Ngày Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Faith in Vietnam Falls With Shipmaker
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Niềm tin vào Việt Nam giảm theo Công ty đóng tầu
Faith in Vietnam Falls With Shipmaker
Bài của JAMES HOOKWAY
Ngày 16-5-2011
Nỗi thất vọng đang ngày càng gia tăng của các chủ nợ đối với việc công ty đóng tàu quốc doanh của Việt Nam Vinashin không trả được khoản nợ xin khất từ năm ngoái là tai hại tiềm tàng đối vớicác chương trình kế hoạch của nước này định lôi kéo thêm nhiều vốn đầu tư để nâng cao hạ tầng cơ sở của mình và giảm thiểu nạn kẹt xe đang đe dọa sự phát triển của Việt Nam.
Frustration over Vietnamese state-run shipbuilder Vinashin's failure to repay loans it defaulted on last year is intensifying among creditors, potentially jeopardizing Vietnam's plans to draw more investment to improve its infrastructure and reduce the bottlenecks that threaten its growth.
Những khó khăn tại Vinashin dẫn tới các nguy cơ về đầu tư vào một nơi được coi là một trong những thị trường đang trỗi dậy hấp dẫn nhất trên thế giới. Chính quyền cộng sản Việt Nam muốn xây dựng công ty này, ban đầu tên là Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Việt Nam, thành một nhân tố hết sức quan trọng trong thị trường đóng tàu thế giới, cạnh tranh được với những nhà máy đóng tàu trọng lượng lớn tại Trung Hoa, Nam Triều Tiên và Nhật Bản. Toàn bộ món tiền 750 triệu USD kỳ phiếu phát hành lần đầu tiên đã được rót hết cho Vinashin năm 2005.
Năm 2007, chính phủ lại có thư ủng hộ công ty này để giúp nó vay thêm được 600 triệu USD để tạo ra vụ “bùng nổ” kinh tế nhanh nhất của nước này.
Nhưng khi vào tháng 12 năm ngoái, ở đoạn hậu kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, Vinashin không trả được nợ, thì chính phủ từ chối dấn thêm bước nữa để giúp nó trả nợ, điều này cho thấy sự “bùng nổ” kinh tế tại các thị trường đang trỗi dậy là đã nằm cả trong tay các nhà đầu tư trên khắp thế giới. Hàng chục tổ chức tài chính đã đầu tư vào các món cho vay, trong đó có cả Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC và Elliott Advisers Ltd.
Một số nhà cho Vinashin vay than phiền là họ hết sức thất vọng. Nhiều người trong đó cho rằng chính lá thư ủng hộ của chính phủ là nguyên nhân duy nhất để họ cho Vinashin vay. Tháng này, một nhóm hơn một nửa số nhà cho vay đã gửi thư tới chính phủ Việt Nam yêu câu trả món nợ đầu tiên là 60 triệu USD lẽ ra phải trả từ tháng 12 (năm ngoái).
“Cho tới nay thì bao giờ các nhà cho vay cũng chỉ quan tâm tới các món nợ được chính phủ bảo lãnh thôi,” một người biết rõ tình hình nói với tờ The Wall Street Journal. “Ngoài những chỗ đó, tiền sẽ không đến các địa chỉ tử tế.”
Các quan chức Vinashin và chính phủ Việt Nam không đáp lại những yêu cầu các vị cho biết ý kiến.
Các vấn đề khó khăn với Vinashin cho thấy rõ những nguy cơ mà các nhà đầu tư bắt gặp khi họ rót vốn vào những thị trường nhỏ. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ bao giờ cũng tìm kiếm những nơi “cao cấp” để rót 5,6 tỉ USD vào các thị trường kỳ phiếu mới trỗi dậy, và năm nay cũng chỉ bằng nửa năm ngoái thôi.
Sự lảng tránh của họ có thể gây ra mối đe dọa lớn cho các hy vọng của Việt Nam. Chính phủ đang vật lộn để hạn chế nạn lạm phát ngày càng tồi tệ. Giả cả tiêu dùng gia tăng đến 17,51% vào thàng Tư và còn có thể lên cao hơn nữa làm phức tạp thêm viễn cảnh kinh tế trực tiếp của đất nước.
Đồng thơi, các nhà phân tích cũng nói Việt Nam cần thu hút thêm đầu tư nước ngoài để xây dựng đường sá và hệ thống đường sắt quá tải và xây dựng các nhà máy điện để cung cấp cho nhu cầu năng lượng của Việt Nam, giữ cho kinh tế của nó phát triển mạnh. Đầu tháng náy, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nói trước Hội nghị hàng năm tại Hà Nội của Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) rằng Việt Nam hy vọng thu hút đến 300 tỉ USD đầu tư và viện trợ cho những nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc đưa đất nước tiến một bước mạnh mẽ hơn.
Một vài nhà kinh tế học cho biết chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm chính sách kinh tế vĩ mô để tạo dựng lại niềm tin, đang đơn phương đưa ra các chính sách ủng hộ phát triển để chống lại sự mất niềm tin do nạn lạm phát đem lại. Tuần qua, Việt Nam đã hạ tỷ lệ phát triển năm nay xuống 6.5% (trước đây định là từ 7% tới 7.5%) nhằm tập trung hơn nữa vào việc hạn chế sự gia tăng tín dụng để chống lạm phát tốt hơn.
Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã tìm cách gây dựng lại lòng tin vào đồng tiền bị bao vây của họ sau một loạt cuộc hạ giá giữa năm 2008 làm mất đi một phần năm giá trị của nó. Để khuyến khich nhân dân hợp tác, thị trường đô-la và vàng chợ đen trước đây được thả lỏng và phát triển, thì mấy tháng vừa rồi đã bị kiểm soát nghiêm ngặt để buộc nhân dân giữ lại và đầu tư bằng tiền đồng.
Nhà kinh tế Johanna Chua của nhóm Citigroup cho biết rằng tiền đồng đã tăng gần 2% so với đồng đô-la trong tháng qua và Ngân hàng Trung ương có vẻ như đang “đi đúng hướng” để đạt mục tiêu duy trì tăng trưởng tín dụng dưới 16% năm nay so với 30% năm 2010. Song hệ thống liên ngân hàng vẫn đưa Việt Nam vào hàng các thị trường được nhiều ưu đãi hơn cả.
Thế nhưng vụ khủng hoảng Vinashin là một cú trượt vẫn đang còn diễn ra đối với các hy vọng xa xôi của nước này, phá hoại cả tiếng tăm của Việt Nam trước các nhà cho vay quốc tế và tiềm tàng hạ thấp dòng đầu tư nước ngoài đã từng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây.
Mục tiêu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chuyển Vinashin thành một nguồn năng lượng duy trì công nghiệp đóng tàu trong tay nhà nước, nhưng dự án này đã bị tan tành khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khiến Vinashin bị nợ khoảng 4,4 tỉ USD. Đơn đặt hàng tới công ty này bị cắt, làm mất đi dòng chảy tiền mặt vào cho nó. Mùa hè vừa rồi, cảnh sát điều tra bắt giữ nhiều quan chức cấp cao của công ty, trong đó có ông chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình và kết tội ông này làm thay đổi số liệu tài chính để che dấu tình trạng thực với những vấn đề khó khăn đầy rẫy của công ty.
Tổ chức dịch vụ đầu tư Standard & Poor’s và Fitch Ratings của Moody đều hạ bậc đầu tư vào Việt Nam trong mấy tháng qua, nguyên nhân phần lớn là do những khó khăn tại công ty Vinashin. Thủ tướng lên truyền hình quốc gia xin lỗi trước Quốc hội vì vai trò quản lý không tốt đối với Vinashin.
Các nhà đầu tư của món nợ 600 triệu USD nói họ bất ngờ vì chính phủ Việt Nam đã không trả lời những điều họ quan tâm. Các nhà cho vay đã nhiều lần trong thời gian mấy tháng qua tìm cách hiểu cho đúng chuyện gì đã thực sự xảy ra tại Vinashin. Có nhiều việc, trong đó có việc chính phủ chuyển nhiều đơn vị trong Vinashin sang những doanh nghiệp nhà nước khác mà không hỏi ý kiến các cổ đông.
Dẫu sao chính phủ đã nhiều lần nói rằng các món nợ của Vinashin không thuộc trách nhiệm của chính phủ, điều đó khiến các nhà cho vay thấy chẳng rõ ràng gì hết về cách làm thế nào để thu hồi tiền họ cho Vinashin vay.
Trong khi đó, tình hình tài chính tại Vinashin lại càng lúc càng rất không ổn định. “Họ chẳng kiếm ra đồng nào từ những con tàu và chính phủ thì yêu cầu các ngân hàng địa phương cho vay thêm nhiều nữa và yêu cầu những nhà cung cấp tăng cường ủng hộ nhiều nữa,” nhân vật biết rõ tình hình tại Vinashin nói. “Nhưng ta không có cách gì nói rõ ra được chuyện gì đang xảy ra. Hoàn toàn tù mù.”
Liên hệ với James Hookway tại james.hookway@wsj.com
Người dịch: Đại Phúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
----------
By JAMES HOOKWAY
Frustration over Vietnamese state-run shipbuilder Vinashin's failure to repay loans it defaulted on last year is intensifying among creditors, potentially jeopardizing Vietnam's plans to draw more investment to improve its infrastructure and reduce the bottlenecks that threaten its growth.
The problems at Vinashin point to the risks of investing in what, on the face of it, is one of the world's most attractive emerging markets. Vietnam's Communist-run government built up the firm, formally known as Vietnam Shipbuilding Industry Group, to be a major player in the global shipbuilding market to compete with heavyweight manufacturers in China, South Korea and Japan. The entire $750 million proceeds of the country's first-ever sovereign bond were channeled to Vinashin in 2005.
In 2007, the government provided a letter of support for the company to enable it to secure an additional $600 million syndicated loan to make the most of a rapid economic boom in the country.
But when Vinashin defaulted on that debt last December in the aftermath of the global economic crash,, the government refused to step in to help pay off the debt, which, in an indication of the boom in emerging markets, had been bought by investors around the world. Dozens of financial institutions invested in the loan, including, among others, Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC and hedge fund Elliott Advisers Ltd.
Some of Vinashin's lenders now complain that they have been deceived. For many, the government's letter of support was the only reason they felt sufficiently secure to lend to the company. This month, a group comprising just over half the lenders' group sent a letter to Vietnam's government demanding payment on the first $60 million, which was due in December.
"This was always a government-supported loan as far as the lenders are concerned," one person familiar with the situation told The Wall Street Journal. "Going forward, capital won't go to places where it isn't treated fairly."
Officials with Vinashin and the Vietnamese government didn't respond to requests for comment.
The problems with Vinashin highlight the risks investors take when they invest in these small markets. U.S. investors seeking higher yields have poured $5.6 billion into funds that invest in emerging-market bonds so far this year, though that is about half of last year's pace.
The standoff could pose a significant threat to Vietnam's prospects. The government already is struggling to come to grips with worsening inflation. The increase in Vietnam's consumer price index hit 17.51% in April and could reach further peaks in the months to come, complicating the immediate economic outlook for the country.
At the same time, analysts say Vietnam needs to attract more foreign investments to build up overburdened road and rail networks and to build power plants to provide the energy Vietnam needs to keep its economy briskly expanding. Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai said earlier this month at the annual Asian Development Bank meeting in Hanoi that the country hopes to attract as much as $300 billion in investment and aid to fund an infrastructure effort that he said is needed to push the country onto a more robust growth path.
Some economists say the government is trying to get its macroeconomic policy in order to help revive confidence, setting to one side its customary pro-growth policies to better combat the loss of confidence which inflation can bring. Vietnam last week scaled back its growth target for the year to 6.5% from 7% to 7.5% in an effort to focus more tightly on restraining credit growth to better contain inflation.
The authorities also are trying to restore faith in their beleaguered currency, the dong, after a series of devaluations wiped off a fifth of the Vietnamese unit's value since mid-2008. To encourage people to cooperate, black-market trade in U.S. dollars and gold, once tolerated and widespread, has been severely curtailed in recent months to force people to save and invest in dong instead.
Citigroup economist Johanna Chua notes that the dong has risen by around 2% against the dollar over the past month and that the central bank appears "on track" to meet its target of keeping credit growth below 16% this year, compared with nearly 30% in 2010. UBS, meanwhile, still includes Vietnam among its most favored frontier markets.
The Vinashin crisis, though, is an ongoing drag on Vietnam's prospects, damaging both its reputation among international lenders and potentially slowing the inflow of foreign investments that have helped drive the country's economy in recent years.
Prime Minister Nguyen Tan Dung's goal was to turn Vinashin into a manufacturing powerhouse that would keep the shipbuilding industry in state hands, but the project fell apart when the global economic crisis hit in 2008, leaving Vinashin with around $4.4 billion in debts. The company's order book was slashed, crippling its cash flow. Last summer, police investigators arrested several top officials, including former chief executive Pham Thanh Binh, and accused them of falsifying financial statements to mask the true extent of the company's problems.
Moody's Investors Service, Standard & Poor's and Fitch Ratings have all downgraded Vietnam's credit ratings in recent months, in large part because of the problems at Vinashin. The prime minister apologized for his role in Vinashin's mismanagement in a nationally televised session of the country's legislature.
Investors involved in the $600 million syndicated loan say they have been surprised by the unresponsiveness of the Vietnamese government to their concerns. Lenders have tried numerous times over the past several months to get an idea of what is happening at Vinashin. Among other things, the government has transferred some Vinashin units to other state-run enterprises without seeking the approval of the company's creditors.
The government, though, has repeatedly said that Vinashin's debts aren't the state's responsibility, leaving Vinashin's lenders unclear on how to get their money back.
In the meantime, the financial situation at Vinashin itself appears to be growing more precarious. "They're not making any money on the ships and the government is asking local banks to extend more loans and asking suppliers to lend more support," says the person familiar with the situation at Vinashin. "But you just can't tell what's going on. It's so opaque."
Write to James Hookway at james.hookway@wsj.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét