Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Lạm phát ở Việt Nam có gì đặc biệt

Ngày Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Lạm phát ở Việt Nam có gì đặc biệt
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Lạm phát ở Việt Nam có gì đặc biệt
1/Lạm phát về kinh tế.

Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2012 lạm phát với tốc độ phi mã.Lạm phát đáng lo ngại đã trở thành căn bệnh trầm kha, nguyên nhân có nhiều khách quan có chủ quan có, nhưng nếu những nhà điều hành vĩ mô biết lường được khó khăn từ bên ngoài không nóng vội duy ý chí lấy chỉ tiêu tăng trưởng GDP cao làm động lực và hình như tăng trưởng bằng mọi giá. 
Điều này được minh chứng bằng báo cáo của người đứng đầu Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ VI vừa qua. Theo báo cáo của người đứng đầu Chính phủ tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là trên 30%/năm giảm còn 12,5% năm 2011 và 22,5% năm 2012; 10,53% trong 9 tháng đầu năm 2013, ước cả năm khoảng 16%. Tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 33,3%/năm, giảm còn 14,45% năm 2011 và 8,85% năm 2012; 6,82% trong 9 tháng đầu năm 2013, ước cả năm khoảng 12%.

Trong giai đoạn 2008 - 2010, với tổng mức đầu tư toàn xã hội/GDP bình quân 38,6%/năm, mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,1%/năm; giai đoạn 2011 - 2013 với tổng mức đầu tư toàn xã hội/GDP bình quân giảm còn khoảng 31%/năm, giảm 7,6% so với giai đoạn 2008 – 2010.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 33,3%/năm, nhưng năm cao năm thấp có năm tới 40%, tổng mức đầu tư toàn xã hội/GDP bình quân cực cao gần 40%/năm,với dòng vốn khủng như vậy đổ ra thị trường nó là nguyên nhân để đẩy chỉ số CPI giai đoạn này phi mã có năm tăng cao tới gần 20%(năm 2008 là 19,9%,năm 2011 là 18,58%), lượng tiền cung ra cũng như lượng vốn đầu tư quá lớn khiến thị trường bất động sản rất nóng giá cả bất động sản leo thang hàng ngày là nguyên nhân vỡ bong bóng bất động sản từ năm 2011 đến nay, khiến thị trường bất động sản choáng váng nhiều doanh nghiệp phá sản kéo theo nợ xấu tăng vọt, thị trường chứng khoán biến động thất thường và tụt giốc thảm hại.

Để có lượng lớn tiền cung ra thị trường, trong lúc thu từ ngân sách không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu Chính phủ phải ngoài việc móc túi dân lần 2 (lần 1 là thuế phí các loại) là bội chi ngân sách ở mức cao còn phải ăn mày tương lai (vay) để đầu tư đẩy nợ công lên mức báo động. Trong báo cáo trình trước Quốc hội kỳ họp thứ 6 vừa qua Thủ tướng vẫn khẳng định nợ công của ta ở mức an toàn, nhưng rất nhiều Nghị sỹ khẳng định nợ công đã ở mức báo động vì ta đã phải đi vay để đáo nợ, tức là không có khả năng trả nợ đúng hạn, nếu không đi vay để đáo nợ thì vỡ nợ.

2/ Lạm phát Thứ trưởng:

Theo quy định thì mỗi Bộ có tối đa 4 Thứ trưởng, nhưng dư luận và báo chí đưa tin có 11 Thứ trưởng trong một bộ, Bộ trưởng nội vụ sau đó xác nhận con số tối đa là 9 Thứ trưởng trong một bộ. Không biết báo chí đúng hay Bộ trưởng nội vụ đúng, nhưng ta hãy tin ông Bộ trưởng nội vụ xác nhận 9 thứ trưởng trong một bộ đã là con số khủng vì nó hơn gấp đôi quy định vậy ai là người tham mưu đề nghị bổ nhiệm, ai là người ký Quyết định bổ nhiệm, trách nhiệm của họ ra sao, họ vô can?

Điều đáng nói số quan lớn nhiều nhưng công việc rất bê trễ. Ta hãy điểm một số lĩnh vực như; xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông, có rất nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và của. Chất lượng công trình xây dựng, công trình giao thông quá kém nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã hỏng nặng. Trong an toàn vệ sinh thực phẩm nạn dùng nguyên liệu để chế biến thức ăn không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, ngâm tẩm hóa chất không thể kiểm soát, hàng giả hàng nhái tràn lan. Về y tế nhiều trẻ em sau khi tiêm phòng đã chết, nhiều sản phụ khi sinh mất cả mẹ cả con không rõ nguyên nhân, quá tải bệnh viện, thuốc giá cao, thuốc giả trà trộn, thẩm mỹ viện chết người vứt xác phi tang, y đức thoái hóa. Kinh tế thì lạm phát phi mã giá cả tăng vọt làm cho đời sống đại bộ phận dân chúng lâm cảnh khốn khó; đạo đức tụt dốc, tệ nạn xã hội phát triển, rất nhiều vụ án nghiêm trọng xảy ra điều đáng lo ngại đối tượng phạm trọng tội là vị thành niên ngày càng tăng.

...vv...vv...

3/ Lạm phát Tướng

Thời bình rồi mà số sỹ quan cấp tướng trong quân đội và công an gấp nhiều lần thời chiến tranh. Thời chiến tranh chỉ cấp Thứ trưởng và Quân khu cùng các quân đoàn, một vài Tổng cục có sĩ quan cấp tướng, sau đến hai thành phố lớn HN và TPHCM có cấp tướng. Nay phải nói hiện tượng lạm phát về tướng rất lớn, có thể nói ra ngõ gặp tướng, nay các Cục của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an rất nhiều tướng, nhiều giám đốc công an các tỉnh và tỉnh đội trưởng là cấp tướng...

Có năm Thủ tướng chính phủ phong mấy chục tướng một lần cho Quân đội và công an.Theo thông kê chưa đầy đủ các năm vừa qua số cấp tướng được phong như sau:

-Ngày 17/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định thăng quân hàm cấp tướng và bổ nhiệm chức vụ cho 49 sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng.

-Ngày 16/12/2011, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Đại Quang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ thăng hàm cấp tướng năm 2011 cho 58 sĩ quan cao cấp Công an Nhân dân.

Theo quyết định này, 7 sĩ quan cấp thiếu tướng được thăng cấp bậc hàm lên trung tướng; 51 sĩ quan từ cấp đại tá lên thiếu tướng.

-Ngày 24/12/2012, Bộ Công an Việt Nam đã làm lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho 48 sĩ quan cấp lãnh đạo trong ngành công an lên nhận hàm cấp tướng.

Số sĩ quan cấp tướng nhiều như thế nhưng tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội và toàn vẹn lãnh thổ luôn bất ổn.

Lạm phát hàng chục cán bộ cấp Thứ trưởng và hàng trăm sỹ quan cấp tướng không những công việc không trôi chảy mà hậu quả rất nặng nề ngoài lương cao trả hàng tháng còn thêm xăng xe, văn phòng làm việc, thư ký phục vụ, đi lại, thăm quan học tập làm việc nước ngoài... thêm tham nhũng, và sau này nghỉ hưu đối tượng này lương hưu rất cao tất cả trăm dâu đổ đầu tằm làm bội chi ngân sách phải tăng thuế đổ lên đầu dân và doanh nghiệp.

4/ Lạm phát thủy điện, lạm phát khu đô thị và khu công nghiệp, lạm phát sân gôn...

Nguyên nhân của những bất cập trên là gì? Tại sao các nước chỉ có lạm phát kinh tế còn Việt Nam ta mọi thứ đều có thể.Theo nhận định của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An là “lỗi hệ thống”, người viết cho rằng nguyên nhân trực tiếp là năng lực và quan đức yếu kém.

Hà Nội, ngày 27/10/2013
Thái Bình (BVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét