Ngày Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết TS Bá khuyên Bộ trưởng Thăng bỏ 'đường sắt đồ cổ'
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
TS Bá khuyên Bộ trưởng Thăng bỏ 'đường sắt đồ cổ'
- TS Trần Đình Bá đã có thư trả lời Bộ trưởng GTVT liên quan đến kiến nghị bỏ đường sắt 'cổ điển', tập trung cho đường sắt tốc độ cao. VietNamNet xin lược ghi nội dung bức thư với hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản biện để có một phương án tốt nhất cho sự phát triển đường sắt Việt Nam
Đường sắt khổ 1 mét không thể có tốc độ 120 km/h !
Sau thảm họa lật tàu Dầu Dây – Đồng Nai 1983 làm trên 200 người chết và các cú lật tàu thê thảm kinh hoàng S1, E1 …thì từ năm 2004 Bộ GTVT đã có “sáng kiến khẩn cấp” thực hiện ngay dự án lớn 26.500 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD, thời giá lúc đó) để đưa tà vẹt ngoại - tiêu chuẩn Nhật Bản 1.067 cắt ngắn thành 1 mét thay thế loại tà vẹt bê tông 2 cục mét với mục đích tăng tốc 120 km/h để có tốc độ trung bình 80-90km/h .
Bộ GTVT và Đường sắt VN lúc đó tuyên bố “Đến năm 2010 Việt Nam sẽ có ĐS tốc độ 120km/h - hành trình Bắc Nam là 15 giờ”. Song, đến nay thời gian vượt quá 3 năm mà hành trình Bắc Nam vẫn 32 tiếng… Như vậy, dự án “Tân trang đường sắt cổ “ suốt 9 năm mang lại vẫn chỉ là “đường sắt tốc độ thấp” , nghĩa là tốc độ trung bình không thể vượt qua 50 km/h, hành trình Bắc – Nam vẫn chỉ là 32 tiếng.
Nâng cấp đường sắt khổ 1 mét bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực là sai lầm nghiêm trọng về cả luận chứng kinh tế lẫn kỹ thuật công nghệ đường sắt từ những năm 2004 do thời kỳ đó khi thực hiện dự án nâng cấp đường sắt 2 tỷ USD không thông qua Quốc hội và phản biện khoa học.
Có thể nói, “sáng kiến đánh bóng đường sắt cổ vật" giống đúc như kiểu tân trang ụ tàu, tàu biển… của tư duy “tân trang đồ cổ “ tồn tại ba thập niên qua ở Bộ GTVT!
“Đường sắt đồ cổ" sau khi “tân trang" lại ngốn thêm 1.200 tỷ đồng hàng năm tiền thuế đóng góp của toàn dân để duy trì hoạt động cứ như “chiếc túi không đáy” của nền kinh tế .
Như vậy, tham vọng 120 km/h đã “tiền mất tật mang", còn để lại hệ lụy cho nhiều thế hệ, bức tử cả sự nghiệp khoa học công nghệ GTVT. Khổ đường sắt 1 mét đang là "hàm chặn trên" (limitted upper) chặn đứng mọi nỗ lực sáng tạo của hàng trăm Tiến sỹ Bộ GTVT.
Nay, “Tiếp tục nâng cấp khổ 1 mét tốc độ tối đa 120km/giờ để đạt tốc độ bình quân 100km/giờ" khác nào tiếp tục sai lầm vì bởi không ai dám “liều mình" ngồi lên để thử nghiệm tốc độ 120 km/h trên “đường sắt đồ cổ" chỉ 1 mét vì đó là “tốc độ tử thần”.
Cho đến nay, chưa có một ai dám đứng ra nhận “Sáng kiến nâng cấp đường sắt khổ 1 mét để đạt tốc độ 120km/h" là của mình để chịu trách nhiệm về thiệt hại do sai lầm cả về luận chứng kỹ thuật lẫn kinh tế, an toàn xã hội và cả QP-AN.
Phải xóa sổ “đường sắt đồ cổ" để có chỗ cho tốc độ cao!
Sau “đổi mới" 1986, tất cả các bộ ngành đều thành công lớn, vậy mà Bộ GTVT thất bại nặng nề do “Đổi mới nửa vời với bảo tàng 3200 km đường sắt cổ" khổ 1 mét.
Đến nay, dự án đường sắt “tân trang đồ cổ" đã thất bại, lời tuyên bố hùng hồn “đến năm 2010 hành trình đường sắt Bắc - Nam chỉ còn 15 tiếng đã “cuốn theo chiều gió“!
Với 3.200 km chạy dọc đất nước, đường sắt nước ta có giá trị tuyệt vời như một động mạch chủ nuôi sống cơ thể. Đường sắt là kho tài sản quốc gia khổng lồ trên 30 tỷ USD nên không thể được phép biến thành “đường sắt cổ vật”, “bảo tàng đường sắt” hay như tàu biển đồ cổ để bán phế liệu!
Tôi khẩn thiết đề nghị rằng chỉ cần đầu tư vào đó 5 đến 6 tỷ USD (chỉ chiếm 10% GDP) thì “lượng đổi – chất đổi", chúng ta sẽ có hệ thống đường sắt hiện đại tốc độ cao mà giá trị sử dụng cũng như giá trị tài sản quốc gia tăng gấp nhiều lần .
Thảm họa mỗi năm 12.000 người chết, 30.000 người bị thương, thiệt hại kinh tế 2 tỷ USD có nguyên nhân từ việc kìm hãm đường sắt khổ hẹp lạc hậu kéo dài làm “vỡ mặt trận đường sắt”, kéo theo hệ lụy quá tải gây thảm họa giao thông trên đường bộ!
“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”!
Hệ thống đường sắt 3.200 km chính là đường sắt quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt về chiến lược kinh tế xã hội lẫn QP – AN.
Hủy các dự án đường sắt cao tốc để làm đường sắt quốc gia tốc độ cao là một sáng suốt hợp lòng dân thì mong Bộ trưởng hãy hủy dự án “Tân trang đường sắt cổ vật” để tránh tổn thất nặng nề về kinh tế và hệ lụy “rác công nghệ đường sắt”, để nhanh chóng mở rộng đường sắt quốc gia 1 mét thành 1.435mm tốc độ cao 150-200 km/h .
Biến đường sắt khổ 1 m thành đường sắt quốc gia 1.435m tốc độ cao làm “Trục giao thông quốc gia” có ý nghĩa đặc biệt trong chiến lược Chính trị - Kinh tế - Xã hội - QP – AN.
Mở rộng đường sắt quốc gia 1.435 m tốc độ cao sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan và thông minh.
Hành trình Hà Nội – TP.HCM 12- 15 tiếng sẽ là hiện thực sinh động, là khát vọng toàn dân đang thu hút sự quan tâm của tất cả các đại biểu QH và cả cộng đồng. Nếu được Bộ trưởng Bộ GTVT nhanh chóng đặt lên bàn Chính phủ và Quốc hội thì “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Vũ Điệp(lược ghi)Đúng là cách tư duy điển hình của đám quan liêu và quan tham (tham vì muốn dùng tiền ngân sách vào việc có lợi cho nhóm của mình dù biết rằng điều đó không có lợi cho đất nước):
Bộ trưởng Thăng phản hồi về 'đường sắt đồ cổ'
- Sau khi nhận được những ý tưởng bỏ ‘đường sắt đồ cổ’ để chuyển sang đường sắt tốc độ cao, Bộ GTVT và cá nhân Bộ trưởng Đinh La Thăng đã phản ứng như thế nào?
Trong thư trả lời đóng góp ý tưởng mở rộng đường sắt khổ 1.435 của TS Trần Đình Bá, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có văn bản phúc đáp.
Theo Bộ trưởng Thăng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đang nghiên cứu lập điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển tổng thể ngành GTVT đường sắt để trình Thủ tướng phê duyệt.
Bộ trưởng GTVT khẳng định ý tưởng của ông Trần Đình Bá cùng các đóng góp của cá nhân, tập thể khác sẽ được cập nhật để xem xét nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển đường sắt. |
Trong đó, trục giao thông vận tải đường sắt Bắc – Nam được định hình theo hướng: Ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam nhằm khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt hiện có đảm bảo tốc độ chạy tàu bình quân 80-90km/h đối với tàu khách và 50-60km/h đối với tàu hàng.
Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi Bắc – Nam, khổ đường 1,435m với tốc độ từ 160km/h – dưới 200km/h, chạy chung cả tàu khách và tàu hàng.
"Chiến lược phát triển đường sắt phải phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, chiến lược phát triển GTVT từ nay đến 2020 và có tầm nhìn đến 2050 phù hợp với đặc thù của ngành. Phát triển GTVT đường sắt cần có bước đi phù hợp, khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có” – thông tin trả lời TS Trần Đình Bá khẳng định.
Theo ông Đinh La Thăng, hiện đang nghiên cứu đầu tư khu xây dựng các tuyến đường sắt hiện đại, gắn kết chặt với phương thức GTVT khác, phát huy lợi thế, phục vụ hiệu quả cao nhất cho sự phát triển của đất nước.
“Bộ GTVT xin cảm ơn ông Trần Đình Bá đã quan tâm và đóng góp ý tưởng cho lĩnh vực phát triển ngành GTVT đường sắt. Ý tưởng của ông cùng các đóng góp của cá nhân, tập thể khác sẽ được cập nhật để xem xét nghiên cứu trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển đường sắt” – ông Thăng nói.
Vũ Điệp
Cập nhật: 06:00 | 01/07/2013
- "Tuy không phải là người làm trong ngành GTVT, lại càng không phải là bà con họ hàng Bộ trưởng Thăng nhưng tôi thấy rất mừng là Bộ GTVT đã biết tiếp thu, xuống thang từ đường sắt “cao tốc” thành đường sắt “tốc độ cao”.
Cách đây gần 2 năm, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam với tốc độ 300-400Km/giờ với kinh phí khoảng 55 tỷ USD (nghĩa là bằng 1/2 GDP của cả nước).
Nhiều nhà khoa học đã phân tích là đất nước còn bao nhiêu việc cần chi tiêu, không thể chấp nhận bỏ ra một nửa GDP để làm đường sắt, vả lại cần đến tốc độ cao như thế để làm gì? Trong khi đó, thời gian của dân Việt Nam đâu có thiếu, nếp sống của người Việt Nam còn mang nặng tính tuỳ tiện, tai nạn lớn là cái cầm chắc.
Nên tu bổ đường sắt cũ để duy trì tốc độ 80-90km/h. Còn nếu muốn đi nhanh, người dân đã có máy bay (Ảnh minh họa) |
Cần nhanh thì đã có máy bay: Hà Nội – Vinh. Hà Nội - Đồng Hới, Hà Nội - Huế, Hà Nội - Đà Nẵng, Hà Nội - Nha Trang, Hà Nội TP - Hồ Chí Minh ... cho nên, thật may mắn là phương án đó đã không được Quốc hội chấp nhận.
Tuy không phải là người làm trong ngành Giao thông Vận tải, lại càng không phải là bà con họ hàng Bộ trưởng Đinh La Thăng nhưng tôi thấy rất mừng là Bộ GTVT đã biết tiếp thu, xuống thang từ đường sắt “cao tốc” thành đường sắt “tốc độ cao”.
Tôi thấy phương án của Bộ GTVT là hợp lý và có thể chấp nhận được và đề xuất của ông Trần Đình Bá là rất tốn kém không khả thi vì những lý do sau đây:
1. Phương án của Bộ GTVT hợp lý ở chỗ:
- Tận dụng đường sắt cũ, duy trì tốc độ 80-90km/giờ cho tàu khách, 50-60km /giờ cho tàu hàng (theo tôi chỉ cần 75km/giờ cho tàu khách, 50km/giờ cho tàu hàng, vì càng tăng tốc độ càng nguy hiểm và gây nhiều tốn kém). Như vậy là chỉ cần bỏ ra ít tiền thôi để tu bổ là ta vẫn có cái dùng ngay.
- Xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435m tốc độ 160km đến dưới 200km/giờ Đường mới này sẽ được làm dần dần tuỳ theo khả năng kinh tế của đất nước.
Trong khi chưa có đường sắt khổ rộng thì củng cố để tạm dùng đường cũ. Khi có đường mới rồi thì đường cũ vẫn dùng nhưng chủ yếu là để chở hàng, hoặc cho bà con làm tàu chợ vì khối lượng hàng hoá bắc nam là vô cùng to lớn, chuyên chở bằng côngtennơ đường dài rất nguy hiểm gây nhiều tai nạn như ta đã từng thấy.
Như vậy là vận tải đường sắt Bắc Nam luôn được duy trì không bị gián đoạn, ách tắc.
Việc làm đường sắt mới rộng, củng cố duy trì đường sắt cũ nó cũng giống như đường bộ, ta vừa có đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và vẫn duy trì đường số 5 cũ, cũng giống như ta vừa có đường số 1 lại vừa có đường Hồ Chí Minh. Tất cả đều được huy động để sử dụng.
2. Đề xuất của ông Trần Đình Bá khó khả thi và vô cùng tốn kém ở chỗ:
Nếu mở rộng đường sắt cũ từ 1m lên 1.435m đưa tốc độ từ 50-60km/giờ như hiện nay lên 150-200km/giờ thì phải làm các việc sau đây:
- Nền đường cũ không đảm bảo, phải làm nền mới.
- Phải thay lại toàn bộ tà vẹt và đường ray.
- Phải bỏ hết đầu tầu toa xe cũ.
- Phải sửa, mở rộng thậm chí phải làm mới một số cầu đường sắt hiện có.
- Phải mở rộng đường cua vì với tốc độ cao, các đường cua hiện nay không đảm bảo.
- Phải giải phóng mặt bằng 2 bên đường, vì đã mở rộng đường sắt thì không thể chấp nhận nhà ở 2 bên bám sát đường tàu.
- Vận chuyển bị gián đoạn.
- Với tốc độ cao như vậy mà nhà dân san sát như hiện nay thì tai nạn sẽ là rất khủng khiếp.
À, mà tôi không rõ, ông Bá nói mỗi năm 12.000 người chết, 30.000 người bị thương vì đường sắt, không hiểu ông Bá lấy số liệu ở đâu, ông Bá lại còn nói đã chi 2 tỷ USD cho việc tu bổ đường sắt hàng năm, tôi muốn Bộ Giao thông Vận tải cho biết số liệu này có chính xác không?
Ông Bá nói dự án cải tạo đường sắt cũ Bắc Nam là “bảo vệ đường sắt đồ cổ”, tân trang đồ cổ, rằng nó vô cùng tốn kém, không khác nào mua ụ nổi, Vinaline, Vinashine... kể ra nói như vậy cũng hơi quá đáng.
Nhưng dù sao thì tôi cũng rất hoan nghênh tinh thần đóng góp xây dựng của ông Bá. Người có tâm với đất nước như thế cũng là rất quý.
Độc giả Xuân Hải http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/128863/-khong-ho-hang-voi-bo-truong--nhung-toi-mung-vi-bo-tiep-thu--.html
- Kính gửi Độc giả Xuân Hải, các đề xuất của độc giả tôi thấy còn đôi điều bất hợp lý, tác giả nên lưu ý, là Ông Bá đề xuất mở rông khổ đường sắt, như vậy thì không phải thay đường ray, không phải mở rộng cầu và đường. Bởi vì mở rộng khổ đường sắt thôi, chứ đâu mở rộng toa xe đâu mà cần làm thêm những cái đó.Gửi lúc 01/07/2013 10:38
- Đường sắt VN nên học tập kinh nghiệm của Tổng Cục Bưu điện khi xưa "đi tắt đón đầu". Cứ loay hoay tu sửa chỉ tốn tiền và mãi mãi sẽ tụt hậu.Gửi lúc 01/07/2013 10:30
- Nếu cứ để chuẩn đường sắt 1 m thì làm sao đường sắt Việt nam kết nối được với hệ thống đường sắt Asean và thế giới , đáp án của ông Bá là khả thi nhất cho hoàn cảnh kinh tế và giao thông Việt nam hiện nay .Gửi lúc 01/07/2013 10:27
- Đường sắt mình tồi tệ quá , bao nhiêu đời bộ trưởng giao thông mà không hề có cải thiện gì chỉ đi lùi . Đọc thư của tiến sỹ Bá tôi thấy có niềm tin . Mong Bộ trưởng Thăng biết lắng nghe để tổ chức một hội thảo khoa học toàn quốc cho nhân dân được đóng góp sáng kiến , ý kiến để cải thiện nhanh chóng đường sắt . Cứ ngâm cứu đường sắt tốc độ cao thì 100 năm nửa cũng không thể có ! Xin cảm ơnGửi lúc 01/07/2013 10:18
- ý kiến của ông Hải không ổn rồi, tư duy kiểu như ông thì biết bao giờ VN mới đảm bảo cho hàng hóa lưu thông nhanh như các nước trong vùng, tạo đ/k cho kinh tế tăng tốc, còn cách làm như thế nào đã có các nhà khoa học và chuyên gia người ta sẽ tính toán ra phương án tiết kiệm tận dụng đường sắt cổ và phát huy hiệu quả đường sắt mới, chuyện nâng cấp đầu tư mới tất nhiên phải tốn tiền.Gửi lúc 01/07/2013 09:59
- Tại sao các ông cứ bảo vệ cái đường sắt khổ 1 mét mà lại đòi tăng tốc độ chay tàu, Bộ GTVT cũng muốn bảo vệ "đường sắt đồ cổ" khi muốn làm thêm 1 chiều đường sắt khổ 1 mét ? Thế giới người ta thải hồi đường sắt khổ hẹp ví lý do kém an toan và tốc độ thấp. TQ cũng đã bỏ còn các vị "khoái" thì chắc là sẽ "mua" đồ của TQ thôi. Hữu hảo "giúp nhau" mua đồ cũ, ông Xuân Hải cho rằng ông Bá nói quá, chúng tôi là Dân, các vị dùng tiền thuế của chúng tôi để đầu tư "đổ cổ" để làm gì ?Gửi lúc 01/07/2013 09:38
- Đọc bài ông hải mà thấy buồn cười , dở nông dân dở trí thức , cứ như học trò cãi thầy giáo . Đường sắt khổ 1 mét người ta đã vứt đi lâu rồi , ông còn giữ lại làm tài sản quốc gia à . Tôi buồn cười vì ông không có họ hàng gì với Bộ trưởng Thăng ! Xin cảm ơn !Gửi lúc 01/07/2013 09:34
- Công nhận là đầu máy, toa xe có thể chỉnh sửa lại bánh để chạy được trên đường 1435mm nhưng sửa hay mua mới thì lại là chuyện khác. Ngày xưa nước ta còn nghèo, pháp còn xây được đường sắt, thế mà chúng ta không làm nổi, không hiểu tại sao!?Gửi lúc 01/07/2013 09:31
- TÔI UNG HO ONG BÁ, CỨ NHƯ ONG HẢI THI BIẾT BAO GIO VIỆT NAM MOI PHÁT TRIỂN. TRANH TINH TRẠNG NĂM NÀO CŨNG THIẾU VÉ TÀUGửi lúc 01/07/2013 09:27
- Ông Hải chỉ thấy trước mắt với tư duy "cái ao làng". Tôi phản đối ý kiến của ông và hoàn toàn ý kêến ủng hộ của nhà khoa học của ông Bá. Hoan Nghênh
- Toi ung ho ông tran dinh ba ông hai nay tư duy như the thi viet nam minh 1000 nam nua duong sát van the.Gửi lúc 01/07/2013 08:17
- Bác Hải này đã đọc mà chưa hiểu bài viết của ông TĐB.Gửi lúc 01/07/2013 08:08
- Làm đường sắt khổ 1435mm răng mà phải thay đầu máy, toa xe, đường ray, nới khổ cầu??? không biết thì dựa cột mà ngheGửi lúc 01/07/2013 07:51
- Vừa qua trên diễn đàn tranh luận nhiều về khổ đường sắt nào là phù hợp, ai cũng cho mình là có lý biết nhiều...theo tôi không quá khó để đưa ra đáp án, ông Đinh La Thăng nên tổ chức hội thảo khoa học công khai về vấn đề này, các nhà khoa học sẽ đưa ra những chứng cứ khoa học để bảo vệ quan điểm của mình. Tài liệu nào khoa học nhất, khả thi nhất, có tầm chiến lược nhất sẽ được chọn. Trên cơ sở các tài liệu khoa học, ông Thăng phải quyết chính kiến của mình chọn một phương án cụ thể, ông phải thể hiện bản lĩnh của mình là một tư lệnh trên lĩnh vực giao thông và chịu trách nhiệm về quyết đoán của mình.Gửi lúc 01/07/2013 06:48
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét