Ngày Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Chấp nhận dơ bẩn để Sài thành lộng lẫy
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Sau chốn phồn hoa:
Chấp nhận dơ bẩn để Sài thành lộng lẫy
Họ là những người đang ngày đêm trầm mình dưới dòng nước thải đen kịt, hôi thối trong lòng cống, vớt lên đủ thứ dơ bẩn nhất trên đời. Có lẽ, chẳng ai thích gần gũi họ. Nhưng, cuộc đời này không thể thiếu họ… Xóm bán báo dạo / Kiếm ăn dưới dòng kênh đen / Nghề giũ bụi"
LÔI THẰNG MÓC CỐNG LÊN BÁO LÀM CHI"?
Gần 12 giờ trưa, ngã tư đường Hai Bà Trưng - Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, dòng người xe hối hả qua lại như mắc cửi. Ai cũng né, muốn đi cho nhanh qua cái miệng hố ga đang mở đen ngòm, bốc mùi nồng nặc.
Một trong số 3 người đàn ông, ước chừng ngoài 40 tuổi, nhìn tôi với nét mặt rất ngạc nhiên kèm câu hỏi: “Ủa, có chuyện gì hả sếp?”. Tôi cười: “Sếp siếc gì anh ơi. Tôi là phóng viên, muốn đến hỏi thăm, tìm hiểu về công việc của các anh thôi”. Người đàn ông nói tiếp, vẫn chưa hết ngạc nhiên: “Trời đất, hết chuyện làm rồi hay sao mà lôi mấy thằng móc cống này lên báo dzậy?”.
Tôi ngồi xuống cạnh họ, ngay miệng hố ga, bên dưới, một người đàn ông đội mũ bảo hộ đang lúi húi dùng chiếc xô nhựa múc bùn, rác để những người bên trên kéo lên. Mùi hôi thối bốc lên ngùn ngụt, xộc vào mũi khiến tôi hắt hơi liên tục.
Người đàn ông ngồi cạnh tôi cười: “Anh mà ngồi đây một buổi với chúng tôi, về kiểu gì cũng ốm. Hồi mới làm, tụi tôi ai cũng bị. Phải mấy tháng sau mới quen được”.
Anh cho biết, anh tên Nguyễn Văn Hùng, năm nay 48 tuổi và đã có thâm niên 25 năm trong nghề móc cống. Các anh là công nhân Xí nghiệp Thoát nước Nam Nhiêu Lộc.
“Sao anh không đeo khẩu trang?”, tôi hỏi vọng xuống cống. Người đàn ông được giới thiệu tên Lê Đình Sơn vừa tiếp tục xúc từng mớ rác đen ngòm, vừa đáp: “Không được. Vì nước bùn văng lên, ướt khẩu trang, lúc đó chỉ tổ “nếm” bùn thối thôi”.
Anh Hùng bảo, mùa mưa là thời gian vất vả nhất. Bởi rất nhiều tuyến cống ngầm bị tắc nghẽn vì rác, khiến đường bị ngập vì triều cường. Các anh phải thay phiên nhau túc trực gần như 24/24 để “canh” nước rút thì tranh thủ làm. Bất kể giờ giấc, có thể 12 giờ trưa, có thể nửa đêm về sáng.
“Tôi theo nghề này cũng gần 20 năm. Nghề này chẳng cần nói, ai cũng thấy không chỉ vất vả mà còn “thấp kém” nữa. Bởi thế, chẳng ai muốn làm. Nhưng chúng tôi đã theo nghề này rồi mới thấy, dù thấp kém, dù hôi hám, dù thu nhập chẳng bao nhiêu, nhưng nó cũng đáng tự hào chứ không phải “thấp kém” đâu. Đáng tự hào bởi chúng tôi góp phần làm cho môi trường sạch sẽ hơn, khang trang, đẹp đẽ hơn, bởi cái nghề không phải ai cũng dám làm”, anh Sơn nói.
Anh Hùng phụ họa: “Công việc này coi vậy chứ “yêu cầu” cao lắm đấy. Ví dụ như nó đòi hỏi phải có sức khỏe, sức chịu đựng và sự kiên trì, vượt qua mặc cảm mới theo nghề được”.
Điều khó khăn lớn nhất của công nhân là nhiều nắp hố ga ở gần các quán xá bị người buôn bán che bạt, bịt kín để không còn mùi hôi. Khi mưa xuống họ lại không tháo dỡ, khiến nước mưa không kịp thoát, gây úng ngập. Bên cạnh đó, rất nhiều quán ăn sử dụng hố ga như cái thùng rác của gia đình. Lúc dọn, rửa, họ trút xuống hố ga mọi thứ, từ rác đến thức ăn thừa, xương động vật... cho tiện.
Đến dọn hố ga ở những khu vực này là khổ nhất. Công việc có “đặc thù”, vất vả là vậy, nhưng thu nhập của một công nhân móc cống cũng chỉ từ 3 - 4 triệu đồng/tháng và vài trăm tiền phụ cấp độc hại.
Đồng hồ chỉ 12 giờ 40 phút, tổ công nhân móc cống mới dừng tay sau khi đã móc từ lòng cống lên hàng chục thùng bùn, rác lên. Họ “tắm” sơ sơ bằng chính vòi nước thải gần miệng cống rồi nhoài người lên miệng hố ga, tiếp tục lau chùi sơ đôi tay rồi bắt đầu bữa trưa ngay miệng hố ga.
KHÔNG ÍT HIỂM NGUY
Tại khu vực Chợ Vườn Chuối (đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3), một nhóm công nhân khác đang lặng lẽ làm công việc móc cống. Những người bán hàng gần đó đã “tránh xa” khu vực hôi thối này.
Anh công nhân Nguyễn Văn Lạc vừa leo lên từ miệng cống, khuôn mặt nhem nhuốc đầy bùn đen, bộ quần áo ướt sũng, dính đầy rác, nước dơ chảy ròng ròng dưới chân. Anh vừa dùng tay áo ướt lau mặt, vừa nói: “Chui xuống cống ngộp thở lắm, vì dưới đó oxy thì ít mà mùi xú uế thì nặng, người mới làm có thể ngất. Chưa kể, mảnh chai, kim tiêm, xương động vật, nhớt… rất nhiều.
Dọn rác ở những cống lớn như phi 2.000 thì có thể đứng thẳng người để cào bùn, còn ống nhỏ hơn thì phải lom khom chui, rất khổ. Nếu cống nhiều nước thì phải lặn ngụp dưới nước thải mới cào được. Mệt nhất là lúc giữa trưa nắng nóng, mặt trời phía trên dọi xuống, nước càng bốc mùi nặng hơn.
Anh Lạc nói: “Ngâm mình trong các loại hóa chất độc hại. Trong người họ đủ thứ bệnh, nhiều nhất là viêm phổi, xoang, nhiễm trùng da... Còn dẫm phải kim tiêm, sốt vài ngày là chuyện thường xuyên”.
Anh Võ Quang Trí, Phó Giám đốc Xí nghiệp cho biết, xí nghiệp có 66 công nhân, chia làm bốn tổ. Nam giới làm đến 55 tuổi phải “giải nghệ”, phụ nữ thì trước 5 năm. Lao động xin vào làm được thử việc vài tháng trên miệng cống trước. Quen mùi rồi họ mới được đưa xuống lòng đất.
Giờ giấc làm việc của công nhân cũng rất thất thường vì tùy thuộc vào con nước thủy triều. Với những con đường đông đúc như Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ hoặc xung quanh các ngôi chợ các anh phải làm ban đêm để tránh gây ùn tắc cục bộ.
“Đặc thù của công nhân làm việc tại trung tâm là thường tiếp xúc với chất thải độc hại từ các tòa nhà cao ốc xả thẳng xuống cống. Ở Q5, ô nhiễm nhiều nhất là khu vực kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa - Lò Gốm. Còn khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tiếp giáp Q1 và Bình Thạnh thì rất nhiều kim tiêm. Vì vậy, công nhân mắc rất nhiều bệnh. Gần như ai cũng bị rộp da bàn chân”, anh Trí nói.
“Công việc cực nhọc tôi quen rồi, mọi người nhìn chúng tôi bằng ánh mắt coi thường, chúng tôi cũng quen rồi. Nhưng buồn nhất là sau một ngày làm việc vất vả, về đến nhà, cô con gái 4 tuổi chạy ào ra mừng, đòi ôm hôn ba, vậy mà mình không dám, phải gạt nó ra, đi tắm rửa thật kỹ rồi mới đến gần nựng con, lúc ấy, phải dỗ mãi nói mới hết giận”, anh Hùng tâm sự.
Còn anh Lạc thì nói: “Nghề này do cha tôi để lại, nhà có 3 anh em, đều nối nghiệp cha. Nghề này cực lắm, tối ngày cứ chui rúc trong ống cống, hôi hám, bệnh tật, có đủ. Đã vậy còn bị người ta coi thường nữa.
Tôi không để 2 đứa con “nối nghiệp” nữa. Tôi đang đầu tư cho tụi nó học để sau này nó được “ngẩng đầu” khi làm việc chứ không phải chui rúc thế này”.
Gần 12 giờ trưa, ngã tư đường Hai Bà Trưng - Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, dòng người xe hối hả qua lại như mắc cửi. Ai cũng né, muốn đi cho nhanh qua cái miệng hố ga đang mở đen ngòm, bốc mùi nồng nặc.
Đầm mình dưới dòng nước thế này, không phải ai cũng đủ can đảm làm!
Quanh hố ga, 3 người đàn ông trong bộ trang phục màu xanh, ướt sũng nước bùn sền sệt. Tôi lại gần họ, và cố gắng để không nhăn mặt, bịt mũi bởi cái mùi thum thủm bốc ra từ quần áo, cơ thể họ.Một trong số 3 người đàn ông, ước chừng ngoài 40 tuổi, nhìn tôi với nét mặt rất ngạc nhiên kèm câu hỏi: “Ủa, có chuyện gì hả sếp?”. Tôi cười: “Sếp siếc gì anh ơi. Tôi là phóng viên, muốn đến hỏi thăm, tìm hiểu về công việc của các anh thôi”. Người đàn ông nói tiếp, vẫn chưa hết ngạc nhiên: “Trời đất, hết chuyện làm rồi hay sao mà lôi mấy thằng móc cống này lên báo dzậy?”.
Tôi ngồi xuống cạnh họ, ngay miệng hố ga, bên dưới, một người đàn ông đội mũ bảo hộ đang lúi húi dùng chiếc xô nhựa múc bùn, rác để những người bên trên kéo lên. Mùi hôi thối bốc lên ngùn ngụt, xộc vào mũi khiến tôi hắt hơi liên tục.
Người đàn ông ngồi cạnh tôi cười: “Anh mà ngồi đây một buổi với chúng tôi, về kiểu gì cũng ốm. Hồi mới làm, tụi tôi ai cũng bị. Phải mấy tháng sau mới quen được”.
Anh cho biết, anh tên Nguyễn Văn Hùng, năm nay 48 tuổi và đã có thâm niên 25 năm trong nghề móc cống. Các anh là công nhân Xí nghiệp Thoát nước Nam Nhiêu Lộc.
“Sao anh không đeo khẩu trang?”, tôi hỏi vọng xuống cống. Người đàn ông được giới thiệu tên Lê Đình Sơn vừa tiếp tục xúc từng mớ rác đen ngòm, vừa đáp: “Không được. Vì nước bùn văng lên, ướt khẩu trang, lúc đó chỉ tổ “nếm” bùn thối thôi”.
Anh Hùng bảo, mùa mưa là thời gian vất vả nhất. Bởi rất nhiều tuyến cống ngầm bị tắc nghẽn vì rác, khiến đường bị ngập vì triều cường. Các anh phải thay phiên nhau túc trực gần như 24/24 để “canh” nước rút thì tranh thủ làm. Bất kể giờ giấc, có thể 12 giờ trưa, có thể nửa đêm về sáng.
“Tôi theo nghề này cũng gần 20 năm. Nghề này chẳng cần nói, ai cũng thấy không chỉ vất vả mà còn “thấp kém” nữa. Bởi thế, chẳng ai muốn làm. Nhưng chúng tôi đã theo nghề này rồi mới thấy, dù thấp kém, dù hôi hám, dù thu nhập chẳng bao nhiêu, nhưng nó cũng đáng tự hào chứ không phải “thấp kém” đâu. Đáng tự hào bởi chúng tôi góp phần làm cho môi trường sạch sẽ hơn, khang trang, đẹp đẽ hơn, bởi cái nghề không phải ai cũng dám làm”, anh Sơn nói.
Anh Hùng phụ họa: “Công việc này coi vậy chứ “yêu cầu” cao lắm đấy. Ví dụ như nó đòi hỏi phải có sức khỏe, sức chịu đựng và sự kiên trì, vượt qua mặc cảm mới theo nghề được”.
Điều khó khăn lớn nhất của công nhân là nhiều nắp hố ga ở gần các quán xá bị người buôn bán che bạt, bịt kín để không còn mùi hôi. Khi mưa xuống họ lại không tháo dỡ, khiến nước mưa không kịp thoát, gây úng ngập. Bên cạnh đó, rất nhiều quán ăn sử dụng hố ga như cái thùng rác của gia đình. Lúc dọn, rửa, họ trút xuống hố ga mọi thứ, từ rác đến thức ăn thừa, xương động vật... cho tiện.
Hít đủ thứ mùi từ trăm loại rác thải ngâm lâu ngày dưới nước thối
Đến dọn hố ga ở những khu vực này là khổ nhất. Công việc có “đặc thù”, vất vả là vậy, nhưng thu nhập của một công nhân móc cống cũng chỉ từ 3 - 4 triệu đồng/tháng và vài trăm tiền phụ cấp độc hại.
Đồng hồ chỉ 12 giờ 40 phút, tổ công nhân móc cống mới dừng tay sau khi đã móc từ lòng cống lên hàng chục thùng bùn, rác lên. Họ “tắm” sơ sơ bằng chính vòi nước thải gần miệng cống rồi nhoài người lên miệng hố ga, tiếp tục lau chùi sơ đôi tay rồi bắt đầu bữa trưa ngay miệng hố ga.
KHÔNG ÍT HIỂM NGUY
Tại khu vực Chợ Vườn Chuối (đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3), một nhóm công nhân khác đang lặng lẽ làm công việc móc cống. Những người bán hàng gần đó đã “tránh xa” khu vực hôi thối này.
Anh công nhân Nguyễn Văn Lạc vừa leo lên từ miệng cống, khuôn mặt nhem nhuốc đầy bùn đen, bộ quần áo ướt sũng, dính đầy rác, nước dơ chảy ròng ròng dưới chân. Anh vừa dùng tay áo ướt lau mặt, vừa nói: “Chui xuống cống ngộp thở lắm, vì dưới đó oxy thì ít mà mùi xú uế thì nặng, người mới làm có thể ngất. Chưa kể, mảnh chai, kim tiêm, xương động vật, nhớt… rất nhiều.
Dọn rác ở những cống lớn như phi 2.000 thì có thể đứng thẳng người để cào bùn, còn ống nhỏ hơn thì phải lom khom chui, rất khổ. Nếu cống nhiều nước thì phải lặn ngụp dưới nước thải mới cào được. Mệt nhất là lúc giữa trưa nắng nóng, mặt trời phía trên dọi xuống, nước càng bốc mùi nặng hơn.
Anh Lạc nói: “Ngâm mình trong các loại hóa chất độc hại. Trong người họ đủ thứ bệnh, nhiều nhất là viêm phổi, xoang, nhiễm trùng da... Còn dẫm phải kim tiêm, sốt vài ngày là chuyện thường xuyên”.
Anh Võ Quang Trí, Phó Giám đốc Xí nghiệp cho biết, xí nghiệp có 66 công nhân, chia làm bốn tổ. Nam giới làm đến 55 tuổi phải “giải nghệ”, phụ nữ thì trước 5 năm. Lao động xin vào làm được thử việc vài tháng trên miệng cống trước. Quen mùi rồi họ mới được đưa xuống lòng đất.
Giờ giấc làm việc của công nhân cũng rất thất thường vì tùy thuộc vào con nước thủy triều. Với những con đường đông đúc như Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ hoặc xung quanh các ngôi chợ các anh phải làm ban đêm để tránh gây ùn tắc cục bộ.
“Đặc thù của công nhân làm việc tại trung tâm là thường tiếp xúc với chất thải độc hại từ các tòa nhà cao ốc xả thẳng xuống cống. Ở Q5, ô nhiễm nhiều nhất là khu vực kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa - Lò Gốm. Còn khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tiếp giáp Q1 và Bình Thạnh thì rất nhiều kim tiêm. Vì vậy, công nhân mắc rất nhiều bệnh. Gần như ai cũng bị rộp da bàn chân”, anh Trí nói.
“Công việc cực nhọc tôi quen rồi, mọi người nhìn chúng tôi bằng ánh mắt coi thường, chúng tôi cũng quen rồi. Nhưng buồn nhất là sau một ngày làm việc vất vả, về đến nhà, cô con gái 4 tuổi chạy ào ra mừng, đòi ôm hôn ba, vậy mà mình không dám, phải gạt nó ra, đi tắm rửa thật kỹ rồi mới đến gần nựng con, lúc ấy, phải dỗ mãi nói mới hết giận”, anh Hùng tâm sự.
Còn anh Lạc thì nói: “Nghề này do cha tôi để lại, nhà có 3 anh em, đều nối nghiệp cha. Nghề này cực lắm, tối ngày cứ chui rúc trong ống cống, hôi hám, bệnh tật, có đủ. Đã vậy còn bị người ta coi thường nữa.
Tôi không để 2 đứa con “nối nghiệp” nữa. Tôi đang đầu tư cho tụi nó học để sau này nó được “ngẩng đầu” khi làm việc chứ không phải chui rúc thế này”.
"Do đặc thù của công việc nên gần 1 nửa “quân số” của xí nghiệp là anh em, cha con hoặc họ hàng thân thích. Có những gia đình cả 3 thế hệ đều làm nghề này. Cứ thế hệ này về hưu, họ lại động viên con cháu xung phong vào làm cái nghề hy sinh thầm lặng", anh Võ Quang Trí, Phó Giám đốc xí nghiệp Thoát nước Nam Nhiêu Lộc. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét