Ngày Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Tới Hà Nội nếm 12 món đặc sản Việt Nam
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
12 trong số 15 món đặc sản Việt Nam đang được đề cử kỷ lục Châu Á dễ dàng tìm thấy tại Hà Nội. Mời bạn cùng dạo một vòng tìm quán ngon dưới đây:
15 món đặc sản Việt Nam đang được tổ chức kỷ lục Việt Nam đề cử để thành các món ăn đạt kỷ lục Châu Á. Đó là: phở, bún chả, chả cá Lã Vọng, bún thang của Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mì Quảng, phở khô Gia Lai, bánh canh Tràng Bảng, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn và cơm tấm Sài Gòn, bánh cóng Sóc Trăng.
Tuy nhiên, nếu bạn ở Hà Nội hoặc có dịp tới Thủ đô, bạn có thể được thưởng thức 12 trong số 15 món kể trên ở những quán dưới đây, đảm bảo bạn sẽ không hối tiếc...
1. Phở bò Hà Nội
Phở là món ăn truyền thống của người Việt, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Trong đó, nổi tiếng nhất là phở bò Hà Nội.
Phở bò Hà Nội mang hương vị đặc trưng riêng. Vị ngọt lừ nhưng không phải của đường mà của nước xương, của những lát hành tây xắt mỏng. Ăn phở bò Hà Nội phải tinh tế lắm mới cảm nhận được hết cái vị của thảo quả, của sá sùng... cứ quyện đều quyến rũ
2. Bún chả Hà Nội
Giống như phở, bún chả cũng là một trong những món đặc trưng của người Hà Nội. Bún chả có mặt ở khắp các nẻo phố, xóm chợ, thậm chí là trong các ngõ sâu hun hút. Với một phong cách ẩm thực không cầu kỳ, kiểu cách, bún chả trở thành món ăn đặc sắc mà dù ai đi xa cũng nhớ về hương vị quê nhà.
Bún chả thường có có cùng một lúc hai loại chả: Chả viên và chả miếng. Chả viên được làm từ thịt nạc vai lợn băm thật nhuyễn nặn viên, ướp trộn với muối, tiêu, nước mắm trên 35 độ đạm,đường, hành khô băm thật nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước.
3. Bún thang Hà Nội
Trong các món ăn của người Hà Nội, món bún thang tồn tại như một thứ không thể thiếu và không thể trộn lẫn, một hương vị ẩm thực thanh tao như chính bản tính nhẹ nhàng lịch lãm của người Tràng An.
Làm bún thang là một quá trình cầu kỳ, từ phần chuẩn bị đến nấu. Ước tính phải cần đến 20 nguyên liệu mới đủ để làm bún thang như: Rau răm, mùi tàu, trứng gà ráng mỏng, lườn gà xé, giò lụa thái sợi rải đều trên nền bún trắng. Bún phải là loại bún sợi nhỏ, trên rắc tôm bông. Nước dùng phải là loại nước trong, nóng chan vừa bát.
Ăn bún thang kèm gia vị như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu hoặc thêm chút mắm tôm. Sẽ vô cùng thiếu sót nếu viết về bún thang Hà Nội mà không nhắc đến phần đặc biệt nhất của nó: tinh dầu cà cuống. Chỉ cần một chút đầu tăm điểm vào bát bún thang sẽ dậy mùi thơm đặc biệt. Một bát bún thang đầy đủ sẽ không thể thiếu củ cải ngâm, hay còn được biết dưới cái tên gốc Tàu là ca-la-thầu.
4. Chả cá Lã Vọng
Đến du lịch Hà Nội, Chả cá Lã Vọng là tên đặc sản, món ngon Hà Nội đầu tiên bạn nên tìm thưởng thức. Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên.
Patricia Schultz đã đưa món Chả cá Lã Vọng vào cuốn "1.000 nơi nên biết trước khi chết" (1000 Places to See Before You Die).
Cuối năm 2003, hãng tin Mỹ MSNBC đã rút gọn lại và đặt nhà hàng Chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi nên biết trước khi chết cùng với 9 địa danh, lễ hội nổi tiếng khác trên thế giới.
Món này tương đối nhiều dầu mỡ động vật nên không tốt cho những người có vấn đề về tim mạch.
5. Bánh đa cua Hải Phòng
Bánh đa cua là món quà ngon, bổ dưỡng của người dân miền biển. Dù du nhập vào Hà Nội không lâu nhưng bánh đa cua Hải Phòng đã làm phong phú thêm văn hoá ẩm thực của Hà thành và được đông đảo thực khách yêu mến bởi hương vị đặc trưng, mà lại tốt cho sức khoẻ vì chứa nhiều hàm lượng Canxi và chất Sắt.
Bát bánh đa cua sậm màu nâu đất, sợi bánh mỏng, mềm, dai, giòn, nước dùng thơm ngọt, đậm vị cua và nước xương, chả lá lốt thơm phức, rau cần, rau muống tươi giòn, dậy mùi hành phi cùng các loại tôm, mọc, chả cá tươi ngon là những gì bạn có thể tìm thấy về tại cửa hàng bánh đa cua An Biên trên con phố Triệu Việt Vương.
6. Cơm cháy Ninh Bình
Cơm cháy Ninh Bình là một trong những món ăn đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Ninh Bình, hiện nó đang được Tổ chức kỷ lục Việt Nam Vietkings chọn vào danh sách đề cử 15 món ngon nhận kỷ lục châu Á và nhanh chóng được du nhập vào xứ Hà Thành.
Miếng cơm cháy vàng ươm, vừa giòn vừa ngon, ăn khi còn nóng bỏng tay chấm kèm với nước sốt dê nóng hổi thì kêu xèo xèo, bốc khói, tỏa ra mùi thơm ngào ngạt quyến rũ là một đặc sản nổi tiếng của đất Ninh Bình. Tại Hà Nội, bạn có thể thưởng thức món ăn này tại các nhà hàng dê núi trên đường Đại Cồ Việt.
7. Bún bò Huế
Món bún từ cố đô ngày càng phổ biến trên đất Hà Thành. Bún bò Huế có hương vị rất riêng với nước dùng làm từ xương bò hầm chín, có thêm mắm ruốc và chả lợn hay chả bò quyện nhuyễn. Thịt bò thăn hoặc bò bắp, được thái mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào bát ( gọi là thịt bò tái), hoặc luộc chín từ trước đó. Bún bò Huế được ăn kèm với rau sống gồm hoa chuối thái mỏng, rau sống các loại, giá đỗ...
Thịt bò thăn hoặc bò bắp, được thái mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào bát (gọi là thịt bò tái), hoặc luộc chín từ trước đó.
Bún bò Huế được ăn kèm với rau sống gồm hoa chuối thái mỏng, rau sống các loại, giá đỗ... Tại Hà Nội, ngày càng nhiều quán bún bò Huế xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của người dân
8. Mỳ Quảng
Nếu bạn là một người con xứ Quảng sống ở Hà Nội, xa quê, muốn tìm niềm an ủi là được thưởng thức món ăn của quê hương nơi đất khách thì hơi khó. Cộng đồng người Quảng ở đất Hà thành không nhiều như ở Thành phố Hồ Chí Minh nên rất khó để tìm ra một quán ăn Quảng.
Mỳ Quảng là một món ăn hợp khẩu vị của nhiều người với những nét rất đặc trưng: đẹp mắt, ngon miệng, hấp dẫn, bình dị. Tô mỳ ngọt vị nước lèo, thơm của rau sống, hành, ngổ, bùi bùi ngậy ngậy của lạc rang giòn, đậm đà miếng thịt được tẩm ướp kỹ. Vì thế không khó để giải thích vì sao từ Bắc vào Nam, mỳ Quảng lại được ưa chuộng đến vậy.
Quán mỳ Quảng ở Hà Nội khi trước nằm ngay ngã tư Láng - Láng Hạ, từ khi nhà hàng ăn nhanh KFC được xây dựng thì quán đã chuyển đến vị trí mới, trên đường Nguyễn Khang cách đó vài trăm mét. Quán vẫn thế, không lớn, rất giản dị, người phục vụ chân chất nói tiếng Quảng Nam - Đà Nẵng, còn khách hàng thì dường như đều là những người quen cũ.
10. Phở khô Gia Lai
Khác hoàn toàn với những loại phở thông thường, phở khô rất đặc biệt, sợi nhỏ, săn, hơi dai, nhờ vậy mà khi trộn đều lên dễ thấm gia vị mà không bị nát. Phở khô hay còn gọi là phở "hai tô” là một món ăn rất đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên nói chung và người Gia Lai nói riêng.
Phở "hai tô" gồm một tô phở khô và một bát nước dùng có thịt bò trong nước. Phở khô rất đặc biệt, khác hoàn toàn với những loại phở thông thường, sợi phở nhỏ, săn và hơi dai, nhờ vậy mà khi trộn đều lên rất dễ thấm gia vị mà không bị nát.
Vị béo của bánh, bùi của lạc, mặn mòi khó tả của nước tương cùng nước súp trong vắt là những gì bạn có thể cảm thấy khi thưởng thức món ăn của miền đất đỏ Tây Nguyên tại quán phở khô trên phố Kim Hoa (gần hầm Kim Liên).
11. Cơm tấm Sài Gòn
Cơm tấm Sài Gòn là món ăn đặc sản của miền Nam Việt Nam. Gạo tấm là kết tinh của hạt gạo. Phần mầm gạo chứa đầy dinh dưỡng này chính là phần quan trọng làm nên vị dẻo thơm đặc trưng của từng loại gạo khác nhau, tạo thành thứ cơm đặc trưng của Việt Nam - cơm tấm.
Cơm tấm là sự kết hợp hài hòa giữa những hạt cơm trắng nhỏ, miếng sườn nướng cháy cạnh, bì thơm giòn hay trứng chưng béo mềm, trứng ốp la béo ngậy. Ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt chấm kèm. Món ngon Sài thành này được bán tại nhiều phố của Hà Nội như Giảng Võ, Tràng Thi, Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ.
12. Miến lươn Nghệ An
Người thì cho là súp, kẻ khác lại cho là miến. Nhưng miến lươn vẫn là một trong những món ăn rất phổ biến tại Hà Nội.
Theo đó, có rất nhiều hàng quán đề biển miến lươn Nghệ An mọc lên, thu hút được một lượng lớn khách hàng đến với quán bởi trong suy nghĩ của nhiều người, lươn Nghệ An là thứ lươn béo, chắc, ngọt thịt nổi tiếng cả nước.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Afamily và rất nhiều nguồn khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét