Ngày Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Đặng Lê Nguyên Vũ: 'Công nghệ trình bày giúp Starbucks thành công'
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Từng bị cho là “châu chấu đá voi” khi thách thức với Nestle 9 năm về trước, Trung Nguyên cuối cùng đã vươn lên giành thị phần cà phê hòa hòa tan nội địa. Nay cuộc cạnh tranh mới lại bắt đầu, khi người khổng lồ Starbuck xuất hiện.
Đặng Lê Nguyên Vũ được Forbes tôn vinh "vua cà phê Việt"
- Điều khiến ông lo ngại nhất khi Starbucks vào Việt Nam?
- Hội nhập toàn cầu luôn mang đến cả cơ hội và nguy cơ. Tuy nhiên, nhiều lần tôi đã nói chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu. Vấn đề nằm ở chỗ chúng ta chuẩn bị hành trang cho cuộc hội nhập ấy như thế nào.
Thị trường nội địa đã trở thành thị trường toàn cầu từ lâu vì những thương hiệu lớn của thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam và muốn hay không, chúng ta phải nhập cuộc. Có điều, sự chuẩn bị của doanh nghiệp Việt còn kém, vẫn thuần về xuất khẩu thô, gia công, hưởng lợi thấp và không ít doanh nghiệp đã phá sản. Bên cạnh đó, chính sách vĩ mô chưa có sự hậu thuẫn rõ nét trong việc bảo vệ được thị trường nội địa và tạo hậu phương lớn để phát triển ra thế giới cũng là một trong những hạn chế.
Chủ tịch Trung Nguyên. Ảnh: Catherine Karnow. |
- Theo ông, đều gì làm nên sự thành công của Starbucks?
- Sự thành công của một thương hiệu có 2 thuộc tính. Một là nó cung ứng được giá trị sử dụng (vật chất) cho khách hàng. Thứ hai là giá trị biểu tượng và giá trị tâm lý (tinh thần) mà thương hiệu đó xây dựng trong nội cảm của người tiêu dùng.
Tôi cho rằng Starbucks thắng được những hệ thống khác là vì họ có bản sắc ngay tại chính nước Mỹ - nơi chưa từng được định danh trên thế giới về văn hóa ẩm thực (trừ fast-food sau này). Tuy nhiên, sau khi thành công tại Mỹ và phát triển sang châu Âu, Australia… thì họ chưa thành công. Đẳng cấp thưởng lãm cà phê ở châu Âu cao hơn Mỹ rất nhiều nên Starbucks không còn gây ngạc nhiên hay quyến rũ họ nữa.
Tại Australia, Starbucks cũng không thành công vì nền văn hóa không tương đồng. Bên cạnh đó, chính sách bảo vệ các thương hiệu trong nước tại đây cũng rất được chú trọng, người Australia có niềm tự hào riêng của họ.
Starbucks thành công hơn ở những nước châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản... tôi cho rằng một phần vì ý niệm về "giấc mơ Mỹ" - biểu tượng cho điều gì đó tân kỳ, giàu có... nên gây tò mò, cuốn hút. Như chúng ta đã biết, hiện nay, một số giá trị của Mỹ được chấp nhận trên toàn cầu.
- Theo ông, cơ hội thành công của Starbucks tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Tôi cho rằng với tâm thế đón chào và ngưỡng vọng hiện nay của nhiều người Việt Nam thì Starbucks không có gì khó khăn. Những vấn đề thương mại, phong cách phục vụ... của họ được đúc kết từ hàng trăm năm và chinh phục rất nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi cho rằng khẩu vị không phải là điều chính tạo nên sự thành công của Starbucks
Nước Mỹ có thể thành công về khoa học công nghệ, quân sự, kỹ thuật... và rất nhiều lĩnh vực khác. Nhưng về ẩm thực thì Việt Nam có tên tuổi hơn họ rất nhiều. Chúng ta vẫn thấy nào CNN, CNBC… vẫn giới thiệu những món ẩm thực đường phố, món cổ truyền… của Việt Nam đã làm cho bao du khách mê mệt. Chỉ có điều ta đang thiếu "công nghệ trình bày" để quảng bá sản phẩm của mình, trong khi người Mỹ giỏi điều đó và chúng ta nên học hỏi điểm này.
- Ông vừa nói đến "công nghệ trình bày" là điều làm nên thành công của Starbucks cũng như nhiều thương hiệu Mỹ. Trung Nguyên đã làm điều này đến đâu thưa ông?
- Chúng tôi có xuất phát điểm thấp nằm trong bối cảnh chung của Việt Nam nhưng chúng tôi có tư tưởng riêng và đã đặt ra những giai đoạn chiến lược phát triển ngay từ ngày đầu khởi nghiệp. Sau những giai đoạn "lấy không thắng có", "lấy nhỏ giành lớn"... giờ là giai đoạn chúng tối đi từ rộng tới sâu, từ Việt Nam ra quốc tế. Trung Nguyên đang trên đường đi để dần hoàn thiện mình.
- Vậy chiến lược trong năm 2013 của các ông là gì?
- Năm 2013, Trung Nguyên có 2 việc quan trọng. Thứ nhất, chúng tôi coi ASEAN là thị trường nội địa và sẽ dần dịch chuyển trung tâm điều hành.
Thứ hai là bắt đầu diễn trình chinh phục nước Mỹ. Trung Nguyên phải làm sao để thuyết phục được người Mỹ rằng chúng tôi khác biệt và hay hơn Starbucks như thế nào, từ quan điểm cà phê, mô hình cho tới tất cả sản phẩm, dịch vụ,... Chúng tôi cho rằng, nếu chinh phục được thị trường Mỹ thì có thể chinh phục được toàn cầu.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết năm 2013, Trung Nguyên sẽ bắt đầu chiến lược tăng thị phần tại Mỹ. Ảnh: Trung Nguyên |
- Tham vọng này có quá lớn?
- Tôi không muốn nói nhiều nhưng hãy cho chúng tôi thời gian thực thi. Tôi nghĩ thời gian vẫn còn nhiều, chúng tôi mới có lịch sử 16 năm trên nền tảng của một đất nước mới thoát đói nghèo. Trong khi các đối thủ đã có lịch sử dài gấp mấy lần với một hệ thống kỹ thuật phát triển, vượt xa ta hàng trăm năm.
Không chỉ Trung Nguyên, mà nhiều thương hiệu Việt có thiệt thòi là xuất phát từ một môi trường thấp, đi đến để chinh phục những người khổng lồ ở các thị trường lớn nên mong nhận được sự ủng hộ của đồng bào.
Tôi muốn dẫn chứng câu chuyện của 9 năm trước, khi chúng tôi có một đội ngũ vô cùng bé nhỏ, một xưởng với 2 cái máy chế biến cà phê. Chúng tôi thách thức sẽ chiến thắng Nestle và khi đó rất nhiều người đã nói Trung Nguyên là "châu chấu đá voi", những người hoang tưởng... Nói về Nestle trong ngành cà phê hòa tan, thương hiệu này từng lớn mạnh không kém Starbucks khi chiếm lĩnh 65% thị phần hòa tan của thế giới. Và sau 9 năm, hiện nay chúng tôi đã vượt qua họ về cà phê hòa tan, buộc họ phải thay đổi gu, thậm chí đổi tên lẩn vào hàng hóa Việt Nam.
- Ông có thể đánh giá về thế mạnh và điểm yếu của Trung Nguyên?
- Chúng tôi thua các thương hiệu thế giới về hạ tầng vật chất, sức mạnh tài chính, kỹ năng quản trị, về lịch sử của thương hiệu... nhưng đừng nhìn vào những cái đó vì nếu so sánh như thế thì Trung Nguyên thua xa lắm. Nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực gấp 10 lần, thậm chí hàng trăm lần họ. Hãy cho Trung Nguyên thời gian! Thực tế là Nestle có sức mạnh gấp nhiều lần Starbucks và chúng tôi đã thắng họ tại Việt Nam.
- Ông nghĩ sao nếu các hãng đồ uống nước ngoài sẽ thay đổi khẩu vị của người Việt Nam hay không?
- Không, vĩnh viễn không, tôi khẳng định điều này. Cùng lắm là đa dạng khẩu vị thêm chứ cái gu sẽ không thay đổi. Người Việt tuy cởi mở, dễ chấp nhận nhưng cái gì là sâu thẳm tâm hồn thì không bao giờ đổi. Câu chuyện của Nestle chứng minh điều này, họ đã phải Việt hóa.
- Nhiều người cho rằng, tình trạng làm giả đang trở thành nỗi lo ngại đối với ngành cà phê Việt, ông nghĩ sao về điều này?
- Để phát triển, ngành cà phê của Việt Nam có một số vấn đề cần dọn dẹp và tiêu chuẩn hóa. Tôi cho rằng, không chỉ ngành cà phê mà tất cả những ngành khác cũng đang phải cạnh tranh với người khổng lồ khắp toàn cầu. Chính vì thế, tôi hi vọng Chính phủ sẽ có chính sách hậu thuẫn góp phần chuẩn hóa một số vấn đề, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc bảo vệ hàng Việt. Nếu như dịch vụ, sản phẩm Việt xứng đáng hãy hậu thuẫn và ủng hộ họ!
Ngọc Tuyên
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2013/02/dang-le-nguyen-vu-cong-nghe-trinh-bay-giup-starbucks-thanh-cong/
Tôi đang sống ở Hoa Kỳ, và hiện vẫn luôn có sẳn vài gói cà phê hoà tan Trung Nguyên ở trong nhà... Tôi thích sự quả quyết, tham vọng và ủng hộ ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Tôi cảm thấy ông nầy bị mặc cảm thua, và cảm thấy bất an khi Starbucsk vào VN, tự nhiên ông làm rùm ben chuyên nầy. Ở mỹ ai cũng biết Starbucsk là loại coffee bình dân loại take away ở đầu cũng có chỉ vì mạng lưới cửa hàng rộng lớn và rẻ tiền ở khắp mọi nời nên ai cùng biết, mỗi sàng trước khi đi làm ghe qua mua I cóc coffee rồi lái xe ra freeway đi làm để có gì nhâm nhi đở buồn ngũ. Ở mỹ đâu chỉ có Starbucsk cũng như đâu chỉ có Mac Donald. Hơn nữa nếu tự đánh giá coffee là đứng đầu VN sao lại đi lo sợ coffee bình dân của mĩ cạnh tranh.
Ở mỹ coffee Trung Nguyên G7 đã được bày bán từ lầu rôi cũng có trên 5 năm tại các chợ của VN và Hàn quốc nhưng có thấy phát triển được đâu vì đầu có hợp gout với dân sinh sống ở đó kể cã người Vn
Rốt cuộc làm ẩm ỉ chuyện nầy rồi cũng để quản cáo cho Starbucsk tại VN thôi
Vn mình có câu không biết ông có biết không “ Hữu xạ tư nhiên hương” mà
Rốt cuộc làm ẩm ỉ chuyện nầy rồi cũng để quản cáo cho Starbucsk tại VN thôi
Vn mình có câu không biết ông có biết không “ Hữu xạ tư nhiên hương” mà
Tô tự hào Anh là người Việt dám làm và dám đương đầu với các công ty nước ngoài.
Kỳ này Bác Vũ phát biểu rất hay, hay hơn kỳ "Starbucks bán thứ nước có đường và hương cà phê" Có thể bác Vũ muốn gây shock ở kỳ đó chăng? Vì sau lần đó, cứ mỗi lần bác Vũ phát biểu về cà phê là tôi (và nhiều người) thường chú ý theo dõi. Bác Vũ tiếp thị tốt. Vote cho Bác Vũ một phiếu !
Công nghệ + Thị trường = thành công.
Đặng Lê Nguyên Vũ đã vận dụng yếu tố này thành công. Thị phần cafe hòa tan hiện nay đang tăng nhanh và sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều lần nữa nếu thanh tra y tế vào cuộc bóc mẽ các thương hiệu cafe địa phương vốn chiếm tỉ trọng cao trong phân khúc tiêu dùng bình dân tại các ngõ ngách của thị trường, họ sử dụng kỹ thuật chế biến cafe giả, làm giàu bất chính.
Hiện nay, sản lượng cafe hoà tan của các hãng có tên tuổi đang tăng nhanh nhưng họ nghĩ là do chính sách quảng bá, thương hiệu, chất lượng sản phẩm...mấu chốt là, thị trường đang dần quay lưng với sản phẩm cafe kém chất lượng và xu hướng là dùng cafe hoà tan của các hãng có tên tuổi và có hương vị gần giống cafe nguyên chất.
Với thị trường cafe hoà tan Việt Nam hiện nay, đây là thời điểm quyết định thương hiệu nào sẽ đi vào lòng nguời sau này, vì đây là giai đoạn mà nguời tiêu dùng cafe Việt bắt đầu nhận thức mối nguy hại từ cafe giả, từ đó họ chuyển sang dùng cafe hoà tan (có thương hiệu) và quen với thương hiêu đầu tiên.
Người tiêu dùng Việt hiện nay đã qua thời ''ăn no mặc ấm'' rồi, bây giờ là lúc ''ăn ngon mặc đẹp''. Có một số thương hiệu cafe hoà tan đang đi theo chính sách rẻ + chất lượng trung bình, họ đã sai lầm trong đánh giá nguời tiêu dùng hiện nay.
Để ''trình bày sản phẩm'' Trung Nguyên hãy bắt chước Coca Cola (dĩ nhiên chất lượng là phải tốt). Thị trường cafe Việt còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết, Trung Nguyên giành lấy sân nhà trước, trước khi giành sân khách.
Phân khúc tiêu dùng bình dân cafe hiện nay hầu hết chưa sử dụng sản phẩm Trung Nguyên hoặc sử dụng rất ít vì sao? vì giá thành, vì chính sách phân phối tiêu dùng, Trung Nguyên chưa làm tốt bằng Nestle ở khâu này.
Đặng Lê Nguyên Vũ hãy đến một vùng quê miền Tây khảo sát một vài tiệm tạp hoá và hỏi mua họ một gói cafe G7 và một gói cafe Việt, hãy đến một quán cafe ven đường và một quán cafe thị xã hãy kêu một tách cafe Trung Nguyên.
Con đường con nhiều chông gai. Ủng hộ hàng Việt hết mình!
Tôi nghĩ người việt chúng ta có tư tưởng sính ngoại. Vì một phần hàng nội làm ko có chất lượng, mong các doang nghiệp việt làm ăn chất lượng hơn. để cạnh tranh tot với hàng ngoại.
Rất mong ngưòi việt ủng hộ hàng việt.để đất nước Việt Nam ta giàu đẹp hơn.
chúc ông thành công .Tôi cũng sẽ cf TRUNG NGUYÊN mỗi ngày ,các bạn cũng vậy nhé. mình là người Việt Nam hãy tự hào Hàng Việt
Tôi nhớ, 9 năm về trước, Nestle thất bại với Nestcoffee vì mang vị chua (Arabica) vào 1 thị trường chỉ dùng vị đắng (Robusta). 3 năm sau đó, họ thay đổi người đại diện và cho Vinacafe gia công cà phê hòa tan với vị đắng nên mới có thị phần.
Tuy nhiên họ không thể sánh ngang với sản phẩm của Vinacafe. Đến khi Vina thuộc về Masan thì hương vị ngày xưa mất hẳn dù rằng họ cố gắng biện minh "cà phê từ hạt cà phê". Thật đáng tiếc cho thương hiệu Vinacafe. Tóm lại, thị trường cà phê tại VN là thuộc về những sản phẩm non-decafeinated, đắng đậm đà và blended (thí dụ Moka)
Nhu ong Vu da noi, nhung thuong hieu Viet rat can su ho tro cua nguoi tieu dung, mot khi co tinh than dan toc thi chung ta khong ngai bat cu doi thu nao. Chuc Trung Nguyen ngay cang lon manh trong long nguoi VN
chào ông Đặng Lê Nguyên Vũ !
Nếu như tôi có cách làm cho giá trị của cà phê trung nguyên của ông tăng lên mà không cần nhờ sự quảng cáo thì ông có tin không
Trần Duy Khoa
Nếu như tôi có cách làm cho giá trị của cà phê trung nguyên của ông tăng lên mà không cần nhờ sự quảng cáo thì ông có tin không
Trần Duy Khoa
Đầu năm đọc bài này Tôi có 02 ý kiến nhỏ xin góp ý:
1- Phần vĩ mô; chính sách xây dựng thương hiệu Việt, và gắng kết cũng như thống nhất chính sách này của nhà nước với các doanh nghiệp mang tính mũi nhọn và chiến lược.
2 ...
Mấy quán Trung Nguyên của anh Vũ trưng bày chán lắm và chẳng có gì đặc biệt, nó lỗi thời rồi, nhân viên thì cứ lề mề, phục vụ thì không khác mấy quán cafe nhỏ là bao.... anh thay đổi toàn diện đi anh Vũ ơi...
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang nuôi một hy vọng quá lớn, vì ông ta muốn làm thêm một điều thần kỳ nữa và lần này là trên phạm vi toàn thế giới.
Muốn chiến thắng Starbucks trên đất Mỹ chẳng khác nào muốn đập tan "Giấc mơ Mỹ", nếu muốn vậy thì chắc Trung Nguyên phải có một giấc mơ nào đó "đẹp" hơn.
Thay vì suy nghĩ làm cách nào để chiến thắng Starbucks trên sân nhà của họ, sao họ lạ không tìm cách để giữ vững và củng cố thị phần ngay tại thị trường VN trước "Người khổng lồ". Chưa giữ vững được vị trí ngay trên sân nhà mình thì thử hỏi người Mỹ có chịu từ bỏ giấc mơ của họ mà thưởng thức "Giấc mơ Trung Nguyên" không.
Trung Nguyên sao khi dành được thị phần ở VN thì cho đến nay họ vẫn "dậm chân tại chỗ". Đó là vì họ không có "tính kế thừa". Những người đã từng gầy dựng nên thương hiệu Trung Nguyên thử hỏi còn mấy ai? Nếu còn thì liệu những người đó còn nuôi tâm huyết như ngày đầu nữa không? Hay họ đang mang trên vai một gánh nặng quá lớn là phải làm sao để "gìn giữ quá khứ huy hoàng của mình".
Trung Nguyên lại muốn giành được một chỗ đứng trên thị trường Mỹ khi họ còn chưa tự tin có thể dành chiến thắng ở Việt Nam, chưa xây dựng được thương hiệu Trung Nguyên ngay tại các nước Đông Nam Á (thậm chí ngay ở Campuchia, Lào). Muốn xây một căn nhà đẹp thì phải xây từ "móng". Nhưng có lẽ Trung Nguyên đang quá tự tin vào "vận may" và ký ức tươi đẹp của mình.
Trung Nguyên chỉ có thể chiến thắng khi họ có "lớp kế thừa trẻ" nhiệt huyết hơn mà thôi.
Tôi đồng ý với ý kiến phân tích của bạn thanglv8 ở trên, vấn đề thị trường là rất quan trọng.
Tôi vẫn luôn hy vọng ở Trung Nguyên, thương hiệu Việt!
Tôi vẫn luôn hy vọng ở Trung Nguyên, thương hiệu Việt!
Hãy là một người Việt Nam yêu nước, có tự hào dân tộc Việt Nam. Bạn có muốn Việt Nam nổi tiếng năm châu, có tiền để bảo vệ chủ quyền của đất nước mà bạn được sinh ra và lớn lên thì các bạn nên ủng hộ hàng Việt Nam, cổ vũ tinh thần cho các doanh nhân làm rạng danh đất nước Việt.
Đông đảo người lao động ở VN đang uống cafe hóa chất, một thứ gì đó tương tự hồng trà có mùi cafe. Giá chỉ có 5.000 đồng/ly. Vậy tại sao Trung Nguyên không làm một bước đột phá bán với giá 5.000 đồng/ly trong khắp ngang cùng ngõ hẻm trên đất nước này. Với giá trên sẽ không lỗ, lý do số lượng sẽ bù đắp được định phí còn biến phí sẽ huề.
se that bai 100% khi kinh doanh o My
Tôi hiện đang sống tại Italia, đất nước có nền văn hóa caffe hàng đầu châu âu, ở đây khái niệm Starbucks dường như chưa hề tồn tại, Từ người già đến thanh niên, họ vẫn nhâm nhi tách cappuchino cho buổi sáng và 1 tách espresso cho buổi chiều. Tôi tin là ở Việt Nam cũng tồn tại nền văn hóa caffe riêng, và những người uống-caffe-có-văn-hóa sẽ không bao giờ chạy theo trào lưu. Ủng hộ những hoài bão của anh Vũ.
Đặng Lê Nguyên Vũ cố lên, chúng tôi ủng hộ Anh, ủng hộ thương hiệu Việt
Thật tự hào! Việt Nam cần có thêm thật nhiều người như ông!
Vẫn luôn tin rằng Starbucks không hoàn hảo về giá trị cà phê đem đến, vẫn tin rằng con người VN cốt lõi sẽ không thay đổi giá trị của mình, tin rằng Trung Nguyên vẫn có tiềm năng đánh bại Starbucks... Ý này được lập đi lập lại trong các phỏng vấn đều đặn, đều đặn, đều đặn, đều đặn, đều đặn...của Vũ.
Mình vẫn đợi niềm tin đó trở thành hiện thực hoặc ít ra cái gì đó có thể nhìn thấy đuợc, qua con số chẳng hạn... Nhưng phải nói là Vũ rất tâm huyết bình luận về Starbucks, không thấy các chuỗi quán cà phê khác có ý kiến gì hết!!!
Tôi ủng hộ cà phê Trung Nguyên mặc dù không quen uống nhiều. Tôi cổ vũ tinh thần hàng Việt Nam, chất lượng Việt Nam.
Hôm qua tôi mới đến thử Starbuck khi thấy 1 hàng dài các bạn trẻ tuổi teen (không có khách trung niên) thì không đủ kiên nhẫn để xếp hàng. Bạn của tôi đi xe gắn máy bị bác bảo vệ giữ xe của Starbuck bảo không có chỗ để xe, chỉ thẳng đi qua chỗ kế bên để gửi và thâu tiền giữ xe... hình như họ không chú ý đến việc chăm chút khách hàng từ khâu gửi xe nhỉ, các bác bảo vệ có vẻ không nhiệt tình lắm
Bài phỏng vấn của anh Vũ rất hay. Tuy nhiên , anh Vũ ơi, đối với người Tây thì công nghệ bán hàng là cực kỳ quan trọng. Để bán một cốc cà phê, thì giá gốc cà phê một nhưng chi phí bán hàng mười. Tôi thấy thỉnh thoảng Starbuck có đứng phát cà phê miễn phí. Nhưng anh xem họ đầu tư như thế nào: Máy pha, cốc giấy in thương hiệu, hệ thống cửa hàng... rất nhiều. Đối với sản phẩm bán lẻ như Cà phê thì Công nghệ bán hàng rất quan trọng. Nếu TRUNG NGUYEN muốn thắng trên đât Mỹ, điều này là cốt lõi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét