơ hồn nhiên, trong sáng, giản dị và Người đã ghi lại một chặng đường lịch sử gian nan mà có hậu. Hai mươi năm trước, Người ở đây rất gian khổ, song từ nơi đây, Người với Đảng, với nhân dân đã làm nên chiến thắng, giang sơn gấm vóc đã về ta. Đảng và Người cùng nhân dân đã làm nên chiến công, tạc vào lịch sử oanh liệt như các trận Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... thuở trước. Lời thơ của Bác trong bài này như là một sự tổng kết, một ghi chép về lịch sử đáng trân trọng, tự hào cả về quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.
Giờ đây, đọc lại ba bài thơ của Bác sáng tác ở Pác Bó, chúng ta vẫn thấy sự hồn nhiên, tự tại, hào sảng, khoan thai, thi vị ở các câu thơ của một bậc thi sĩ - vĩ nhân, để rồi luôn nhớ Bác, ghi sâu công ơn trời biển của Bác, nguyện học tập theo tấm gương và tư tưởng của Bác để cùng nhau góp sức xây dựng cho quê hương mình ngày càng đổi mới, tươi đẹp, như lúc sinh thời Người vẫn hằng mong ước.
Hữu Huyền
http://baocaobang.vn/Van-hoc-Nghe-thuat/Ba-bai-tho-Bac-Ho-lam-o-Pac-Bo/6447.bcb
Bàn đá bên bờ suối Lê – nin, Khu di tích lịch sử Pác Bó (Hà Quảng), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ngồi làm việc trong thời gian Người ở Pác Bó.
Bác về đây, đứng trước một phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trước các đồng chí và quần chúng nhân dân cùng chung ý chí, trong lòng bậc vĩ nhân lại chan chứa một tâm hồn thi sĩ, người vô cùng dạt dào xúc cảm và đã làm nên một bài thơ tuyệt tác với tiêu đề:
Pác Bó hùng vĩ
Non xa xa, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là,
Đây suối Lê nin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.
Đây là một bài thơ Bác đã làm theo thể loại tuyệt cú mang tính niêm luật của thơ Đường, với tiêu thức đối cảnh sinh tình của một tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ cách mạng.
Câu thơ đầu tiên Bác tả: “Non xa xa, nước xa xa”, gợi lên một cảnh đất nước thông qua hai từ ngữ “Non và nước”, rồi lại dùng điệp từ “xa xa” nối vào nhắc lại hai lần sau mỗi từ Non và Nước, gợi lên một không gian mênh mang, vô cùng rộng dài của đất nước ta. Sau những năm tháng dài xa quê hương đất nước, bôn ba xứ người, những ngày đầu tiên trở về Tổ quốc, Người đến Pác Bó, song trong Người như đã thấy cả nước non - Tổ quốc yêu dấu Việt Nam. Trong lòng Người, Tổ quốc, quê hương thật là yêu thương, thật là đằm thắm khôn tả.
Rồi câu thứ hai, Bác lại viết: “Nào phải thênh thang mới gọi là”, Bác viết vậy, bởi Bác mới đến được Pác Bó, đường về Hà Nội, về làng Sen, về bến cảng Nhà Rồng, về Cao Lãnh..., vẫn khó khăn, vẫn biết rằng Pác Bó vô cùng hùng vĩ, song cái thênh thang nơi đây chỉ dừng lại ở mức độ “gọi là”, phía trước của Bác còn cả một giang sơn tươi đẹp, nhưng còn chìm trong nô lệ, lầm than!
Và Người đã đặt tên cho con suối Khuổi Mịn là suối Lê nin, đặt tên cho núi Phja Tào là núi Các Mác, bởi chủ ý của Bác là chỉ theo đường của Các Mác, En Ghen, Lê nin mới đi đến tự do độc lập, bởi thế Người viết: “Đây suối Lê nin, kia núi Mác”, tư tưởng của Mác cao ngất như ngọn núi, tư tưởng của Lê nin như suối nguồn, đó là tư tưởng tiến độ của loài người, là chân lý cách mạng. Từ lý luận khoa học đó sẽ tạo ra ý chí và hành động cách mạng cho Đảng ta, cho nhân dân ta, từ đó Người viết câu kết của bài thơ: Hai tay gây dựng một sơn hà. Hai tay, đó là hai tay của Người, vị lãnh tụ, nhà kiến trúc sư thiết kế công trình cách mạng, đó cũng là một tay của Đảng, một tay của nhân dân, có Đảng, có quần chúng nhân dân nhất định sẽ giành được “sơn hà”. Người tin tưởng như thế và Người đã xây dựng lên, truyền cả niềm tin ấy vào các đồng chí của mình, vào các quần chúng nhân dân của mình. Ngày nay, khi đọc lại các hồi ký cách mạng của nhiều cán bộ lão thành đã được hoạt động cùng Người ở Pác Bó đều nói lên tinh thần niềm tin ấy bởi được Người đã truyền cho. Như nhạc sĩ Nguyên Tài Tuệ đã viết: “Người truyền cho ta, mối tình lớn... Bước chân Người đi, đất chuyển rung theo Người...” trong bài hát “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” mà chúng ta vẫn hát mãi hôm nay.
Ngay sau đó một thời gian, Bác Hồ lại làm bài thơ với tiêu đề: Tức cảnh Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Ngày ấy, đọc lại lịch sử, đọc lại các tư liệu, được biết Bác hoạt động ở Pác Bó vô cùng gian nan, đầy hiểm nguy. Khi đọc lại các hồi ký của Dương Đại Lâm, Lê Quảng Ba, Hoàng Tô, nghe lại các lời kể của các bà Nông Thị Trưng, Hoàng Thị Hoa..., những người con ưu tú của quê hương Hà Quảng thì được biết những ngày Bác ở Pác Bó chỉ được ăn toàn cháo bẹ, rau rừng, măng vầu tre nứa, rất ít được ăn cơm, ăn thịt, họa hoằn Bác câu được con cá, bắt được con cua ở suối Lê nin hoặc thỉnh thoảng quần chúng cơ sở đem cho vài quả trứng gà vịt, một ít thịt lợn, bởi ngày ấy làng Pác Bó cũng như các làng bản khác đều nghèo khổ.
Có bữa nhìn thấy Người cố nuốt, họ đã rơi nước mắt cảm thương cho nỗi khó khăn của “Ông ké cách mạng”. Có lần bà Lân Thị Hò (mẹ của Kim Đồng) đưa cơm cho Bác ở một nơi bí mật trên núi đằng sau làng Nà Mạ, Bác chỉ ăn một nửa, một nửa dành để nấu cháo cho một đồng chí đang bị ốm. Thấy vậy, bà đã nói với Bác: “Bảc á, hỏ Bảc lai lố nỏ. Hiết rừ đây á!?” (Nghĩa là: Bác ơi, khổ Bác quá, Bác ơi! Biết làm sao được đây!?). Người già Pác Bó kể lại, nghe vậy, Người chỉ lặng im. Và Người đã tâm sự nỗi lòng qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Bài thơ như là một ghi chép nhật ký, như một lời kể, rất tự nhiên, rất ý chí, rất lạc quan. Nói đúng hơn đó là tinh thần biết vượt lên hoàn cảnh của một con Người có chí lớn, một tâm hồn thi sĩ hơn mọi thi sĩ, một con người của những con người. Ngày ngày Bác ở Pác Bó vẫn thường xuyên: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” như một quy luật của đời sống, cho dù ở rừng sâu núi thẳm, không cửa, không nhà. Con suối, cái hang ở đây không phải là nơi của một người đến ẩn dật, mà là nơi nương náu của một con Người làm nghiệp lớn. Hằng ngày, tuy chỉ “cháo bẹ, rau măng”, nhưng Người vẫn “sẵn sàng”, bởi theo quy luật sinh tồn, phải ăn để mà sống, đối với Người sống là để làm cách mạng cứu nước, cứu nòi. Tuy kham khổ, Người vẫn say mê làm việc. Bởi thế, dựa vào thiên nhiên núi rừng, Người đã biến tảng đá thành bàn, biến hòn đá thành ghế, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn, Người đã viết: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Và Người đã ngồi ở đó để suy nghĩ, để viết sách, làm thơ, thảo đường lối... Cuối cùng, Bác thấy thời gian hoạt động ở Pác Bó thật là tốt, thật là sảng khoái, thật là hào hùng. Bác cho rằng, ngày tháng ấy thật là khoan thai, nên bác viết: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Thật đúng vậy, ngày ấy ở Pác Bó, xung quanh Bác là cảnh núi non hùng vĩ, có các đồng chí kiên trung, có quần chúng nhân dân thuần chất đầy tinh thần yêu nước. Có nhiều đến thế nên Bác yên lòng, Bác sung sướng, Bác thấy mình như được “sang trọng”, theo Bác sang trọng đâu chỉ có ở nơi “lầu son gác tía, vợ đẹp con khôn, sơn hào hải vị”!? Mà ở đây, nơi núi rừng Pác Bó này, Bác giàu sang về tinh thần, tình nghĩa hơn cả mọi người giàu có ở trong thiên hạ.
Mùa xuân năm Tân Tỵ (1941) đi qua, phong trào cách mạng phát triển sâu rộng ở khắp cả mọi miền, thời cơ chín muồi đã đến, rồi bước đến mùa Xuân năm Ất Dậu (1945) ăn tết xong ở Pác Bó, Người truyền lệnh đi về Tân Trào (Tuyên Quang) để tập trung lãnh đạo làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cách mạng thành công, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đến mùa xuân năm Tân Sửu - 1961, vào ngày 20/2, Bác đã cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Tố Hữu, Nguyễn Khai..., trở lại thăm Cao Bằng, thăm Pác Bó. Ở Pác Bó, ngồi ở mỏm đá nơi Người từng câu cá, làm thơ, Bác và các đồng chí của mình lại làm thơ về Pác Bó, bài thơ không có tựa đề, nhưng nội dung chan chứa, hồn nhiên và lắng động.
Bài thơ như sau:
Hai mươi năm trước ở hang này,
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu,
Non sông gấm vóc có ngày nay.
Theo các tài liệu lịch sử ghi lại và các nhân chứng kể lại, ngày về thăm Pác Bó sau 20 năm xa cách, Người vẫn phải đi bộ từ Đôn Chương vào, chỉ cưỡi ngựa từng đoạn, cho dù tuổi Bác đã cao (71 tuổi), sức khỏe đã giảm sút, nhưng đến Pác Bó, Người vẫn giàu cảm xúc, vẫn lối làm thơ hồn nhiên, trong sáng, giản dị và Người đã ghi lại một chặng đường lịch sử gian nan mà có hậu. Hai mươi năm trước, Người ở đây rất gian khổ, song từ nơi đây, Người với Đảng, với nhân dân đã làm nên chiến thắng, giang sơn gấm vóc đã về ta. Đảng và Người cùng nhân dân đã làm nên chiến công, tạc vào lịch sử oanh liệt như các trận Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... thuở trước. Lời thơ của Bác trong bài này như là một sự tổng kết, một ghi chép về lịch sử đáng trân trọng, tự hào cả về quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.
Giờ đây, đọc lại ba bài thơ của Bác sáng tác ở Pác Bó, chúng ta vẫn thấy sự hồn nhiên, tự tại, hào sảng, khoan thai, thi vị ở các câu thơ của một bậc thi sĩ - vĩ nhân, để rồi luôn nhớ Bác, ghi sâu công ơn trời biển của Bác, nguyện học tập theo tấm gương và tư tưởng của Bác để cùng nhau góp sức xây dựng cho quê hương mình ngày càng đổi mới, tươi đẹp, như lúc sinh thời Người vẫn hằng mong ước.
Hữu Huyền
http://baocaobang.vn/Van-hoc-Nghe-thuat/Ba-bai-tho-Bac-Ho-lam-o-Pac-Bo/6447.bcb
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét