Ngày Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Muốn hội nhập, nợ công cần theo luật chơi quốc tế
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Muốn hội nhập, nợ công cần theo luật chơi quốc tế
Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế thì nợ công của Việt Nam 2011 sẽ cao gấp 2 lần con số do Bộ Tài chính công bố, tương đương 106% GDP! Sự khác biệt này nằm ở chỉ tiêu về nợ công của Việt Nam so với các tiêu chuẩn thế giới. Tuy nhiên, các ý kiến tại hội thảo khoa học “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở tới Việt Nam”, do Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam tổ chức ngày 25/4 cho thấy, muốn hội nhập, Việt Nam cần tuân theo luật chơi quốc tế.Tại hội thảo, các chuyên gia đưa ra hai con số thống kê nợ công năm 2011 hoàn toàn cách biệt. Theo đó, nợ công của Việt Nam do Bộ Tài chính công bố chỉ vào khoảng 66,8 tỉ USD, tương đương 55% GDP 2011. Tuy nhiên, nếu tính theo chuẩn quốc tế, TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ KH-ĐT) đã chỉ ra rằng con số này phải lên tới 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP.
Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch tuyệt đối trên, theo TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, là do Việt Nam đã lược bớt một số chỉ tiêu nợ công so với các nước khác, trong đó có 2 chỉ tiêu quan trọng là nợ của doanh nghiệp nhà nước và khoản Nhà nước vay của quỹ hưu trí. TS Hậu dẫn chứng, trong khi ở nước ngoài, bất kỳ một doanh nghiệp nào có cổ phần của Nhà nước khi vay nước ngoài cũng được tính vào nợ công. Trong khi đó, ở Việt Nam, điển hình như trường hợp vay cả tỷ USD như của Vinashin cũng không được tính vào nợ công.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng việc đánh giá thực trạng nợ công của Việt Nam thực sự gặp khó khăn khi các số liệu vừa thiếu, vừa không đủ tin cậy. Trong khi nhiều nước trên thế giới, con số nợ công được cập nhật tới từng quý, nghĩa là ở thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã biết được nợ công chính xác của nước mình tính đến hết quý I/2013, thì ở Việt Nam tính cập nhật rất yếu. Tính đến nay, con số báo cáo nợ công chính thức mới được Bộ Tài chính công bố đến năm 2010. Con số nợ công củanăm 2011 mới chỉ là ước tính.
Một lần nữa, tính minh bạch thông tin, điều mà giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại, lại ám mầu lên chất lượng báo cáo chỉ số kinh tế quan trọng này. Càng nhiều chỉ số bị liệt vào dạng thiếu minh bạch, tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam càng thấp trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.
Cho rằng tình trạng nợ công của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với nợ công của EU, PGS, TS Lưu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế Chính trị Thế giới nhận định, điểm chung của các quốc gia này là kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Nó thể hiện rõ ở Việt Nam khi chi ngân sách cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách theo công bố đầu năm.Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị hơn là các mục tiêu kinh tế. Và khi thu không đủ bù chi, Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị rơi vào “vòng xoáy nợ công” giống như Hy Lạp thời gian qua.Trong khuôn khổ cuộc hội thảo, có một số ý kiến bày tỏ sự quan ngại trước thực trạng nợ công hiện nay. Cụ thể, TS Nguyễn Trọng Hậu cho rằng cần đề phòng trước khả năng các khoản nợ tư được biến thành nợ công. Khi các tập đoàn kinh tế tư nhân vay vốn từ nước ngoài và phát triển lên quy mô lớn, và nếu bị đổ vỡsẽ tạo ra hệ lụy sâu sắc cho nền kinh tế. Do đó, trong nhiều trường hợp, Nhà nước lại phải đưa tay ra cứu.
Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công hiện nay, GS.TS Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã đề cập về khả năng mô hình tăng trưởng kinh tế quá nóng, dựa quá nhiều vào vốn và phát triển theo chiều rộng. Trong khi đó, để xử lý được vấn đề nợ công, PSG.TS Nguyễn An Hà cho rằng trước hết cần sự minh bạch đối với các con số trong hoạt động này, tiếp đến là cùng tham gia theo luật chơi quốc tế, một khi đã muốn hội nhập quốc tế. Như vậy, sẽ phải điều chỉnh, bổ sung thêm các chỉ tiêu về nợ công so với tiêu chuẩn hiện tại của Việt Nam.
Hiện không chỉ có nợ công, mà nhiều chính sách điều hành kinh tế, thị trường khác ở Việt Nam cũng đang trong thời kỳ được xem xét và có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, tính minh bạch là điều kiện tiên quyết trong bất kỳ một hoạt động quản lý vĩ mô nào, nếu định hướng đến tính hiệu quả và lợi ích chung.
Trường Giang
tổng hợp
(Sống mới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét