Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Đi siêu thị ở Mỹ

Ngày Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Đi siêu thị ở Mỹ
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Mai Hoàng
Trong đời sống hàng ngày, nhất là ở Mỹ, hẳn là bạn có đôi lần được nhờ đi chợ chọn mua thực phẩm? Chọn mua miếng thịt mới còn tươi hay mớ rau ngon ngọt chẳng hạn. Bạn cần để ý khi lựa chọn mua những món hàng này kẻo khi đem về “bị chê” là...?

Người dân trên đất Mỹ đã lãng phí khoảng $2,000/một năm vì mua sắm những món hàng không sử dụng được tại các cửa tiệm thực phẩm và tạp hóa. Có lẽ, các cửa tiệm đã chào hàng rất khôn khéo đến nỗi khách không thể không mua chăng? Tuy nhiên theo ý kiến chia sẻ của chuyên gia thành thạo về ngành chi tiêu tiêu dùng Phil Lempert về cách mua sắm của ông với người tiêu dùng là làm sao mua sắm một cách tinh tế để có được thực phẩm hữu dụng tươi ngon. Ngay cả khi nào và tại sao bạn tránh mua thịt hạ giá!
alt

Đầu tiên, bạn cần ghi các thứ cần mua vào iPhone, smart phone hay tờ giấy nhỏ để không thốt nên câu “hàng bấc thì qua, hàng quà thì nhớ” lúc về nhà. Vậy, bạn đi chợ ngày nào trong tuần để mua được hàng tươi ngon và có nhiều chọn lựa? Hầu hết những siêu thị Mỹ đều bắt đầu có thực phẩm mới vào ngày Thứ Tư.


 - Khi bạn đến cửa hàng, chuyên gia Lempert khuyên bạn tránh con đường mà các siêu thị đã đặt ra. Ngoại trừ trường hợp bạn đến tìm mua sản phẩm “good deal” hay “ on sale”, bạn cần đến quầy bán thứ này ngay để có nhiều chọn lựa.

- Bạn nên dành những quầy hàng bán trái cây, rau cải trước khi kết thúc chuyến đi chợ vì những màu sắc và hương liệu bốc lên thơm ngát sẽ cầm giữ bạn nhiều thời gian trong khu vực này.

- Bạn có thể bắt đầu đi vào dãy hàng bán đồ hộp để chọn mua thực phẩm an toàn cần thiết hay on sale. Nếu bạn mua đồ hộp của siêu thị sản xuất, bạn cần so sánh chất liệu (ingredients) chế tạo ghi trên hộp với hàng gốc brand name. Lượng chất liệu không giống nhau, phẩm chất sẽ khác. Bạn cũng cần để ý ngày còn dùng được in trên hộp đã quá hạn chưa?

- Bây giờ, bạn có thể đi đến các quầy hàng bán hoa quả rau cải (produce) để mua thực phẩm tươi. Hàng mới được phân phối đến siêu thị thường có mùi tươi thơm, vị ngọt hơn hàng cũ. Chẳng hạn như cải bắp (cabbage) tươi ngon ngọt thường còn nguyên lớp lá tươi màu xanh bao bên ngoài. Cải bắp bị bóc mất lớp vỏ ngoài là cải đã lâu cũ, hương vị ngọt bùi kém hơn nhiều.

- Kế tiếp, bạn sang dãy hàng bán sản phẩm sữa (dairy). Bạn chọn mua hàng có ghi thời hạn hết hạn dùng càng lâu càng tốt. Sữa còn uống được trước ngày hết hạn phải không có mùi nồng. Trứng phải luôn để vào ngăn đựng trứng trong tủ lạnh sau mỗi lần dùng. Trứng còn ăn được sau vài ngày quá hạn dùng.

- Chuyển sang dãy thực phẩm đông lạnh, bạn cần xem ngày hết hạn dùng trước khi mua và để vào tủ đông (freezer) ngay khi về nhà. Điều này tránh đồ đông lạnh bị chảy nước khi để ra ngoài trời quá lâu. 
Riêng về những thực phẩm hạ giá vì ngày hết hạn dùng sắp hết. Nhất là các loại thịt và hải sản đóng gói bằng giấy plastic trong mỏng. Một số thịt bò heo gà và tôm mực thường được đóng gói trong dĩa xốp và bao lại bằng giấy plastic. Bên dưới thịt có một lớp giấy thấm dầy (bladder) để hấp thụ chất lỏng chảy ra từ thịt hay hải sản. Nếu thấy có nước dư thừa chảy sóng sánh trong gói có nghĩa là sản phẩm đã lâu cũ và không nên mua. Đôi khi, trong thực tế bạn không trông thấy những loại nước ép chảy ra vì giấy thấm đã hút vào, bạn sẽ thử dùng tay ấn xuống trên miếng thịt, nếu có nước dư thừa ắt sẽ rỉ ra tức là sản phẩm đã để lâu, không được tươi. Nếu thịt để trong tủ kính bạn có thể xem màu và ngửi để biết thịt còn tươi, thịt heo không có mùi khai.

Các siêu thị Viêt Nam thường có thực phẩm trái cây rau cải mới vào Thứ Sáu và Thứ Bảy. Khách đi chợ đông hơn những ngày trong tuần. Chỉ nên mua vừa đủ dùng, phù hợp với thời gian cần thiết đi chợ lại để thực phẩm trong tủ lạnh có lối lưu thông cho hơi lạnh có thể luân chuyển hầu giữ thực phẩm tươi lâu.  

MH - Theo Food ARTW-  2013

Theo tường trình mới nhất của Consumer Report National Research Center, sự chọn mua giữa 2 sản phẩm, một làm trong nước Mỹ và một sản phẩm giống hệt làm ở nước ngoài, 78% người Mỹ sẽ chọn mua sản phẩm làm trong nước. 80% những người này viện chứng là có thể giữ được công việc làm ở hãng xưởng và giúp phát triển nền kỹ nghệ Mỹ hùng mạnh. Đây là lý do rất quan trọng cho việc mua hàng hóa chế tạo tại Mỹ. Khoảng 60% lại tỏ vẻ quan tâm đến vấn đề nước ngoài sử dụng trẻ vị thành niên hay bóc lột sức lao động trong việc sản xuất hoặc cho là hàng chế tạo trong nước có phẩm chất cao hơn hàng ngoại nhập.

60% dân Mỹ sẽ mua sản phẩm chế tạo tại Mỹ dù phải trả cao hơn 10% so với giá hàng ngoại, nhất là quần áo và máy móc dùng trong nhà bếp, giặt sấy quần áo. 25% đồng ý trả đắt hơn 20% để mua hàng Mỹ. Tuy nhiên, Boston Consulting Group tường trình khá ngạc nhiên là hơn 60% người Mỹ gốc Hoa đã mua hàng Mỹ thay vì hàng Trung Quốc mặc dù họ phải trả giá đắt hơn.

Rõ ràng là hầu hết dân chúng Mỹ biết những sản phẩm họ mua phải được chế tạo trong nước Mỹ hầu giúp mọi người có công việc làm. Kinh tế gia Jeff Faux thuộc viện Economic Policy Institute cho rằng “ Người tiêu thụ cần biết là công việc và lương bổng luôn kết nối với nhau. Khi khách hàng mua hàng ngoại, đôi khi vì không có chọn lựa khác, điều này có thể tạo nên ít công nhân Mỹ có tiền mua sản phẩm hay dịch vụ bạn bán.” 

Nhiều sản phẩm được nghiên cứu, sáng chế và thiết kế ở Mỹ, sau đó hàng được chế tạo và lắp ráp ở nước ngoài vì chi phí sản xuất thấp và điều kiện năng suất khả thi cao. Chẳng hạn như,  gói hàng iPad Mini có ghi “Designed by Apple in California, Assembled in China”. 

Thực ra, khi sản phẩm được đưa ra nước ngoài chế tạo và sản xuất đều phải trải qua quá trình kiểm nghiệm (qualification) và được phê chuẩn bởi công ty đặt hàng trước khi chuyển sang khâu sản xuất hàng loạt. Tùy theo mẫu hàng, thời gian và môi trường kiểm nghiệm sẽ khác nhau. 

Chẳng hạn như khi đặt hàng những con chip điện tử (IC - integrated circuit) ở nước ngoài, sau khi đã hoàn tất thiết kế (design) tại Mỹ, thời gian kiểm nghiệm có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng để kiểm tra độ bền của sản phẩm trong các môi trường khác nhau về thời gian, nhiệt độ, độ ẩm, độ khô, độ rung, công suất tiêu thụ, xả tĩnh điện (ESD - electro-static discharge)...  Nếu những kết quả kiểm nghiệm đạt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, con chip sẽ được sản xuất ra thị trường. Nếu không, công ty đặt hàng phải sửa lại cách thiết kế hay hạ cấp độ hữu dụng món hàng. Chip điện tử cũng được phân hạng cao thấp khi được dùng như sản phẩm thương mại, xe hơi hoặc quân sự. 

Lúc gần đây, nhiều công ty đã có khuynh hướng chuyển khâu sản xuất về Mỹ vì dân chúng Mỹ tin tưởng hơn khi mua hàng có in chữ “Made in USA”. Dẫu sao, những hãng xưởng trên đất Mỹ vẫn tuân theo những quy luật an toàn vệ sinh, tránh chất độc hại, bảo vệ môi trường xanh, mức độ an toàn cho người sử dụng... Một số nước đang phát triển chưa có những quy luật ấn định cho ngành kỹ nghệ sản xuất nên nhiều món hàng vi phạm luật an toàn và đã bị thu hồi khi tung vào thị trường Mỹ để tránh gây nguy hiểm cho người tiêu thụ. 

Hơn 10 công ty Mỹ đã dự định hay đang chuyển khâu sản xuất về lại quê nhà như Apple sẽ chế tạo Mac computers ở Mỹ và các hãng khác như:

1. Ford Motor
 sẽ thu nhận thêm 12,000 nhân công ở US nhờ United Auto Workers đồng ý mức lương mới.

2. Chesapeake Bay Candle trở lại Mỹ để tiết kiệm chi phí chuyên chở.

3. General Electric 
sẽ tuyển thêm nhân công vào cơ sở mới chế tạo hàng thiết bị (appliances) tại Louisville, KY.

4. Caterpillar
 tuyển nhân công chế tạo dụng cụ kỹ nghệ nặng.

5. Hãng NCR 
chuyển về gần bộ phận thiết kế và thị trường tiêu thụ nên cần mướn thêm chuyên viên mới.

6. Terex chế tạo sản phẩm lớn dùng trong nước Mỹ nên không dự tính lập xưởng ở Trung Quốc.

7. Yamaha Motor tiếp tục mở rộng cơ xưởng ở Georgia.

8. Outdoor GreatRoom bị trở ngại là sản phẩm chế tạo ở China thiếu phẩm chất và sai lệch tiêu chuần nên phải mang về chế tạo ở Mỹ.

9. Farouk Systems 
phát hiện hàng chế tạo ở China (CHI hairstyling iron) phẩm chất xấu nên quay lại Houston, Texas.

10. Coleman 
tiết kiệm chi phí chuyển hàng từ China nên dọn về Wichita, KS để chế tạo lại “16-quart plastic wheeled cooler”.

Nói cho cùng, có lẽ bây chừ các doanh gia cũng như người tiêu thụ đã cảm nhận được đúng lúc trở về “ta về ta tắm ao ta” nơi mà giá trị nhân bản được tôn trọng để cùng nhau gây dựng thế hệ tiếp nối tốt đẹp hơn. Vùng đất hứa vẫn luôn có những cơ hội tốt đến với bạn.

Vậy thì chúng ta còn chờ gì nữa mà không mua hàng “Made in USA” vì Tổng Thống Obama đã nói “Change is never easy, but always possible.” và “Change will not come if we wait for some other person, or if we wait for some other time. We are the ones we’ve been waiting for. We are the change that we seek.”


alt


MH - Theo NEWS ARTW-  2013


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét