Ngày Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Nên hợp pháp hóa mại dâm
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Hợp pháp hóa mại dâm:
việc đúng nên làm
Con người sở hữu cơ thể của mình, có nghĩa họ có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể của họ. Đây là cốt lõi của tự do và là nguồn gốc của nhiều quyền con người đã được thừa nhận và bảo vệ bởi pháp luật. Con người sở hữu cơ thể của mình cũng có nghĩa họ sở hữu sức lao động. Họ có quyền quyết định sử dụng sức lao động của mình vào việc họ muốn, miễn là không xâm phạm quyền của người khác. Như vậy, con người có quyền dùng cơ thể và sức lao động của mình cho việc bán dâm. Điều này cũng giống như những người sử dụng cơ thể và sức lao động của mình để làm tiếp viên hàng không, nhân viên văn phòng, người mẫu hoặc ca sĩ. Mọi người tự do lựa chọn nghề nghiệp, tự do làm hay không làm việc. Không ai có quyền cấm hoặc bắt ép người khác làm việc vì như vậy là vi phạm quyền con người vì lao động bắt buộc (forced labor) và tình trạng nô lệ (slavery) là phi pháp. Câu hỏi đặt ra tại sao những nghề khác được tôn vinh còn nghề mại dâm thì bị lên án, thậm chí bị thu gom và phạt hành chính?
Tranh cãi về mại dâm thường xuất phát từ giá trị đạo đức của việc mua bán dâm. Nếu xét về đạo đức, chúng ta có thể xem xét từ hai khía cạnh: bản chất của việc bán dâm và ảnh hưởng/hậu quả của việc mua bán dâm. Như thảo luận ở trên, việc mua bán dâm là một việc tự nguyện, người bán dâm đối xử tốt với khách hàng của mình, còn người mua dâm tôn trọng người cung cấp dịch vụ cho mình. Cả hai đều đạt được mục đích, một người có thu nhập một người được thỏa mãn. Chính vì vậy, bản thân hoạt động mua bán dâm không vi phạm đạo đức vì hai người liên quan không bị lợi dụng hoặc tổn hại gì.
Nhiều người cho rằng cho phép mại dâm sẽ hạ thấp giá trị của người phụ nữ vì đa số người bán dâm là phụ nữ. Ở đây, có hai vấn đề cần phải làm rõ. Thứ nhất, những người bán dâm có thể là cả nam giới và nữ giới vì cả phụ nữ và đàn ông đều có nhu cầu mua dâm. Thứ hai, những người phụ nữ bán dâm không đại diện cho giới phụ nữ nói chung. Họ chỉ đại diện cho bản thân họ như những con người độc lập, riêng rẽ và có nhân phẩm. Nói cách khác, phụ nữ bán dâm cũng như phụ nữ bán hàng rong, phụ nữ trí thức, phụ nữ giáo viên đều không thể đại diện cho giới phụ nữ nói chung. Chính vì vậy, việc đánh đồng việc phụ nữ bán dâm có nghĩa là hạ thấp nhân phẩm của phụ nữ là không hợp logic.
Có ý kiến cho rằng, cho phép mại dâm sẽ dẫn đến sự tan vỡ của gia đình vì vợ hoặc chồng sẽ có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Suy luận này là sai vì việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hay không là quyết định cá nhân dựa trên giá trị đạo đức của họ chứ không phải dựa trên việc có dịch vụ mại dâm hay không. Nếu một người cho rằng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là xấu, là vi phạm đạo đức thì họ sẽ không bao giờ thực hiện điều đó. Ngược lại, nếu đó không phải là giá trị đạo đức họ coi trọng thì họ sẽ có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân với bạn tình hoặc người bán dâm dù cấm hay không.
Ngoài ra, mại dâm cũng tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Khi có cầu thì tất có cung. Nhiều người đàn ông và phụ nữ đến tuổi trưởng thành đều có nhu cầu quan hệ tình dục. Nhiều người có người yêu, có bạn tình để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhiều người không có nên phải lựa chọn hoặc là thủ dâm, hoặc là tìm đến dịch vụ mại dâm. Đây là điều bình thường trong xã hội vì nhu cầu quan hệ tình dục là bình thường của đa số mọi người. Còn quan hệ như thế nào, với ai thì là quyền của mỗi người, tùy vào giá trị đạo đức, tôn giáo cũng như điều kiện kinh tế xã hội của họ. Rõ ràng, nhu cầu này là độc lập với gia đình vì họ là những người trưởng thành, chưa lập gia đình.
Như vậy, hoạt động mua bán dâm không vi phạm quyền con người của ai, không làm thấp giá trị của ai, không làm tổn hại giá trị đạo đức tốt đẹp nào, và không phải là nguyên nhân phá vỡ gia đình.
Ngược lại, việc cấm hoặc tội phạm hóa mại dâm lại có những vấn đề về công bằng và đạo lý mà chúng ta cần phải phân tích.Thứ nhất, như đã nói ở phần đầu con người là tự do và bình đẳng và có quyền sở hữu cơ thể của mình, sử dụng sức lao động của mình vào những việc không làm tổn hại đến quyền của người khác. Cấm mại dâm, có nghĩa là tước đi quyền sở hữu cơ thể và sức lao động của những người phụ nữ và nam giới bán dâm. Điều này cũng có nghĩa là họ bị đối xử không bình đẳng như những con người khác trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Thứ hai, những người vẫn thực hiện hoạt động bán dâm vô hình chung trở thành yếu thế trong giao dịch hợp đồng mua bán dâm với khách hàng của mình. Khi hoạt động của họ là phi pháp, có nghĩa họ không được bảo vệ, không có quyền lực để đàm phán và bắt khách hàng thực thi nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng. Điều này dẫn tới những chèn ép, quịt tiền, hoặc hành hung, đánh đập họ vì đối tác có nhiều quyền lực hơn, sẵn sàng tố cáo họ hành nghề phi pháp. Nhiều người bị ép phải quan hệ tình dục vượt quá sức chịu đựng, hoặc theo cách rủi ro gây đến tổn hại về sức khỏe và bệnh tật. Rõ ràng việc cấm mại dâm đã làm tổn hại ghê gớm đến quyền của những người bán dâm, và đây chính là vấn đề đạo đức cần xem xét.
Thứ ba, việc cấm mại dâm dẫn đến hoạt động này được thực hiện trong thế giới ngầm không thể quản lý được. Nhiều người tham gia vào việc môi giới mua bán dâm, thu lợi và thậm chí chèn ép cả khách hàng lẫn người bán dâm gây ra nhiều vấn đề xã hội. Về bản chất, việc môi giới mua bán dâm cũng giống như việc môi giới mua bán nhà đất. Tuy nhiên, vì mại dâm đang bị cấm nên việc môi giới là phạm pháp. Nếu mại dâm được hợp pháp hóa thì rõ ràng việc quản lý dịch vụ này sẽ rõ ràng hơn, minh bạch hơn và những người tham gia vào dịch vụ môi giới có thể đăng ký kinh doanh và nộp thuế. Thuế sẽ được sử dụng cho việc quản lý cũng như chăm sóc y tế cho những người tham gia hoạt động mại dâm.
Nhiều người lo lắng nếu hợp pháp hóa mại dâm thì sẽ làm cho hoạt động này bùng nổ. Lo lắng này là không cần thiết vì khi mại dâm là một hoạt động kinh tế bình thường thì việc tăng hay giảm cũng là điều bình thường, nó cũng sẽ tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Nhà nước có thể tham gia điều tiết thông qua quy hoạch, đánh thuế cũng như thúc đẩy các bàn luận về đạo đức cá nhân, gia đình và xã hội để cho mọi người tự quyết định cho hành vi đúng sai của mình.
Việc hợp pháp hóa mại dâm là việc đúng nên làm, vì rõ ràng nó không vi phạm giá trị đạo đức cũng như quyền của một ai. Ngược lại, việc cấm mại dâm đang vi phạm quyền sở hữu thân thể và sức lao động của những người bán dâm. Nó tạo ra sự bất bình đẳng và yếu thế cho những người bán dâm. Đây chính là vấn đề đạo đức của việc cấm mại dâm cần được gỡ bỏ. Khi đó, việc hợp pháp hóa mại dâm cũng giúp cho nhà nước quản lý tốt hơn, minh bạch hơn và nhân văn hơn.Bình Lê
(Diễn Ngôn)
https://danluan.org/tin-tuc/20130628/binh-le-hop-phap-hoa-mai-dam-viec-dung-nen-lam
Ảnh: hoa hậu Mỹ Xuân bị tuyên án 2 năm 6 tháng tù
Xét bản chất của mại dâm, ta thấy đây là một hoạt động dựa trên hợp đồng (thường là bằng miệng) giữa hai người trưởng thành, theo nguyên tắc “có đi có lại”. Người bán dâm có trách nhiệm cung cấp dịch vụ, đó là cơ thể và kỹ năng của mình để cho người mua dâm thỏa mãn nhu cầu tình dục. Người mua dâm có nghĩa vụ trả tiền cho người bán dâm theo thỏa thuận hợp đồng. Vì người bán dâm sở hữu cơ thể của mình, nên họ hoàn toàn có quyền làm điều đó. Còn người mua dâm là công dân nên có tư cách pháp nhân thực hiện giao dịch dân sự này.Tranh cãi về mại dâm thường xuất phát từ giá trị đạo đức của việc mua bán dâm. Nếu xét về đạo đức, chúng ta có thể xem xét từ hai khía cạnh: bản chất của việc bán dâm và ảnh hưởng/hậu quả của việc mua bán dâm. Như thảo luận ở trên, việc mua bán dâm là một việc tự nguyện, người bán dâm đối xử tốt với khách hàng của mình, còn người mua dâm tôn trọng người cung cấp dịch vụ cho mình. Cả hai đều đạt được mục đích, một người có thu nhập một người được thỏa mãn. Chính vì vậy, bản thân hoạt động mua bán dâm không vi phạm đạo đức vì hai người liên quan không bị lợi dụng hoặc tổn hại gì.
Nhiều người cho rằng cho phép mại dâm sẽ hạ thấp giá trị của người phụ nữ vì đa số người bán dâm là phụ nữ. Ở đây, có hai vấn đề cần phải làm rõ. Thứ nhất, những người bán dâm có thể là cả nam giới và nữ giới vì cả phụ nữ và đàn ông đều có nhu cầu mua dâm. Thứ hai, những người phụ nữ bán dâm không đại diện cho giới phụ nữ nói chung. Họ chỉ đại diện cho bản thân họ như những con người độc lập, riêng rẽ và có nhân phẩm. Nói cách khác, phụ nữ bán dâm cũng như phụ nữ bán hàng rong, phụ nữ trí thức, phụ nữ giáo viên đều không thể đại diện cho giới phụ nữ nói chung. Chính vì vậy, việc đánh đồng việc phụ nữ bán dâm có nghĩa là hạ thấp nhân phẩm của phụ nữ là không hợp logic.
Có ý kiến cho rằng, cho phép mại dâm sẽ dẫn đến sự tan vỡ của gia đình vì vợ hoặc chồng sẽ có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Suy luận này là sai vì việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hay không là quyết định cá nhân dựa trên giá trị đạo đức của họ chứ không phải dựa trên việc có dịch vụ mại dâm hay không. Nếu một người cho rằng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là xấu, là vi phạm đạo đức thì họ sẽ không bao giờ thực hiện điều đó. Ngược lại, nếu đó không phải là giá trị đạo đức họ coi trọng thì họ sẽ có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân với bạn tình hoặc người bán dâm dù cấm hay không.
Ngoài ra, mại dâm cũng tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Khi có cầu thì tất có cung. Nhiều người đàn ông và phụ nữ đến tuổi trưởng thành đều có nhu cầu quan hệ tình dục. Nhiều người có người yêu, có bạn tình để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhiều người không có nên phải lựa chọn hoặc là thủ dâm, hoặc là tìm đến dịch vụ mại dâm. Đây là điều bình thường trong xã hội vì nhu cầu quan hệ tình dục là bình thường của đa số mọi người. Còn quan hệ như thế nào, với ai thì là quyền của mỗi người, tùy vào giá trị đạo đức, tôn giáo cũng như điều kiện kinh tế xã hội của họ. Rõ ràng, nhu cầu này là độc lập với gia đình vì họ là những người trưởng thành, chưa lập gia đình.
Như vậy, hoạt động mua bán dâm không vi phạm quyền con người của ai, không làm thấp giá trị của ai, không làm tổn hại giá trị đạo đức tốt đẹp nào, và không phải là nguyên nhân phá vỡ gia đình.
Ngược lại, việc cấm hoặc tội phạm hóa mại dâm lại có những vấn đề về công bằng và đạo lý mà chúng ta cần phải phân tích.Thứ nhất, như đã nói ở phần đầu con người là tự do và bình đẳng và có quyền sở hữu cơ thể của mình, sử dụng sức lao động của mình vào những việc không làm tổn hại đến quyền của người khác. Cấm mại dâm, có nghĩa là tước đi quyền sở hữu cơ thể và sức lao động của những người phụ nữ và nam giới bán dâm. Điều này cũng có nghĩa là họ bị đối xử không bình đẳng như những con người khác trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Thứ hai, những người vẫn thực hiện hoạt động bán dâm vô hình chung trở thành yếu thế trong giao dịch hợp đồng mua bán dâm với khách hàng của mình. Khi hoạt động của họ là phi pháp, có nghĩa họ không được bảo vệ, không có quyền lực để đàm phán và bắt khách hàng thực thi nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng. Điều này dẫn tới những chèn ép, quịt tiền, hoặc hành hung, đánh đập họ vì đối tác có nhiều quyền lực hơn, sẵn sàng tố cáo họ hành nghề phi pháp. Nhiều người bị ép phải quan hệ tình dục vượt quá sức chịu đựng, hoặc theo cách rủi ro gây đến tổn hại về sức khỏe và bệnh tật. Rõ ràng việc cấm mại dâm đã làm tổn hại ghê gớm đến quyền của những người bán dâm, và đây chính là vấn đề đạo đức cần xem xét.
Thứ ba, việc cấm mại dâm dẫn đến hoạt động này được thực hiện trong thế giới ngầm không thể quản lý được. Nhiều người tham gia vào việc môi giới mua bán dâm, thu lợi và thậm chí chèn ép cả khách hàng lẫn người bán dâm gây ra nhiều vấn đề xã hội. Về bản chất, việc môi giới mua bán dâm cũng giống như việc môi giới mua bán nhà đất. Tuy nhiên, vì mại dâm đang bị cấm nên việc môi giới là phạm pháp. Nếu mại dâm được hợp pháp hóa thì rõ ràng việc quản lý dịch vụ này sẽ rõ ràng hơn, minh bạch hơn và những người tham gia vào dịch vụ môi giới có thể đăng ký kinh doanh và nộp thuế. Thuế sẽ được sử dụng cho việc quản lý cũng như chăm sóc y tế cho những người tham gia hoạt động mại dâm.
Nhiều người lo lắng nếu hợp pháp hóa mại dâm thì sẽ làm cho hoạt động này bùng nổ. Lo lắng này là không cần thiết vì khi mại dâm là một hoạt động kinh tế bình thường thì việc tăng hay giảm cũng là điều bình thường, nó cũng sẽ tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Nhà nước có thể tham gia điều tiết thông qua quy hoạch, đánh thuế cũng như thúc đẩy các bàn luận về đạo đức cá nhân, gia đình và xã hội để cho mọi người tự quyết định cho hành vi đúng sai của mình.
Việc hợp pháp hóa mại dâm là việc đúng nên làm, vì rõ ràng nó không vi phạm giá trị đạo đức cũng như quyền của một ai. Ngược lại, việc cấm mại dâm đang vi phạm quyền sở hữu thân thể và sức lao động của những người bán dâm. Nó tạo ra sự bất bình đẳng và yếu thế cho những người bán dâm. Đây chính là vấn đề đạo đức của việc cấm mại dâm cần được gỡ bỏ. Khi đó, việc hợp pháp hóa mại dâm cũng giúp cho nhà nước quản lý tốt hơn, minh bạch hơn và nhân văn hơn.Bình Lê
(Diễn Ngôn)
https://danluan.org/tin-tuc/20130628/binh-le-hop-phap-hoa-mai-dam-viec-dung-nen-lam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét