Ngày Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Lan man từ chuyện đặt tên Võ Nguyên Giáp cho đường phố
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Lan man từ chuyện đặt tên Võ Nguyên Giáp cho đường phố
Lại Trần Mai: Đúng như mình đã lo ngại, Ban Tổ chức Lễ quốc tang vừa chính thức kiến nghị Bộ Chính trị giao cho các địa phương nghiên cứu việc đặt tên đường phố mang tên Đại tướng. Để chấp hành quyết định của Bộ Chính trị, các địa phương sẽ buộc phải tìm một con đường hoặc một con phố đẹp bậc nhất trong địa phương mình để đặt tên Võ Nguyên Giáp.Đại lộ Võ Nguyên Giáp ở Vũng Tàu gồm
2 đoạn đường 3-2 và đường 30-4 gộp lại dài 5,9 km
Tuy nhiên, đường mới làm thì có mấy con đường ra hồn (vì chất lượng kém quá), nhiều khi tìm được thì nó lại nằm quá xa trung tâm thành phố. Do đó mình dự đoán các địa phương sẽ đua nhau lấy những con đường đẹp đã có, xóa tên lịch sử cũ đi rồi đặt lại là đường, phố Võ Nguyên Giáp. Trường hợp lịch sự hơn, họ sẽ cắt một đoạn của đường này rồi lấy thêm một đoạn của đường khác để tạo ra thêm con đường thứ 3 rồi đặt tên Võ Nguyên Giáp...
Chuyện đổi tên đường kiểu này đã xảy ra hàng nghìn lần trên khắp cả nước và cũng đã diễn ra trong suốt mấy chục năm qua.
Ở Hà Nội, sau năm 1954 đã có hàng loạt tên phố mang tên người Pháp, địa danh Pháp... bị đổi tên bằng người Việt, địa danh Việt. Điều này mình tán thành, nhưng cũng có những trường hợp có thể xem xét giữ lại nếu những người Pháp đó, địa danh Pháp đó có vai trò lịch sử tích cực với xã hội nước ta (ví dụ những người Pháp có công xây dựng chữ việt, những nhà giáo, bác sĩ...), đặc biệt nếu chúng có tác dụng xây dựng mối quan hệ hữu nghị với nước Pháp sau này. Nhưng mình thất vọng nhất là sau năm 1975, hàng loạt tên phố đẹp, có tính lịch sử lâu đời đã bị bỏ đi, thay bằng tên các bác lãnh đạo mới từ trần.
Phố hiện nay mang tên Tổng bí thư Trường Chinh, trước năm 1987 mang tên đường Chiến thắng B52, còn trước năm 1975 tên là đường Tầu Bay (vì có sân bay Bạch Mai nằm bên cạnh). Phố này thuộc tuyến đường vành đai 2 của Hà Nội, nổi tiếng vì ách tắc giao thông và ngập lụt.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở miền Nam sau ngày 30.4.1975. Đa số các đường phố ở các tỉnh, thành miền Nam bị đổi tên, trong khi có nhiều tên cũ rất hay, mang tính lịch sử vùng miền hay văn hóa, như những tên mang danh các nhà văn, nhà văn hóa, mang danh những người có công trong lịch sử đất nước hoặc mang những đạo lý rất nhân văn (đường Độc Lập, đường Tự Do hay đường Công Lý chẳng hạn).
Mỗi lần có bác nào mất, bọn mình thường bảo nhau thế là thêm một tên phố lịch sử nữa phải biến mất khỏi lịch sử Hà Nội hiện đại. Bọn mình cũng thường bảo nhau tại sao không làm đường mới hay chọn 1 đường chưa có tên để đặt cho bác ấy ? Theo quy định thì 10 năm sau khi bác mất mới được lấy tên bác đặt cho đường phố cơ mà ? Vả lại cần gì cứ phải chọn đường thật to, phố thật đẹp để đặt tên cho bác. Cần gì cứ phải chọn đường thật gần trung tâm thành phố để đặt tên cho bác...
So sánh công lao cao thấp giữa các vĩ nhân rất khó; nhất là đối với các nhà chính trị, nhà quân sự. Trên chính trường (chính trị) hay chiến trường (quân sự), ắt sẽ có kẻ thắng người thua; nhưng chắc gì kẻ thắng đã là người chính nghĩa, kẻ thua đã là người trái nghĩa. Lịch sử đã cho bài học quý: Chiến thắng không luôn có nghĩa là “Đúng”; chiến bại không luôn đồng nghĩa với “Sai”. Đến khi lịch sử lặp lại, chế độ hiện hành bị một chế độ khác thay thế, kẻ thua lại thành kẻ thắng, kẻ thắng buộc phải cúi đầu chấp nhận thất bại. Vậy có phải đổi lại tên đường phố không ?
Mỗi dịp kỷ niệm nào đó, sẽ lại có hàng chục triệu người vui và hàng chục triệu người khác buồn. Có thời lịch sử chính thống và sách giáo khoa dạy trẻ em đều lên án Nguyễn Ánh là kẻ phản quốc, cõng rắn cắn gà nhà; nhưng nay lịch sử đang xem xét lại công lao to lớn của ông đối với sự nghiệp thống nhất đất nước và xây dựng tổ quốc . Ông là người đầu tiên làm ra một nước Việt Nam thống nhất có lãnh thổ chạy từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau bây giờ.
Khi xét lại công lao của ông, sẽ dẫn tới xét lại công lao của hàng loạt danh tướng dưới thời ông mà tên của họ đã được chế độ Sài Gòn đặt cho nhiều đường phố lớn ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Tôi còn nhớ khoảng 7-8 năm đầu giải phóng, một đoạn đường Võ Tánh được cắt ra và đặt tên là đường Trần Quang Diệu. Thật là nực cười vì hai ông là hai danh tướng của hai chế độ đối lập nhau. Theo wikipedia, Võ Tánh là là một danh tướng nhà Nguyễn. Ông có công giúp Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn và mất trước khi nhà Nguyễn chính thức thành lập. Đương thời, ông được xếp cùng với Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp là "Gia Định tam hùng". Trước khi mất, ông là Tổng đốc thành Bình Định. Thành Bình Định ngay sau đó bị đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy huy của Thái Phó của nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu bao vây. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành và chia quân vây bốn mặt, Võ Văn Dũng thì đôn đốc thủy quân phòng giữ cửa Thị Nại. Cuộc bao vây kéo dài đến 14 tháng. Trong thành binh sĩ lâu ngày thiếu lương thực, có người khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây trốn thoát, nhưng ông cương quyết ở lại "Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?". Ông sau đó cho người trao cho Trần Quang Diệu một bức thư, xin tha chết cho quân sĩ trong thành. Ông sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, rồi châm ngòi tự vẫn. Đó là ngày27 tháng 5 năm Tân Dậu, tức vào ngày 7 tháng 7 năm 1801. Khi chiếm được thành, Trần Quang Diệu tỏ ra xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh, sai người tẩm liệm thi hài ông tử tế, rồi theo lời yêu cầu của Võ Tánh, không giết hại hàng binh nhà Nguyễn. Trước 1975, Sài Gòn có hai đường Võ Tánh: một thuộc Phú Nhuận (gần khu mộ Võ Tánh, nay là đường Hoàng Văn Thụ), một là phần thuộc quận 1 của đường Nguyễn Trãi hiện nay.
Vì vậy trên thế giới xa xưa người ta đã rất ít khi người ta lấy tên các nhà chính trị, nhà quân sự làm tên đường phố, địa danh. Xã hội càng phát triển, càng văn minh thì việc làm này càng hiếm. Thậm chí người ta cũng hiếm khi an táng họ trong các điện thờ các vĩ nhân; nơi này thường chỉ để an táng các nhà văn hóa, các nhà khoa học, và họ thường lấy tên các văn hóa, các nhà khoa học để đặt cho các đường phố... Họ là những người có danh, được toàn dân ngưỡng mộ. Không biết những Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng của chế độ ta đã là có danh chưa, được toàn dân trong Nam, ngoài Bắc và kiều bào ở nước ngoài ngưỡng mộ chưa. Việc đổi sao dời, liệu một trăm năm nữa có ai biết các bác nhà ta là ai không ?
Đường, phố được đặt tên mới nhưng có thấy gì mới đâu. Chỉ có cái cũ là mất đi. Người Tây vẫn nói: hãy cho tôi xem cách anh đặt tên đường, tên phố như thế nào, tôi sẽ nói anh là người như thế nào. Này nhé, đặt tên phố số 1, phố số 2,… là những người thực tế (Mỹ); đặt tên phố Sương mù, phố Hai cây sồi, Phố Hoa sữa,… là những người lãng mạn (Pháp, Thụy Sĩ...); còn đổi tên xoành xoạch là những kẻ cơ hội và bạc bẽo.
Khi Liên Bang Xô Viết tan rã, việc đầu tiên những người dân ở đây làm là trả lại tên những con đường, những thành phố về lại những cái tên lịch sử của nó. "Trả lại Cezar những gì thuộc về Cezar" là một câu nói xuất phát từ phương Tây. Còn ở Việt nam, hình như chúng ta có câu: để lâu cứt trâu hoá bùn. Có thể bùn là vàng, có thể bùn đúng là cứt trâu. Cái chính là người dân đã trở nên vô cảm với chuyện bùn đã từng là vàng, là đất hay là cứt trâu. Tìm hiểu việc đó bị coi là một hành vi bới móc lịch sử; không đánh giá đúng công trạng của các công thần chế độ mới. Tốt hơn là im lặng. Hãy cứ bằng lòng với việc thành kính và nhạo báng cùng tồn tại song hành. Hít hà và bịt mũi cùng một lúc hay đúng hơn là vừa bịt mũi rồi lại phải mở ra để hít hà rồi lại phải bịt mũi...
So sánh công lao cao thấp giữa các vĩ nhân rất khó; nhất là đối với các nhà chính trị, nhà quân sự. Trên chính trường (chính trị) hay chiến trường (quân sự), ắt sẽ có kẻ thắng người thua; nhưng chắc gì kẻ thắng đã là người chính nghĩa, kẻ thua đã là người trái nghĩa. Lịch sử đã cho bài học quý: Chiến thắng không luôn có nghĩa là “Đúng”; chiến bại không luôn đồng nghĩa với “Sai”. Đến khi lịch sử lặp lại, chế độ hiện hành bị một chế độ khác thay thế, kẻ thua lại thành kẻ thắng, kẻ thắng buộc phải cúi đầu chấp nhận thất bại. Vậy có phải đổi lại tên đường phố không ?
Phố Trần Quốc Hoàn mang tên một nhân vật có nhiều tranh cãi. Ông là Bộ trưởng Công an đầu tiên của Việt Nam và tại chức trong thời gian dài nhất từ năm 1952 đến năm 1981.Ngày nay, tên của ông được đặt cho một con đường ở phường Nghĩa Tân quận Cầu Giấy Hà Nội (trước đó người ta định đặt tên ông cho con đường trước trụ sở Bộ Công An bằng cách bỏ tên danh tướng Trần Bình Trọng đi, nhưng bị dư luận phản đối), một ở quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh và một ở thị xã Thái Hòa, Nghệ an.
Mỗi dịp kỷ niệm nào đó, sẽ lại có hàng chục triệu người vui và hàng chục triệu người khác buồn. Có thời lịch sử chính thống và sách giáo khoa dạy trẻ em đều lên án Nguyễn Ánh là kẻ phản quốc, cõng rắn cắn gà nhà; nhưng nay lịch sử đang xem xét lại công lao to lớn của ông đối với sự nghiệp thống nhất đất nước và xây dựng tổ quốc . Ông là người đầu tiên làm ra một nước Việt Nam thống nhất có lãnh thổ chạy từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau bây giờ.
Khi xét lại công lao của ông, sẽ dẫn tới xét lại công lao của hàng loạt danh tướng dưới thời ông mà tên của họ đã được chế độ Sài Gòn đặt cho nhiều đường phố lớn ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Tôi còn nhớ khoảng 7-8 năm đầu giải phóng, một đoạn đường Võ Tánh được cắt ra và đặt tên là đường Trần Quang Diệu. Thật là nực cười vì hai ông là hai danh tướng của hai chế độ đối lập nhau. Theo wikipedia, Võ Tánh là là một danh tướng nhà Nguyễn. Ông có công giúp Nguyễn Ánh chống nhà Tây Sơn và mất trước khi nhà Nguyễn chính thức thành lập. Đương thời, ông được xếp cùng với Đỗ Thanh Nhơn và Châu Văn Tiếp là "Gia Định tam hùng". Trước khi mất, ông là Tổng đốc thành Bình Định. Thành Bình Định ngay sau đó bị đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy huy của Thái Phó của nhà Tây Sơn là Trần Quang Diệu bao vây. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành và chia quân vây bốn mặt, Võ Văn Dũng thì đôn đốc thủy quân phòng giữ cửa Thị Nại. Cuộc bao vây kéo dài đến 14 tháng. Trong thành binh sĩ lâu ngày thiếu lương thực, có người khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây trốn thoát, nhưng ông cương quyết ở lại "Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?". Ông sau đó cho người trao cho Trần Quang Diệu một bức thư, xin tha chết cho quân sĩ trong thành. Ông sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, rồi châm ngòi tự vẫn. Đó là ngày27 tháng 5 năm Tân Dậu, tức vào ngày 7 tháng 7 năm 1801. Khi chiếm được thành, Trần Quang Diệu tỏ ra xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh, sai người tẩm liệm thi hài ông tử tế, rồi theo lời yêu cầu của Võ Tánh, không giết hại hàng binh nhà Nguyễn. Trước 1975, Sài Gòn có hai đường Võ Tánh: một thuộc Phú Nhuận (gần khu mộ Võ Tánh, nay là đường Hoàng Văn Thụ), một là phần thuộc quận 1 của đường Nguyễn Trãi hiện nay.
Vì vậy trên thế giới xa xưa người ta đã rất ít khi người ta lấy tên các nhà chính trị, nhà quân sự làm tên đường phố, địa danh. Xã hội càng phát triển, càng văn minh thì việc làm này càng hiếm. Thậm chí người ta cũng hiếm khi an táng họ trong các điện thờ các vĩ nhân; nơi này thường chỉ để an táng các nhà văn hóa, các nhà khoa học, và họ thường lấy tên các văn hóa, các nhà khoa học để đặt cho các đường phố... Họ là những người có danh, được toàn dân ngưỡng mộ. Không biết những Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên trung ương Đảng của chế độ ta đã là có danh chưa, được toàn dân trong Nam, ngoài Bắc và kiều bào ở nước ngoài ngưỡng mộ chưa. Việc đổi sao dời, liệu một trăm năm nữa có ai biết các bác nhà ta là ai không ?
Đường, phố được đặt tên mới nhưng có thấy gì mới đâu. Chỉ có cái cũ là mất đi. Người Tây vẫn nói: hãy cho tôi xem cách anh đặt tên đường, tên phố như thế nào, tôi sẽ nói anh là người như thế nào. Này nhé, đặt tên phố số 1, phố số 2,… là những người thực tế (Mỹ); đặt tên phố Sương mù, phố Hai cây sồi, Phố Hoa sữa,… là những người lãng mạn (Pháp, Thụy Sĩ...); còn đổi tên xoành xoạch là những kẻ cơ hội và bạc bẽo.
Khi Liên Bang Xô Viết tan rã, việc đầu tiên những người dân ở đây làm là trả lại tên những con đường, những thành phố về lại những cái tên lịch sử của nó. "Trả lại Cezar những gì thuộc về Cezar" là một câu nói xuất phát từ phương Tây. Còn ở Việt nam, hình như chúng ta có câu: để lâu cứt trâu hoá bùn. Có thể bùn là vàng, có thể bùn đúng là cứt trâu. Cái chính là người dân đã trở nên vô cảm với chuyện bùn đã từng là vàng, là đất hay là cứt trâu. Tìm hiểu việc đó bị coi là một hành vi bới móc lịch sử; không đánh giá đúng công trạng của các công thần chế độ mới. Tốt hơn là im lặng. Hãy cứ bằng lòng với việc thành kính và nhạo báng cùng tồn tại song hành. Hít hà và bịt mũi cùng một lúc hay đúng hơn là vừa bịt mũi rồi lại phải mở ra để hít hà rồi lại phải bịt mũi...
Tôi lại muốn thì thầm: hãy cho tôi xem lịch sử tên đường phố của nước anh, tôi sẽ nói nước anh đã có những bước thăng trầm ra sao… Càng đổi tên đường phố nhiều lần, đất nước anh càng trải qua nhiều loạn lạc.
Lan man chuyện cũ đủ rồi, giờ quay lại chuyện các bác lãnh đạo công thần của chế độ hiện nay thống nhất cùng nhau lấy tên mình đặt cho các đường phố. Được biết có nhiều chuyện tranh cãi khôi hài khi so bì tỵ nạnh thấy tên người này được đặt cho phố to đẹp, tên người khác bị đặt cho những con phố ở gần ngoại ô... Ôi chao, dân đen mình, đọc lịch sử, hồi ký toàn thấy tự khen mình, xuyên tạc sự thật, thì biết công của bác nào to, bác nào thấp ?
Hơn nữa, so tên các bác với những sự kiện vĩ đại như 30 tháng 4 hay mùng 3 tháng hai, hay với Tự Do, Công Lý thì biết dùng tiêu chí gì ? Làm sao có sự công bằng trong chuyện này được. Vì thế, đã được đặt tên đường, được dân nhớ, dân thương, được lưu danh lịch sử, đối với các bác đã là tốt lắm rồi các bác ơi.
Lan man chuyện cũ đủ rồi, giờ quay lại chuyện các bác lãnh đạo công thần của chế độ hiện nay thống nhất cùng nhau lấy tên mình đặt cho các đường phố. Được biết có nhiều chuyện tranh cãi khôi hài khi so bì tỵ nạnh thấy tên người này được đặt cho phố to đẹp, tên người khác bị đặt cho những con phố ở gần ngoại ô... Ôi chao, dân đen mình, đọc lịch sử, hồi ký toàn thấy tự khen mình, xuyên tạc sự thật, thì biết công của bác nào to, bác nào thấp ?
Hơn nữa, so tên các bác với những sự kiện vĩ đại như 30 tháng 4 hay mùng 3 tháng hai, hay với Tự Do, Công Lý thì biết dùng tiêu chí gì ? Làm sao có sự công bằng trong chuyện này được. Vì thế, đã được đặt tên đường, được dân nhớ, dân thương, được lưu danh lịch sử, đối với các bác đã là tốt lắm rồi các bác ơi.
Phố Tôn Đức Thắng, trước là phố Hàng Bột. Trước khi người Âu đưa văn hoá đặt tên danh nhân vào nước mình, dân ta vẫn quen gọi ngõ Cây bàng, cầu Cu, cầu Xẻo Bướm, phố Hàng Hòm, phố Hàng Cháo, Hàng Mành, Hàng Đậu... vậy thôi, nhưng đã làm nên một Hà Nội với 36 phố phường rất nhân văn, rất thanh lịch, khác xa với cảnh tượng bây giờ.
Do đó theo mình nghĩ xóa tên lịch sử cũ để lấy chỗ đặt tên mới, nhất là để đặt tên các nhà chính trị, các nhà quân sự, là một thứ văn hóa cạn tàu ráo máng, ăn cháo đá bát, ăn xổi ở thì, sẵn sàng xóa bỏ lịch sử cốt được việc hôm nay và cũng không nghĩ đến ngày mai. Các bác có nhớ để các bác có được vị thế, danh tiếng ngày nay, đã có bao nhiêu người hy sinh, bao nhiêu người sống khốn khổ khốn nạn vì phải tuân theo mệnh lệnh của các bác. Liệu các bác có nghĩ đến ngày một thể chế khác ra đời, họ sẽ bắt chước các bác cũng xóa bỏ tên các bác và thay bằng các tên khác không ?
Ngoài chuyện đổi tên đường, nghe nói nhiều người còn muốn đuổi cụ Lê Nin ra khỏi công viên Chí Linh, để đặt tên Võ Nguyên Giáp thay thế. Lưu ý là cụ Lê Nin đã bị đuổi 1 lần rồi, từ công viên Thống nhất ra công viên Chí Linh. Gần đây bà Indira Gandi cũng bị đuổi từ Công viên Đinh Tiên Hoàng ra công viên Thành Công. Nhớ đến và nghĩ đến đều thấy thật khủng khiếp với cái cách làm đó.
Quảng trường Lê Duẩn ở thủ đô Mockba
Về đạo lý, mỗi tên đường, tên phố đều có một lịch sử gắn kèm, được một số đông những người lãnh đạo, nhà văn hóa, nhà lịch sử và nhân dân thời đó đồng tình, nhất trí thông qua; và vì vậy tên đường, tên phố còn mang giá trị văn hóa. Do đó, kể cả khi lật đổ chế độ cũ, chế độ mới thay thế cũng nên kế thừa những di sản văn hóa quá khứ, không nên xổ toẹt bằng cách thay ào ạt tên đường, tên phố.
Ở các nước văn minh, người ta không bao giờ làm thế. Họ chỉ thay trong những trường hợp thật bất đắc dĩ. Còn lại hầu như giữ nguyên, kể cả đối với những đường phố mang tên những nhân vật, sự kiện đến nay vẫn tiếp tục gây tranh cãi trong xã hội.
Vì vậy, sẽ thấy ở Thụy Sĩ vẫn có đường Bắc Kỳ (Tonkin) mà mình vừa đi dạo ghé qua tuần trước, hay ở thủ đô Mockba của Nga vẫn còn quảng trường Lê Duẩn, ở Paris có đại lộ Sebatopol, phố Mockba, phố Sa hoàng đệ nhất (Pierre đại đế), phố Odessa, quảng trường Stalingrad, quảng trường Alma hay ga xe điện ngầm Stalingrad...
Một đoạn đường Bắc Kỳ ở Thụy Sĩ mà tôi tình cờ đi ngang qua và thấy.
Về cuộc sống văn minh hiện đại, rõ ràng việc đổi tên liên tục các đường, phố có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt bình thường của người dân. Đơn giản như đường chạy qua nhà mình trước gọi là đường Trương Định (vì nó quá dài, chạy thẳng từ chợ Mơ xuống Đuôi Cá, ra ngoại thành và nối với Quốc lộ số 1, trong khi nội đô hồi đó lại quá nhỏ, nên nó được gọi là đường. Trong chiến tranh phá hoại 1966-1972, nhiều đoàn xe quân sự, quân lương đã đỗ trên đường này trước khi vào Nam, không đỗ trên đường 1 vì đường đó nằm trên tọa độ ném bom thường xuyên của máy bay Mỹ). Khi đó, mọi giấy tờ khai sinh, lý lịch, học bạ, bằng cấp, chứng minh thư, sổ nhà đất... đều ghi là tên đường. Nay Hà Nội rộng hơn nhiều, và là thành phố nên không gọi tên đường mà đổi thành phố Trương Định. Giữa trước dùng tên là Đường và nay dùng tên là Phố cũng sinh ra nhiều chuyện bất cập; vì những công chức trẻ bây giờ không quen với khái niệm đường ở nội đô, khi đọc hồ sơ đều bảo Hà Nội làm gì có đường Trương Định.
Vấn đề đổi hẳn tên phố sẽ còn gây phức tạp hơn rất nhiều. Giấy tờ cũ từ lúc khai sinh ghi tên phố cũ, giờ làm gì cũng phải giải thích. Làm việc với chính quyền, nếu gặp phải thế hệ mới lớn, không thạo chuyện này thì càng phức tạp, sẽ phải lấy thêm giấy xác nhận nọ kia... Rồi đến chuyện thư từ, chuyện khách tìm nhà, tìm phố... Điều này chắc ai cũng hiểu.
Đại lộ Sebastopol ở Paris
Sang đến thời số hóa mới lắm chuyện. Ở các nước tương đối phát triển, người ta đã dùng phổ biến hệ thống định vị để dẫn đường mỗi khi di chuyển từ điểm này sang điểm khác (hệ thống GPS). Hệ thống này bước đầu đã được đưa vào ứng dụng ở Việt Nam, nhưng nghe nói chất lượng còn rất kém và chưa có nối với hệ thống quốc tế. Để có một hệ dẫn đường tốt thì rất cần một hệ thống tên đường, tên phố ổn định lâu dài.
Lan man thế đủ rồi, xin dừng ở đây.
Ga tầu điện ngầm Stalingrad ở Paris
Quảng trường Stalingrad ở Paris
Quảng trường Stalingrad ở Paris
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét