Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

(1) Khủng hoảng: doanh nhân mất cả vợ

Ngày Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (1) Khủng hoảng: doanh nhân mất cả vợ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Khủng hoảng kinh tế, doanh nhân mất cả vợ

Những giá trị, văn hóa, cấu trúc gia đình truyền thống đang rạn nứt, suy sụp, nhưng một nền tảng văn hóa gia đình mới tương thích lại chưa hình thành.
LTS: Nhân ngày Gia đình VN 28/6, Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi xung quanh những biến động về mô hình gia đình hiện nay với TS. Mộc Quế, viện trưởng Viện quản trị doanh nghiệp, tác giả cuốn sách Xây dựng văn hóa gia đình doanh nhân.
Bán chạy nhất là... đơn ly hôn
- Trong thời kỳ hiện nay, xã hội có rất nhiều biến động, xung đột. Gia đình cũng không thể nằm ngoài vòng ảnh hưởng đó. Ông nhìn nhận vấn đề này ra sao?
TS. Mộc Quế: Hàng ngày tôi đọc báo thường xuyên thấy tin tức về các "tai nạn" xảy ra trong nhiều gia đình. Tình trạng đó thật đau xót, đáng báo động.
Nào là đổ vỡ, ly dị, chồng đánh vợ, vợ giết chồng, vợ bỏ chồng lúc khó khăn, hoạn nạn, bỏ rơi con cái, v.v... Hậu quả tai hại để lại cả thế hệ sau. Nên mới có những chuyện như 5- 6 đứa trẻ buồn chán gia đình, cột chân vào nhau cùng nhảy xuống sông tự tử. Đây là nỗi đau của toàn xã hội, toàn dân tộc.
Có mấy người học trò của tôi là giám đốc doanh nghiệp. Thời làm ăn được, vợ chồng con cái đề huề, rất vui vẻ. Nay gặp khủng hoảng khó khăn, vợ không chịu được cực khổ, bỏ đi mất với người khác, để mặc chồng con.

Khủng hoảng kinh tế, gia đình, nền tảng, truyền thống, tứ đại đồng đường
TS Mộc Quế. Ảnh: Duy Chiến
- Thưa tiến sĩ, Việt Nam vốn có bề dày, nền tảng truyền thống gia đình bền vững. Vậy theo ông tại sao lại có tình trạng như ông vừa nói?
Gia đình Việt Nam từ mô hình "tứ đại đồng đường" đang chuyển dịch theo xu hướng tách ra sống riêng vì nhiều nguyên nhân tác động. Cùng với đó, cá nhân được giải phóng, phải tự quyết, tự chịu trách nhiệm với bản thân, phải lập thân, lập nghiệp, không còn "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" như xưa.
Song cũng từ đây, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện, và do chưa hoàn chỉnh, nó mang theo những mặt trái rất nguy hiểm. Hậu quả như chúng ta đã thấy diễn ra hàng ngày, hàng giờ.
Dù không phải là người hoài cổ hay bảo thủ, nhưng bản thân tôi và nhiều nhà nghiên cứu khác cũng phải thừa nhận một điều, mô hình gia đình truyền thống bảo lưu rất nhiều giá trị cao đẹp, có bản sắc và đóng góp cho xã hội nhiều lợi ích rõ ràng. Chẳng hạn ngày xưa tệ nạn ít hơn, mâu thuẫn gia đình ít hơn, nếu có cũng được xử lý ngay từ rất sớm, không để bùng nổ thành những vụ việc khủng khiếp, ảnh hưởng xấu tới xã hội như ngày nay.
Nói như vậy không có nghĩa là phải quay về mô hình ngày xưa. Mà nêu ra là để chúng ta cùng suy nghĩ, tham khảo thêm trước khi bàn luận tiếp vấn đề này.
Một số thực tế sau đây có thể "nói" thay con số thông kê về thực trạng hiện nay: Nhiều cửa hàng văn hóa phẩm và photocopy bán mẫu biểu thủ tục hành chính cho biết mẫu đơn bán chạy nhất là... đơn ly hôn, sau đó là đơn khiếu nại, tranh chấp tài sản. Có nơi mỗi ngày bán hàng trăm đơn ly hôn!
Rõ ràng, những giá trị, văn hóa, cấu trúc gia đình truyền thống đang rạn nứt, suy sụp. Nhưng một nền tảng văn hóa gia đình mới phù hợp, tương thích với nhịp sống, xã hội hiện đại đang trong quá trình hội nhập lại chưa hình thành, thậm chí chưa manh nha.
Nói rõ hơn là đang có sự khập khiễng, khi cấu trúc tổ chức xã hội dường như chưa theo kịp diễn tiến cuộc sống.
Chẳng hạn, lâu nay khái niệm "bạo lực gia đình" được mặc định là người chồng đánh vợ! Nhưng giờ khái niệm này có vẻ đã trở nên "bình đẳng" hơn, khi có không ít vụ vợ đánh, đàn áp, bạo lực, thậm chí giết chồng nữa nhưng chẳng có một hội "phụ nam" nào bảo vệ các ông chồng.
Phải chăng, bước vào giai đoạn phát triển mới hiện nay, xã hội đang thiếu những thiết chế bảo vệ có hiệu quả cho từng đối tượng cá thể, từ người vợ, cho đến người chồng và con cái?
Về mặt hình thức thì không tới mức đó. Người vợ đã có Hội phụ nữ, con cái thì có Ủy ban bảo vệ chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Tức là phụ nữ được bảo vệ kép. Chỉ có ông chồng là còn là "đơn côi".
Tuy nhiên, về thực chất thì những thiết chế này chưa hiệu quả. Vì ngày càng có nhiều yếu tố mới không tương thích với văn hóa gia đình Việt Nam xuất hiện. Thậm chí nhiều yếu tố mới tàn phá gia đình trong xã hội mà ta chưa nghiên cứu, truy xuất tận ngọn nguồn để xử lý, ngăn ngừa.
Tôi nghĩ chúng ta cần có cái nhìn bao quát tổng thể, cả vi mô lẫn vĩ mô để giải quyết. Ví dụ, không thể giản đơn cho rằng để bảo vệ các ông chồng bị bạo hành thì chỉ cần có Hội phụ nam là xong! Ngay như Hội phụ nữ đã có từ lâu, nhưng nạn chồng đánh đập vợ cũng chưa thể ngăn chặn đấy thôi!
Mất tài sản, mất luôn cả vợ
Tôi nhận thấy có một hiện tượng khá mới đang xuất hiện. Đó là khủng hoảng kinh tế không chỉ tàn phá các doanh nghiệp, mà nhiều doanh nhân mất tài sản cũng mất luôn cả vợ và gia đình. Chẳng lẽ nền tảng gia đình các doanh nhân lại kém bền vững đến vậy?
Tôi đã cảnh báo vấn đề này từ lâu, ngay từ cuốn sách Xây dựng văn hóa gia đình doanh nhân mà tôi viết từ khi khủng hoảng chưa xảy ra.
Các gia đình thành đạt thường đầy đủ tiện nghi tiêu dùng, sinh hoạt. Khi chúng mất đi, nếu không được chuẩn bị, tức không có một nền tảng văn hóa cần thiết, thì lòng người cũng dễ đổi thay. Nói nôm na là người đã quen sống trong nhung lụa, nay phải sống bần hàn rất khó thích nghi, nên dễ bị đổi thay.
Cho nên, phải có sự chuẩn bị từ đầu. Cần xây dựng trước nền tảng văn hóa gia đình phù hợp cho xã hội. Cơ chế thị trường có nhiều mặt tích cực, nhưng nếu thiếu giá trị văn hóa kèm theo thì vô cùng tai hại. Bởi cơ chế đó buộc chúng ta cạnh tranh mạnh mẽ, có người thắng thì cũng có kẻ thua. Không lẽ khi thua thì anh mất luôn cả vợ, con?
- Vậy từ trải nghiệm và quan sát của bản thân, theo ông mô hình gia đình như thế nào mới phù hợp với xã hội hiện nay?
Tôi nghĩ về mặt này chúng ta có thể học tập Hàn Quốc. Tổng thống Park Chung Hee của nước này trong thời tại vị (1961 - 1979) đã xây dựng thành công nền tảng cho mô hình văn hóa gia đình thời kỳ mới trong 10 năm.
Đó là chương trình nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân với xã hội, đất nước, tinh thần tự lực tự cường; cải thiện xã hội; Phát triển đất nước lấy công nghệ khoa học kỹ thuật làm đầu. Đáng chú ý là trong xây dựng giá trị, nhân cách của con người, họ lấy "3 tự" làm đầu: Tự lực, tự trọng, tực giác. Đây là 3 giá trị lớn xây dựng nên tinh thần dân tộc.
Ngoài ra còn những giá trị kèm theo như vệ sinh, vâng lời, đoàn kết. Hình ảnh ngọn cờ 3 lá trong chương trình xây dựng làng mới (tương tự như phong trào xây dựng nông thôn mới ở ta - PV) rất thiết thực, cụ thể. Nhờ vậy, họ đã xây dựng được nền văn hóa mới, kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống, bổ sung nhiều giá trị văn hóa của thời đại, từ đó xây dựng nên nước Hàn Quốc mạnh mẽ hùng cường trên thế giới.
Có thể nói, không đất nước nào phát triển được nếu thiếu nền tảng con người và gia đình. Vì thế, với Việt Nam, văn hóa gia đình không chỉ là vấn đề của từng gia đình, mà còn là vấn đề hệ trọng của đất nước, của dân tộc. Chúng ta cần nghiêm túc xém xét, nghiên cứu đánh giá để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, tích cực, phù hợp với thời đại, góp phần phát triển đất nước!
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Duy Chiến (thực hiện)
NamVì đại gia thích chân dài mà. Hết thời làm "đại gia" thì chân dài cũng chạy thôi.
  • 28/06/2013 15:25
  •  0 0 
binh vanCảm ơn Ông, ông đã nói đúng suy nghĩ của tôi, một số người vợ được chồng lo ăn trắng mặc trơn quen rồi, khi chồng gặp khó khăn là bye ngay ! Đặc biệt là người vợ đó doanh nhân lấy khi đã thành đạt là điều rất nguy hiểm. Bởi vì, họ chỉ nhìn thấy thành tựu, những người vợ này thường khó đồng cảm, không thấu cảm hết quá trình gầy dựng sự nghiệp của chồng vất vả như thế nào ...Và cũng đừng tưởng lấy vợ ở quê lên là xong, ngày xưa chứ giờ xã hội thay đổi quá nhiều rồi.
  • 28/06/2013 13:53
  •  0 0 
Nguyễn Hoang OanhTôi có mấy người bạn đã từng một thời làm ăn khấm khá, nay gặp khó khăn khủng hoảng cũng rơi vào hoàn cảnh "mất nhà, mất vợ". Thật là buồn cho thời buổi này khi những giá trị cao đẹp của cha ông để lại không còn nữa. Người ta mãi mê chạy theo cuộc sống sang giàu, phù du mà quên mất cái cội rễ của hạnh phúc là nghĩa tình với nhau. Rất đồng tình với TS Mộc Quế, những giá trị truyền thống của văn hóa gia đình Việt đang dần dần mất đi nhưng giá trị mới chưa ra đời thay thế. Bi lịch là xã hội đang thiếu vắng một giá trị văn hóa mới phù hợp nên mới có những chuyện đáng buồn, đau lòng xảy ra. Chúng ta, là nam và nữ hãy cùng chiêm nghiệm, suy nghĩ để tìm ra lời giải đáp. Bởi nếu không thì hôn nhân và tình yêu chẳng còn ý nghĩa nữa. Còn lại chỉ là bản năng trơ trọi....  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét