Ngày Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Gọi lên hỏi hai câu là lòi mặt tham nhũng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Để làm cho ra nhẽ đồng tiền đó cũng chẳng khó gì. Nếu vợ hay con của quan chức có vốn kinh doanh hàng chục, hàng trăm tỉ đồng thì cơ quan điều tra hay cơ quan phòng chống tham nhũng chỉ mời lên hỏi hai câu là minh bạch. Câu thứ nhất: Nguồn gốc tiền từ đâu? Câu thứ hai: Nếu tự thân làm ra thì đóng thuế ở đâu? Xong.
Gọi lên hỏi hai câu là lòi mặt tham nhũng
Tại hội thảo “Sáng kiến của các tổ chức xã hội (CSOs) trong việc thúc đẩy minh bạch và trách nhiệm giải trình” được tổ chức tại Hà Nội chiều 27/8, một giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường phòng chống tham nhũng đó là, những lãnh đạo giàu nhanh phải giải trình được nguồn gốc tài sản.Thực ra, giải pháp này chẳng có gì là sáng kiến, ý tưởng gì mới, nó cũ rích so với các nước văn minh. Ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… quan chức mua căn nhà là cả nước biết và tất nhiên biết rõ đồng tiền đó từ đâu ra.
Ví dụ, tháng 4.2013, hãng thông tấn Nga Intar Tass đưa tin, Tổng thống Putin và Thủ tướng Medvedev nộp báo cáo kê khai tài sản cá nhân năm 2012 và từ ngày 2/4 mọi người đều có thể tra cứu thông tin trên Intenret về tài sản cá nhân của 2 ông. Cụ thể, Tổng thống Nga Putin đang sở hữu một căn hộ diện tích mặt bằng 77 m2, 3 chiếc xe hơi do Nga sản xuất và 1 chiếc xe kéo ô tô, thu nhập năm 2011 của Putin khoảng 116 ngàn USD. Mở ngoặc, lương này thấp hơn Giám đốc doanh nghiệp công ích của TPHCM, 2,6 tỉ đồng/năm, đóng ngoặc.
Còn ở Việt Nam, quan chức ở nhà biệt thự triệu đô là chuyện thường. Một câu rất đáng hỏi: Tiền đâu ra? Nhưng cũng chẳng ai hỏi mà làm gì. Không ai có thể biết được tài sản của họ. Sự minh bạch và công khai không có ở chỗ này.
Như thế nào là giàu nhanh và như thế nào là giàu chậm? Trên thực tế, chẳng quan chức nào dại dột đứng tên tài sản, mà con cái cháu chắt đứng thay, hoặc tuồn tiền cho vợ con kinh doanh, làm giám đốc công ty này, chủ tịch công ty kia. Nhưng để làm cho ra nhẽ đồng tiền đó cũng chẳng khó gì. Nếu vợ hay con của quan chức có vốn kinh doanh hàng chục, hàng trăm tỉ đồng thì cơ quan điều tra hay cơ quan phòng chống tham nhũng chỉ mời lên hỏi hai câu là minh bạch. Câu thứ nhất: Nguồn gốc tiền từ đâu? Câu thứ hai: Nếu tự thân làm ra thì đóng thuế ở đâu? Xong.
Con cái, cháu chắt đứng tên tài sản, biệt thự cũng hỏi như thế. Chuyện rõ như ban ngày, mới nứt mắt, tí tuổi, vừa học đại học xong thì làm gì để có hàng trăm tỉ đồng đầu tư bất động sản hay đóng cổ phần ở các tập đoàn. Tiền đó không phải của cha mẹ tuồn cho thì tiền trúng số hay sao?
Cha mẹ của quan chức, có người đã quá già, có người đã về hưu, bổng dưng mua được lô đất to, xây biệt thự hoành tráng, hoặc mua một căn hộ chung cư cao cấp hàng chục tỉ đồng. Tiền đâu ra vậy, chẳng lẽ lương hưu mua được villa!
Nói quá nhiều, bàn quá nhiều về phòng chống tham nhũng nhưng những chuyện rất đơn giản là giải trình tài sản vẫn chưa làm. Nếu cứ thẳng băng từ trên xuống dưới, quan chức nào cũng phải kê khai và giải trình nguồn gốc tài sản của bản thân, vợ, chồng, con cái, cha mẹ thì sẽ vạch mặt được tham nhũng ngay. Nhưng có làm đâu và tại sao không làm?
Hệ thống luật pháp của Việt Nam đủ để chống tham nhũng, trị tham nhũng. Nhưng án tham nhũng bị phá quá ít, xử lại quá nhẹ. Bắt một kẻ tham nhũng thì ồn ào cả nước, nhưng sau đó im lặng, thay đổi tội danh dần dần để chịu án con con.Vậy thì chống tham nhũng đến bao giờ cho xong.
Nói như đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền, chống tham nhũng như quét rác cầu thang. Phải quét từ trên xuống, quét dưới lên biết bao giờ mới sạch.
Lê Chân Nhân(Dân Trí)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét