Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

“Tôi đi hối lộ” nhận giải Sáng kiến phòng chống tham nhũng

Ngày Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết “Tôi đi hối lộ” nhận giải Sáng kiến phòng chống tham nhũng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


“Tôi đi hối lộ” nhận giải Sáng kiến phòng chống tham nhũng
Trang web về tình trạng hối lộ ở Việt Nam
BBC Cập nhật: 08:05 GMT - thứ sáu, 28 tháng 6, 2013
Cảnh sát giao thông bị nhiều cáo buộc sai phạm
Một trang web phản ánh tình trạng hối lộ vừa được nhận giải thưởng của chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (Vaci 2013).Đây là chương trình có chủ đề “Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng”, do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức với sự tài trợ của chính phủ một số nước ngoài.
Trang web www.toidihoilo.com là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dịch vụ Dữ liệu Trực tuyến Việt Nam từ sáng kiến của một nhóm ba người, đứng đầu là anh Hà Phúc Hoàn.

Nằm trong số 24 dự án được giải thưởng Vaci, trang web toidihoilo.com được đánh giá là đã góp phần "giải quyết khó khăn trong việc xác định hoặc thu thập cũng như khuyến khích người dân chia sẻ các bằng chứng thuyết phục nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi tham nhũng".
Trang này còn được cho là "công cụ cần thiết để chia sẻ, làm rõ các hành vi tham nhũng; nơi trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm khi gặp phải những trường hợp đòi hỏi, yêu cầu hối lộ " và "giúp cơ quan chức năng có được bằng chứng thuyết phục, dữ liệu chính xác về thực trạng đưa và nhận hối lộ".
Anh Hà Phúc Hoàn nói với BBC: "Website này lập ra không phải để cơ quan chính quyền nhà nước tham gia xử lý từng vụ việc. Mục đích tạo ra nhằm thu thập dữ liệu, xác định nguyên nhân, thực trạng, lý do đưa và nhận hối lộ từ đó có những thay đổi về mặt vĩ mô".
"Nó còn là kênh trao đổi, tương tác hai chiều giữa chính quyền và người dân, từ đó, có thể tư vấn giúp nhà nước xây dựng hoặc thay đổi chính sách phù hợp hơn."

HÀNG NGHÌN NGƯỜI TRUY CẬP

Theo anh Hoàn, ý tưởng hình thành website này dựa trên một trang web của Ấn Độ có tên là ipaidabribe.com.
Ra đời từ tháng 7/2011, hiện trang web này mỗi ngày có khoảng 1.000 người viếng thăm (unique visitors) với hơn 30.000 lượt xem nội dung.
Người dân có thể đăng tải các thông tin về những vụ việc tham nhũng, nhũng nhiễu đòi hối lộ mà họ gặp phải, thí dụ "Thanh tra giao thông thuộc sở giao thông vận tải TP HCM nhận hối lộ tại trụ sở", hay "Mất 100 triệu mới vào làm được ở bệnh viện huyện"...
Hà Phúc Hoàn cho rằng website toidihoilo.com "là công cụ chia sẻ, không phải công cụ cho chống phá, nói xấu cá nhân, người chia sẻ thông tin sẽ không có được lợi ích trong việc cung cấp sai thông tin nên thông tin đưa lên sẽ là trung thực".
Anh cho rằng mục đích chính không phải là xử lý từng trường hợp đơn lẻ, mà là "thay đổi về chính sách, nhận thức của người dân".
Ví dụ nói về việc cảnh sát giao thông lạm quyền, chặn xe lấy tiền hối lộ, thay đổi chính sách có thể dẫn tới việc quy định người vi phạm phải nộp tiền phạt qua ATM, qua tiền điện hàng tháng hay các hóa đơn chi tiêu gia đình khác.
"Cách thức này có thể chấm dứt tình trạng đưa và nhận hối lộ của cảnh sát giao thông."
Ngoài website, nhóm chủ dự án còn lập một trang trên mạng xã hội Facebook với phương châm Vì một xã hội minh bạch.

Trao 6,6 tỷ đồng cho sáng kiến phòng, chống tham nhũng

Chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng (PCTN) Việt Nam 2013 (VACI 2013) hôm qua tổ chức lễ công bố và trao giải thưởng cho 24 đề án xuất sắc nhất trong 40 đề án được lọt vào vòng chung khảo nhằm tôn vinh và hỗ trợ những sáng kiến này trong quá trình triển khai tại cộng đồng, góp phần giảm thiểu tham nhũng.


Bức tranh sinh động về khả năng PCTN của cộng đồng

Các đề án tham dự VACI 2013 tập trung vào việc PCTN trong nhiều lĩnh vực bao gồm y tế, giáo dục, thủ tục hành chính, tuyển dụng, với nhiều giải pháp, từ thông tin tuyên truyền, minh bạch hóa thông tin cho đến các giải pháp tin học, tự động hóa... đã mang đến một bức tranh sinh động về khả năng của cộng đồng, tạo hiệu ứng tốt góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng, chống và đẩy lùi tham nhũng.
Mỗi đề án đạt giải sẽ nhận được khoản tài trợ theo đề xuất của chủ đề án, tối đa là 300 triệu đồng để triển khai và thực hiện ý tưởng đã nêu trong đề án tại các địa phương khác nhau trong cả nước. Như vậy, tổng giá trị giải thưởng được trao năm nay là hơn 6,6 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ công bố và trao giải, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh, những ý tưởng sáng tạo đã được trao giải khi được thực hiện thành công sẽ có sức lan tỏa, tạo nên những tác động có tính hệ thống và lâu dài, góp phần tích cực giải quyết triệt để tình trạng tham nhũng nói riêng và những vấn đề thực tiễn về minh bạch, liêm chính, trách nhiệm đang đặt ra trong cộng đồng nói chung.
Theo Tổng Thanh tra, những Đề án dự thi chưa được lựa chọn trao giải trong Chương trình lần này không có nghĩa ý tưởng, sáng kiến đó không tốt. Đối với Thanh tra Chính phủ, tất cả 130 sáng kiến, ý tưởng tham gia cuộc thi VACI 2013 đều đã có những đóng góp quan trọng cho cuộc đấu tranh PCTN đầy khó khăn, phức tạp hiện nay.

“Tôi đi hối lộ”
Các đề án đoạt giải đã thể hiện những ý tưởng phong phú, đặc sắc nhất của các tác giả, tập thể tác giả đến từ mọi miền của đất nước. Mỗi đề án có thể xuất phát từ những vấn đề thực tiễn của địa phương, cơ quan, tổ chức của mình hoặc phát triển từ những ý tưởng, sáng kiến đã được ứng dụng thành công trong thực tiễn trên thế giới và trong nước với những phương pháp, cách làm mới, sáng tạo hơn, hiệu quả hơn, hứa hẹn mang lại những đóng góp thiết thực nhất cho công cuộc PCTN.
Một trong số những đề án nhận được rất nhiều sự quan tâm tại VACI 2013 là Đề án “Tôi đi hối lộ” (www.toidihoilo.com) do ông Hà Phúc Hoàng làm Chủ nhiệm. Với phiên bản gốc từ Ấn Độ, ngay khi thành lập trang web này, các thành viên Đề án đã xây dựng các cơ sở dữ liệu về tên người theo hướng sàng lọc những thông tin về cá nhân để tránh việc lợi dụng đưa thông tin về tham nhũng để mà nói xấu, hay bôi nhọ danh dự cá nhân.
Ngoài ra, một hệ thống dữ liệu cũng được thiết lập để người đưa thông tin phản ánh về tham nhũng không phải khai báo về cá nhân mình, giúp bảo mật và bảo vệ cho người đưa thông tin. Từ khi hoạt động cho đến nay thì trang web chủ yếu nhận được phản ánh của người dân về tham nhũng trong các lĩnh vực giao thông, giáo dục và y tế.
Điểm nổi bật là qua dữ liệu của trang web có thể xác định trong một năm dữ liệu về một ngành như cảnh sát giao thông nhận bao nhiêu hối lộ, tổng số tiền nhận là bao nhiêu…
Hoàng Thư/ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét