Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

‘Phá’ giá đồng Việt Nam: Cân nhắc chọn phương án lợi nhất

Ngày Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết ‘Phá’ giá đồng Việt Nam: Cân nhắc chọn phương án lợi nhất
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


‘Phá’ giá đồng Việt Nam: Cân nhắc chọn phương án lợi nhất

(ĐVO) – Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ phải trả giá nhất định, song Ngân hàng Nhà nước không nên khẳng định chắc chắn sẽ không làm điều này. Không nên nói ‘tôi không điều chỉnh sẽ tốt hơn’ bởi người đề nghị điều chỉnh tỷ giá họ cũng có lý của họ.
TS Lê Đăng Doanh đã chia sẻ như vậy trước thông tin Ngân hàng Nhà nước khẳng định không có chuyện phá giá đồng Việt Nam và sự bất ổn tỷ giá trong mấy ngày qua.
Nên cân nhắc làm từng bước
PV: - Câu chuyện có hay không sự phá giá đồng Việt Nam mấy ngày qua được dư luận bàn đến nhiều. Ý kiến của cá nhân ông như thế nào về vấn đề này?
TS Lê Đăng Doanh: - Lạm phát của năm 2012 là 9,02%, như vậy so với tháng 12 năm 2011 tăng 6,31% nhưng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la chỉ thay đổi khoảng 2%. Như vậy tức là trong năm 2012 đồng Việt Nam có lên giá so với đồng đô la 7% (nếu lấy con số 9,02%).
Vì vậy một số chuyên gia nói rằng đồng Việt Nam lên giá so với đồng đô la thì bất lợi đối với xuất khẩu là họ có lý. Cho nên cách nhiều người đề nghị nên có sự điều chỉnh ở mức độ vừa phải (khoảng 4%) cũng là hợp lý.
Mới đây nước Nhật cũng đã giảm giá đồng Yên khoảng 1% để họ có thể tăng xuất khẩu được. Như vậy nước Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ giá được vào một thời điểm thích hợp với một mức độ thích hợp. Tôi nghĩ cách làm không nên quá đột ngột (không nên làm giống như năm 2011, giảm giá 1 lúc 9,2% giá trị tiền Việt Nam so với đồng đô la). Theo tôi nên làm từng bước, mỗi bước nhỏ một và mỗi ngày thay khoảng 50 đồng để cho doanh nghiệp và người dân có thể làm quen với sự thay đổi đó. Cách làm này tôi nghĩ sẽ tốt hơn.
 
TS Lê Đăng Doanh: Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ giá được vào một thời điểm thích hợp với một mức độ thích hợp. Theo tôi nên làm từng bước, mỗi bước nhỏ một và mỗi ngày thay khoảng 50 đồng để cho doanh nghiệp và người dân có thể làm quen với sự thay đổi đó
TS Lê Đăng Doanh: Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ giá được vào một thời điểm thích hợp với một mức độ thích hợp. Theo tôi nên làm từng bước, mỗi bước nhỏ một và mỗi ngày thay khoảng 50 đồng để cho doanh nghiệp và người dân có thể làm quen với sự thay đổi đó
PV: - Vâng thưa ông, nhưng hiện nay Ngân hàng Nhà nước vẫn khẳng định sẽ không thay đổi tỷ giá và gợi ý của các chuyên gia kinh tế chỉ mang tính chất tham khảo. Theo ông nếu không ‘phá’ giá Việt Nam đồng thì có cách nào để ổn định tình hình tài chính và cân đối cán cân xuất nhập khẩu?

TS Lê Đăng Doanh: - Tôi nghĩ rằng việc điều chỉnh tỷ giá cũng phải trả giá nhất định và không điều chỉnh cũng vậy. Việc khẳng định không điều chỉnh như vậy sẽ có vấn đề ảnh hưởng đến xuất khẩu và các doanh nghiệp sẽ phải gồng mình lên chịu.

Tôi nghĩ rằng, không điều chỉnh tỷ giá không có nghĩa là tốt hơn có điều chỉnh. Vấn đề ở đây là cần xem xét trước diễn biến của thị trường thì nên ứng xử như thế nào. Ngân hàng Nhà nước không nên nói “tôi không điều chỉnh là tốt hơn điều chỉnh” bởi người nói điều chỉnh tỷ giá họ cũng có lý của họ.

PV: - Nhưng ngay khi mới chỉ có tin đồn mà tỷ giá trong tuần đã rối. Người dân đổ xô đi mua đô la và thị trường thể hiện sự ‘bất lực’ của sự bình ổn giá. Liệu khi việc điều chỉnh được lựa chọn, những kịch bản nào có thể xảy ra thưa ông?

TS Lê Đăng Doanh: - Tôi nghĩ rằng không phải do việc các chuyên gia đưa ra ý kiến phá giá Việt Nam đồng mà có nhiều yếu tố. Có thể do tin đồn bắt ông Chủ tịch Trần Bắc Hà, rồi sau nghỉ Tết nhiều con em đi học trở lại, các gia đình phải mua đô la để cho con đi học.

Tôi muốn nhắc lại biện pháp nào cũng có sự trả giá. Nếu điều chỉnh thì nợ công sẽ tăng lên, nhập siêu sẽ có lạm phát. Nhưng nếu làm tốt xuất khẩu sẽ tăng lên. Do vậy cần phải tính toán kỹ lưỡng để thấy phương án nào có lợi nhất. Không nên khẳng định bất cứ điều gì bởi xét về mặt kinh tế học là không hợp lý lắm.

Chưa điều chỉnh thì phải có đủ lực về ngoại tệ

PV: - Vâng, vậy trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước không chọn giải pháp phá giá nhẹ Việt Nam đồng thì theo ông cần phải làm gì để bình ổn tỷ giá thị trường?

TS Lê Đăng Doanh: - Nếu như mình có tiềm lực, chưa cần điều chỉnh thì có thể dùng ngoại tệ để bình ổn tỷ giá. Điều này chỉ Ngân hàng Nhà nước mới biết được đâu là lựa chọn tốt nhất.

PV: Thưa tiến sĩ, Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thông qua đề án tái cơ cấu kinh tế. Mục tiêu tổng thể của đề án này là thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp để đến 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Ông đánh giá như thế nào về tính khả thi của Đề án này?

TS Lê Đăng Doanh: - Tôi thấy Đề án khá toàn diện, sâu sắc và công phu. Đề án đã được thảo luận rất nhiều lần. Tuy nhiên điều quan trọng nhất hiện nay là thực hiện như thế nào, ai thực hiện. Bởi vì thực hiện Đề án này sẽ đụng chạm đến lợi ích của một số nhóm người. Như vậy việc thực hiện có thể sẽ gặp khó khăn. Nếu quyết tâm thực hiện phải cải cách bản thân bộ máy.

Hiện nay rất nhiều đại gia giàu lên chỉ nhờ quen biết nhau. Giàu lên nhờ nhận được miếng đất hoặc mua được mảnh đất rẻ đón đầu dự án… Những người này không nhận được sự kính trọng bởi vì họ không giàu lên bằng năng lực thực sự - giống như Bill Gate giàu lên vì có phần mềm đóng góp cho nhân loại là không ai có thể phủ nhận được. Hay có đại gia đốn hết rừng ở Tây Nguyên rồi lại sang đốn rừng ở Lào, Mianma…

Vấn đề bây giờ là làm thế nào để chuyển động lực tới những người, doanh nghiệp thực sự muốn áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả năng suất lao động đóng góp cho đất nước. Điều đó muốn làm được phải có chế độ thuế, phí khác nhau.

Phải có sự thay đổi trong chính sách để cho những người nào chỉ có trông mong vào quan hệ sẽ không dễ dàng giàu lên như trước đây nữa. Điều đó là cần phải làm nhưng thực sự không phải là dễ dàng.

Thứ ba nữa là tái cấu trúc thì phải có nhiều tiền. Hiện nợ của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các tổng công ty lên tới 1 triệu 336 nghìn tỷ đồng rồi. Ai sẽ là người bù ra số tiền này để giải quyết ‘hậu quả’.

PV: - Đây là câu chuyện lớn và cũng không dễ thực hiện. Soi lại một ví dụ nhỏ đó là sự quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước khi siết vàng miếng với kỳ vọng sẽ kéo giá vàng trong nước sát với giá thế giới. Thế nhưng đến nay vẫn chỉ là ‘ước vọng’ và thực tế là giá vàng đang chênh ở mức kỷ lục lên tới trên 5 triệu đồng. Do vậy những việc lớn hơn liệu có là quá sức, thưa tiến sĩ?

TS Lê Đăng Doanh: - Vấn đề là cần phải xem xét lại cơ chế hiện nay. Ngân hàng Nhà nước vốn đã đưa ra những tuyên bố rất mâu thuẫn. Có lúc thì nói rằng không quan tâm đến việc điều khiển giá vàng, lúc thì nói sẽ đưa giá vàng trong nước sát với thế giới.

Vì mỗi lúc nói một kiểu như vậy và cho đến nay cũng chưa thấy có dấu hiệu gì để đảm bảo có thể làm được việc kéo sát giá vàng trong nước bằng với giá thế giới. Vì vậy tôi nghĩ rằng dù có làm gì thì cũng nên nhìn vào hành động chứ không phải là lời nói.

Xin trân trọng cảm ơn tiến sĩ!

Bích Ngọc (thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét