Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Kỷ niệm 40 năm xung đột Xô - Trung: Niềm vui và Nỗi buồn

Ngày Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Kỷ niệm 40 năm xung đột Xô - Trung: Niềm vui và Nỗi buồn
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


damanski-zhenbao.ru

BỐN MƯƠI NĂM SỰ KIỆN: NIỀM VUI VÀ NỖI BUỒN
Đức Nhuận dịchLời người dịch: tháng 3 /2009 nhân bốn mươi năm xảy ra xung đột biên giới Liên Xô-Trung Quốc tại Đảo Đamansky , người Nga đã tổ chức một đợt hoạt động tưởng niệm trọng thể sự kiện đó. Chúng tôi xin dịch một bài viết từ tiếng Nga để bạn đọc suy nghĩ về văn hóa ứng xử đối với những người đã hy sinh bảo vệ đường biên giới thiêng liêng của đất nước nên như thế nào.



Từ ngày 11 đến 14 tháng Ba năm 2009, tại vùng Viễn Đông người ta đón tiếp các cựu chiến binh bộ đội biên phòng đã từng tham gia chiến đấu cách đây 40 năm ở Ussuri. Sau chuyến bay dài, chuyên cơ hạ cánh xuống sân bay Vladivostok, thành phố tổ chức trọng thể cuộc gặp mặt các vị khách. Sau lời chào mừng nồng nhiệt, đoàn khách được đưa tới nhà an dưỡng “Vladivostok”.


Chương trình ngày hôm sau bắt đầu với cuộc họp báo tại phòng khánh tiết của Bộ Tư lệnh biên phòng vùng Viễn Đông, sau đó các cựu chiến binh đi thăm “Bảo tàng chiến đấu vinh quang”. Đích thân giám đốc Bảo tàng dẫn các vị khách tham quan các gian trưng bày. Sau đó, ban lãnh đạo thành phố Vladivostok tiếp các cựu binh tham gia sự kiện Đảo Đamanski. Cuối ngày, các cựu chiến binh đi thăm thành phố Viễn Đông, dự buổi hòa nhạc tại Nhà sĩ quan Hạm đội Thái Bình Dương và buổi tiếp tân của Tư lệnh biên phòng Viễn Đông. Kết thúc một ngày dài như thế tại ga xe lửa Vladivostok, từ đây, các cựu chiến binh sẽ đi đến thành phố Danherechensk Дальнереченск (từ 1973 về trước là thành phố Iman).



Sáng ngày 13 các cựu chiến binh được đón tiếp tại Chỉ huy biên phòng thành phố Danherechensk, nơi cách đây bốn mươi năm các cựu chiến binh này đã phục vụ. Suốt ngày, các vị khách chuẩn bị cho lễ tưởng niệm trọng thể ngày hôm sau: thăm lại các địa điểm đáng nhớ, rẽ vào thăm thao trường và bắn một vài loạt đạn. Bữa ăn chiều tại nhà ăn của bộ đội biên phòng dành cho các cựu chiến binh có sự tham gia của chỉ huy bộ đội biên phòng và lãnh đạo địa phương.



Ngày 14 bắt đầu cuộc mit-tinh đông đảo tại công viên thành phố Danherechensk, nơi đặt tượng đài tưởng nhớ những người tham gia cuộc xung đột năm 1969. Phát biểu trước những người có mặt là đại diện toàn quyền của Tổng thống Nga tại Viễn Đông O.A. Xaphonov, Thống đốc vùng Amua là Kogiemiako và các khách mời khác. Sau khi đặt vòng hoa ở tượng đài, người ta tặng vật lưu niệm cho các anh hùng của sự kiện Đảo Đamanski, kể cả người đã khuất và người đang sống. Sau đó là cuộc diễu binh qui mô nhỏ nhưng rất có hiệu quả theo những đường phố chính trong tiếng nhạc hành khúc.



Gần giữa trưa là giờ phút đau buồn: các vị khách tiến về nghĩa trang thành phố nơi cách đây không lâu đã dựng tượng đài tưởng niệm những chiến sĩ biên phòng đã tham gia trận đánh không cân sức ngày 2 tháng 3 năm 1969. Tại đây cũng diễn ra một nghi lễ đặt vòng hoa nữa do các nhà tu hành thực hiện, dẫn đầu là đức cha Hồng y Veniamin. Buổi tối, công viên thành phố lại là nơi diễn ra hoạt động kỷ niệm. Khi trời tối, hàng trăm ngọn nến được người dân thành phố mang đến để tưởng nhớ những người đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất Nga.



Sáng sớm ngày 15, chờ đợi các vị khách là cả một chặng đường dài dẫn đến đồn biên phòng mang tên Anh hùng Liên Xô I.I. Strennhicov. Đầu những năm 1970, đồn này đã được chuyển sâu hơn vào trong lãnh thổ Nga. Tại địa điểm đồn biên phòng cũ, người ta dựng tượng đài kỷ niệm các anh hùng sự kiện Đảo Đamanski. Sau khi các liệt sĩ được mai táng lại tại nghĩa địa thành phố Danherechensk, trên bờ cao sông Ussuri người ta đã dựng một tháp canh kỷ niệm. Cũng năm này, các cựu chiến binh và khách mời đã tập trung để dự lễ khánh thành một nhà thờ mới. Sau lễ của Đức cha Hồng y Veniamin là phát biểu của các cựu chiến binh, các quan khách. Kết thúc các nghi lễ là phát biểu của các nhân chứng và người tham gia sự kiện tháng Ba năm 1969 – L.F. Strennhikova và V.M. Mankovskaia. Họ cũng vinh dự được cắt băng bia tưởng niệm các chiến sĩ bốn mươi năm trước đây đã bảo vệ sự bất khả xâm phạm của đường biên giới tổ quốc.



Trước khi quay về, những người tham gia sự kiện cũng ngồi vào bàn, theo phong tục Nga, tưởng nhớ người đã ngã xuống bằng chén rượu vang đắng. Trên dòng sông Ussuri thời tiết rất đẹp, tháp kỷ niệm vàng lấp lánh dưới nắng như ngọn nến của chúa.

Đức Nhuận dịch

(Bản dịch do TS Nguyễn Đức Mậu gửi tới, cũng được đăng trên trang Văn hóa Nghệ An)

http://anhbasam.wordpress.com/2013/02/17/1619-nguoi-nga-da-ky-niem-40-nam-su-kien-xung-dot-bien-gioi-voi-trung-quoc-nhu-the-nao/#more-93442

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét