Ngày Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Thắp hương xin phép khi thay hoa mộ Đại tướng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Đại tướng linh thiêng sao chưa thấy hiển linh về cám ơn lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tổ chức Quốc tang cực lớn cho mình, bảo vệ mộ mình sau khi an táng, và cám ơn nhân dân đã tưởng nhớ đến mình nhỉ ? Mấy trang mạng đưa tin hàng ngày có cả vạn người tiếp tục đến viếng mộ Đại tướng, nhưng bài này chỉ viết là nêu hàng nghìn. Ảnh chụp kèm theo thấy chỉ thưa thớt vài nhóm người và vài chiếc ô tô lẻ loi đang đỗ trong bãi để xe rộng mênh mông (xem ảnh ngày 23-26.10 ở cuối bài). Xem video mới nhất ở đây (Video nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp).
Những người ngày đêm canh giấc ngủ Đại tướng
"Đại tướng khi sống được bảo vệ như thế nào thì khi an nghỉ cũng được bảo vệ nghiêm ngặt như thế", mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đang được những người lính ngày đêm thực hiện bằng tất cả lòng tôn kính.Những người lính biên phòng trang nghiêm
bảo vệ phần mộ Đại tướng. Ảnh: Nguyễn Đông
bảo vệ phần mộ Đại tướng. Ảnh: Nguyễn Đông
Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp hòa mình vào đất mẹ Quảng Bình, bộ đội biên phòng tỉnh (chủ lực là đồn Roòn) được giao nhiệm vụ coi sóc khu mộ của ông tại Vũng Chùa – Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).
Mỗi khi có đoàn đến viếng, nhóm bộ đội ở ngay dưới chân đồi sẽ hướng dẫn đoàn đăng ký lịch, nhắc nhở mọi người không đặt tiền, đồ lễ... "Chị thông cảm, vào viếng Đại tướng phải ăn mặc chỉnh tề, không được phép mặc quần ngắn", người lính trẻ nói với một phụ nữ vừa từ xe khách bước xuống. Sau phút chốc đỏ mặt vì những ánh nhìn từ xung quanh, chị này lên xe thay trang phục rồi cùng đoàn lên thắp hương trước phần mộ Đại tướng. "Tôi đi du lịch rồi ghé viếng Đại tướng. Về nhà tôi sẽ dặn mọi người để không gặp phải sự cố như mình", người phụ nữ tâm sự.
Trên đoạn đường dẫn lên khu mộ Đại tướng cũng có hai chiến sĩ biên phòng đứng trực, nhắc mọi người đặt hoa ven đường đi để "giảm tải" cho khu mộ, đồng thời hướng dẫn người dân lên xuống đúng đường. Tại vị trí sát ngay dưới chân phần mộ, một người lính làm nhiệm vụ thông báo người đến viếng xếp hàng, nhận hương. Còn phía bên trong kề cận mộ phần, bốn chiến sĩ đứng trang nghiêm giữa dòng người đổ về Vũng Chùa ngày một đông.
Nhận nhiệm vụ chỉ huy tại khu Đại tướng an nghỉ, thượng tá Phạm Xuân Diệu, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, từ chiều ngày 6/10, sau khi ông Võ Điện Biên vào Vũng Chùa chuẩn bị địa điểm an nghỉ cho Đại tướng, các chiến sĩ biên phòng đã được lệnh kiểm soát toàn bộ khu vực, bảo vệ nghiêm ngặt 24/24 giờ và giới hạn người vào ra. Khi gia đình Đại tướng ấn định nơi Người sẽ an nghỉ, 10 lính biên phòng đã được chọn đào huyệt vào ban đêm, ban ngày nghỉ. Đến đêm 11/10, công việc hoàn thành.
"Trước lúc Đại tướng về nằm lại nơi đây, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh khi giao nhiệm vụ cho bộ đội biên phòng Quảng Bình đã căn dặn, Đại tướng lúc còn sống được bảo vệ như thế nào thì lúc Đại tướng an nghỉ cũng phải bảo vệ nghiêm ngặt, chặt chẽ như thế. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng trực tiếp căn dặn phải bảo vệ an toàn tuyệt đối, không để bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến giấc ngủ Đại tướng", thượng tá Diệu kể lại.
"Chúng tôi luôn cảm thấy tự hào và đầy trách nhiệm khi được giao trọng trách bảo vệ giấc ngủ cho Đại tướng tại quê nhà", Thượng tá Phạm Xuân Diệu chia sẻ. Ảnh: Nguyễn Đông
Thấy chiến sĩ của mình thấm mệt sau những đêm dài, thượng tá Diệu hỏi binh nhất Phan Hữu Thế: "Các đồng chí làm có vất vả không?" và xúc động khi nhận được câu trả lời: "Thưa thủ trưởng, một lần trong đời được phục vụ Đại tướng và không bao giờ có lại nữa nên vất vả là điều không đáng nghĩ đến, đổi lại là niềm tự hào".
Khi linh cữu Đại tướng được xe pháo đưa vào Vũng Chùa cũng là lúc hàng vạn người chen chân tiễn đưa vị tướng của lòng dân. “Công việc của anh em chiến sĩ lúc đó căng như dây đàn. Đến 22h30 đêm 13/10 công việc mới tạm ngớt, ai cũng mệt phờ. Lúc đó anh em mới thở phào vì không có bất kỳ sự cố nào trong Quốc tang Đại tướng. Có chiến sĩ bỏ lương khô trong túi nhưng không có cơ hội ăn vì bận làm nhiệm vụ từ 6 giờ sáng đến nửa đêm", thượng tá Diệu nói thêm.
Đêm đầu tiên Đại tướng về với đất mẹ, dòng người vẫn còn lưu luyến chưa muốn rời khu mộ, dù đã đến giờ giới nghiêm. Còn những chiến sĩ biên phòng canh gác bên phần mộ vị Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam theo nhiệm vụ họ không được khóc, không thể yếu mềm nhưng trong ánh mắt hiện hiện sự tiếc thương, lòng tôn kính. Được chọn bảo vệ giấc ngủ của Đại tướng tức là như người nhà của ông, nhất cử nhất động phải thể hiện sự tôn kính hết mực.
Mỗi ca trực, từng tốp chiến sĩ lại thay phiên nhau thắp hương trước phần mộ Đại tướng. Khi thay hoa bên mộ ông, lính biên phòng cũng thắp hương xin phép.
Trung tá Phan Thanh Bổng, đồn trưởng Đồn biên phòng Roòn, người đã có 15 ngày đêm túc trực bên phần mộ Đại tướng, tâm sự rằng anh đã không kìm nén được cảm xúc lòng mình khi chứng kiến từng dòng người về viếng Đại tướng.
Bộ đội tuần tra ở khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến. Ảnh: Nguyễn Đông
"Nhiều người dân từ Nghệ An, Thanh Hóa… túc trực ở Vũng Chùa từ 2 giờ sáng ngày 13/10, mang theo đồ ăn, thức uống để được viếng Đại tướng. Nhìn họ, chúng tôi chỉ biết khóc và dặn lòng mình sẽ phấn đấu cho tròn nhiệm vụ", trung tá Bổng nói thêm.
Hình ảnh cụ bà tuổi cao sức yếu, đi không nổi nhưng vẫn gắng lên để được thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã in sâu vào tâm trí những người lính biên phòng nơi đây. "Nhiệm vụ canh giữ giấc ngủ cho Đại tướng là đặc biệt quan trọng, mỗi người lính luôn cảm thấy tự hào vì trong cuộc đời mình được thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả này", trung úy Nguyễn Ngọc Thanh, đồn biên phòng Roòn chia sẻ thêm.
Bất kể trời mưa hay nắng, đêm hay ngày, từng tốp áo xanh vẫn nghiêm trang, kính cẩn bên mộ vị tướng của nhân dân. "Cũng là bảo vệ mục tiêu, nhưng khu mộ Đại tướng là mục tiêu đặc biệt khi mỗi ngày có hàng ngàn lượt người đến thăm viếng. Anh em cũng căn dặn nhau ngoài việc bảo vệ tốt nhất có thể, cũng tạo điều kiện để người dân được thỏa tâm nguyện của mình", thượng tá Diệu bộc bạch.
Nguyễn Đônghttp://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nhung-nguoi-ngay-dem-canh-giac-ngu-dai-tuong-2901498.html
********
"Thủ tục" thăm viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Theo quy định, người dân đến viếng mộ Đại tướng không được mang theo hương, hoa cũng như tiền vàng.
Các chiến sỹ cảnh vệ cho biết, mỗi ngày có khoảng một vạn người đến viếng mộ Đại tướng.
Không ai được mang theo hương, hoa cũng như tiền vàng vào khu mộ Đại tướng.
Tất cả túi xách, đồ dùng cá nhân cũng đều phải để bên ngoài.
Việc bảo vệ... mộ Đại tướng được chia làm 4 vòng nghiêm ngặt.
Bên ngoài cùng là nơi tiếp đón và hướng dẫn người dân vào thăm viếng.
Đi thêm một đoạn, đến tháp chuông sẽ có cảnh vệ nhắc nhở và hướng dẫn lối đi đúng cho người dân.
Và nơi viếng Đại tướng có lực lượng cảnh vệ đứng gác bên mộ và lực lượng tiếp đón, hướng dẫn người dân khi vào hành lễ.
Mộ Đại tướng đang được che bằng khung kim loại, trên cùng mới bố trí mái hiên che.
Người dân đến viếng mộ Đại tướng sẽ đứng cách mộ
khoảng 3m, được ngăn bởi hàng rào dây.
Mộ Đại tướng đang được che phủ chắc chắn, tránh mưa, nắng.
Lực lượng cảnh vệ thay phiên nhau túc trực 24/24h.
Cận cảnh mộ Đại tướng.
Ảnh chụp ngày 23/10/2013
Trước mộ Đại tướng đặt lư hương lớn và gia đình cùng
lực lượng cảnh vệ thường xuyên nhang khói cho Người.
Con đường lên mộ Đại tướng và bãi đổ xe để đón
người dân đến thăm viếng đang tiếp tục được thi công.
Những ngày gần đây, Quảng Bình thường xuyên xảy ra mưa lớn nên công tác thi công cũng gặp khó khăn. Đội cảnh vệ canh gác mộ Đại tướng cũng được chia làm 4 vòng.
Theo kienthuc.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét