Ngày Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Lũ lượt rời khỏi 'vương quốc' đa cấp
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Lũ lượt rời khỏi 'vương quốc' đa cấp
(VTC News) – Dịp nghỉ lễ 30/4, trong khi những người con xa xứ rủ nhau về thăm quê, hàng trăm nhân viên của Công ty TNHH TM Lô Hội (gọi tắt Công ty Lô Hội) lặng lẽ chuyển địa bàn hoạt động giữa trưa hè oi ả. Sau khi những bài đầu của loạt bài về "Vương quốc bầy đàn bán hàng đa cấp"được VTC News đăng tải, những ngày cuối tháng 4, khi người dân cả nước nô nức rủ nhau đi du lịch hoặc dành thời gian bên gia đình, nhiều nhân viên của Công ty Lô Hội ở Thái Bình lại phải lặng lẽ dọn đồ dời đi nơi khác giữa trưa hè oi ả. Cả làng xôn xao bàn tán
Từ nhiều ngày nay, cả xã Phú Xuân (huyện Vũ Thư, Thái Bình) vẫn chưa hết ngỡ ngàng sau loạt bài cuộc sống dân bán hàng đa cấp ở Thái Bình. Ở mọi thôn cùng ngỏ hẻm, người dân xôn xao bàn tán về vương quốc này.
Nhiều nhân viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Ngay đến những đứa trẻ con cứ tan học là lại ngồi “hóng” xem người lớn nói gì về vương quốc đó. Từ một vùng quê nghèo khó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, bỗng chốc có tới hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về hỏi thuê nhà trọ, nhiều người trong làng “bất ngờ” đổi đời, giàu lên trông thấy. Thế nhưng, qua tìm hiểu của phóng viên VTC News, nhiều chủ nhà trọ chỉ biết xây phòng cho thuê chứ cũng không biết chính xác đối tượng thuê nhà làm nghề gì. Không ít người trong số họ lo ngại, nếu nhân viên công ty này lũ lượt rời đi, rồi đây số phận những căn phòng rộng, xây theo nhu cầu của khách trọ, ngốn không ít vốn đầu tư của họ sẽ ra sao?
“Tôi chỉ biết các cháu đó là nhân viên của công ty Lô Hội, kinh doanh, buôn bán thứ gì đó qua mạng chứ không nắm rõ được công việc của họ như thế nào. Chỉ cần chúng chấp hành nội quy ở đây và trả tiền phòng đúng hẹn là tôi cho thuê thôi.
Nếu họ không thuê nữa, những căn phòng như thế chúng tôi biết để làm gì? Gần đây chẳng có khu công nghiệp cũng chẳng có trường đại học, cao đẳng nào thì làm gì có ai hỏi thuê nữa? Tiền vay mượn để xây phòng trọ, tôi vẫn chưa trả đủ, vốn chưa thu được chứ đừng nói gì tới lãi”, chủ một nhà trọ ở thôn Nghĩa Chính (Phú Xuân, Vũ Thư, Thái Bình) cho biết.
Lũ lượt rời kinh đô sầm uất
Được biết thôn Nghĩa Chính mới thực sự là kinh đô sầm uất của vương quốc này. Nơi đây từ vài năm trước đã là nhà của 6000 – 7000 nhân viên thuộc Công ty Lô Hội. Điều lạ là những nhân viên này chủ yếu từ nơi khác đến còn người địa phương dù thất nghiệp cũng hiếm người gia nhập vào đội ngũ này.
“Đến nay con số này đã tăng lên khủng khiếp, khó mà ước tính được. Chỉ biết cứ vài ngày, có người mới đến, bọn trẻ lại phải tách phòng do đông người quá. Mỗi phòng rộng chừng 50m2 ở đây chỉ có thể chứa tối đa 30 – 35 người thôi. Với nắng nóng trên dưới 30 độ C như thế này, thường chỉ khoảng 17 – 20 người/phòng là khó chịu lắm rồi”, ông Tuấn – chủ 2 phòng trọ chỉ dành cho nhân viên của công ty Lô Hội ở thôn này nói.
Cũng theo ông Tuấn, một phòng trọ với diện tích chừng 50m2 ở đây được thuê với giá 3 – 4 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền điện nước.
“Tính ra mỗi cháu chỉ tốn chưa đầy 200 nghìn đồng/tháng tiền thuê phòng, đã bao gồm cả tiền điện, nước. Tôi nghe nói chúng còn đang đi học cả, công ty đó đang đào tạo cho chúng trước khi làm nghề. Ở đây cũng có người nọ, người kia, nhưng nhìn chung bọn trẻ sống có kỉ luật lắm. Cứ yêu đương linh tinh là bị đuổi khỏi xóm liền”, ông Tuấn khẳng định.
Theo lời kể của ông Tuấn, dù chỉ 18, đôi mươi, nhưng nhân viên nào của công ty Lô Hội cũng được “đào tạo” tự biết đi chợ, nấu nướng cho cả phòng khoảng 30 người với khẩu phần ăn 5.000 đồng người/bữa.
Không chỉ thế, để được sống trong những căn phòng tập thể như vậy, mọi thành viên đều phải có chứng minh thư để đăng kí tạm trú, tạm vắng ở địa phương.
Người đàn ông này khẳng định, sau khi báo chí phản ánh, nhịp sống ở đây vẫn thế, không có nhiều biến động, chỉ có người dân địa phương không ngớt xôn xao bàn tán về công việc thực sự của hơn 7.000 nhân viên thuộc công ty Lô Hội trong thôn.
Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên VTC News, vào khoảng 11 giờ trưa ngày 29/4, giữa nắng hè oi ả, thời điểm nhiều nhà ở thôn Nghĩa Chính đang nghỉ trưa, hàng chục nhân viên thuộc Công ty Lô Hội tay xách nách mang đủ thứ hành lý rời Thái Bình.
Khi được hỏi, một số nhân viên trẻ măng thuộc công ty này, những người tự giới thiệu tới từ Hà Tĩnh – Bắc Kạn, Thanh Hóa… cho hay: “Bọn em về quê nghỉ lễ”.
Trên thực tế, khi phóng viên gọi vào đường dây nóng của chủ xe mang biển kiểm soát 17K 2643 được biết, chiếc xe này chở khách tới Hưng Yên.
Trao đổi với phóng viên VTC News chiều 29/4, ông Nguyễn Văn Thưởng, trưởng thôn Minh Quàn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình thừa nhận, từ vài ngày nay, rất nhiều nhân viên của công ty Lô Hội đã chuyển đi nơi khác.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vấn đề này.
“Tôi chỉ biết các cháu đó là nhân viên của công ty Lô Hội, kinh doanh, buôn bán thứ gì đó qua mạng chứ không nắm rõ được công việc của họ như thế nào. Chỉ cần chúng chấp hành nội quy ở đây và trả tiền phòng đúng hẹn là tôi cho thuê thôi.
Nếu họ không thuê nữa, những căn phòng như thế chúng tôi biết để làm gì? Gần đây chẳng có khu công nghiệp cũng chẳng có trường đại học, cao đẳng nào thì làm gì có ai hỏi thuê nữa? Tiền vay mượn để xây phòng trọ, tôi vẫn chưa trả đủ, vốn chưa thu được chứ đừng nói gì tới lãi”, chủ một nhà trọ ở thôn Nghĩa Chính (Phú Xuân, Vũ Thư, Thái Bình) cho biết.
Lũ lượt rời kinh đô sầm uất
Được biết thôn Nghĩa Chính mới thực sự là kinh đô sầm uất của vương quốc này. Nơi đây từ vài năm trước đã là nhà của 6000 – 7000 nhân viên thuộc Công ty Lô Hội. Điều lạ là những nhân viên này chủ yếu từ nơi khác đến còn người địa phương dù thất nghiệp cũng hiếm người gia nhập vào đội ngũ này.
“Đến nay con số này đã tăng lên khủng khiếp, khó mà ước tính được. Chỉ biết cứ vài ngày, có người mới đến, bọn trẻ lại phải tách phòng do đông người quá. Mỗi phòng rộng chừng 50m2 ở đây chỉ có thể chứa tối đa 30 – 35 người thôi. Với nắng nóng trên dưới 30 độ C như thế này, thường chỉ khoảng 17 – 20 người/phòng là khó chịu lắm rồi”, ông Tuấn – chủ 2 phòng trọ chỉ dành cho nhân viên của công ty Lô Hội ở thôn này nói.
Cận cảnh cuộc sống ở vương quốc bầy đàn
Cũng theo ông Tuấn, một phòng trọ với diện tích chừng 50m2 ở đây được thuê với giá 3 – 4 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền điện nước.
“Tính ra mỗi cháu chỉ tốn chưa đầy 200 nghìn đồng/tháng tiền thuê phòng, đã bao gồm cả tiền điện, nước. Tôi nghe nói chúng còn đang đi học cả, công ty đó đang đào tạo cho chúng trước khi làm nghề. Ở đây cũng có người nọ, người kia, nhưng nhìn chung bọn trẻ sống có kỉ luật lắm. Cứ yêu đương linh tinh là bị đuổi khỏi xóm liền”, ông Tuấn khẳng định.
Theo lời kể của ông Tuấn, dù chỉ 18, đôi mươi, nhưng nhân viên nào của công ty Lô Hội cũng được “đào tạo” tự biết đi chợ, nấu nướng cho cả phòng khoảng 30 người với khẩu phần ăn 5.000 đồng người/bữa.
Không chỉ thế, để được sống trong những căn phòng tập thể như vậy, mọi thành viên đều phải có chứng minh thư để đăng kí tạm trú, tạm vắng ở địa phương.
Người đàn ông này khẳng định, sau khi báo chí phản ánh, nhịp sống ở đây vẫn thế, không có nhiều biến động, chỉ có người dân địa phương không ngớt xôn xao bàn tán về công việc thực sự của hơn 7.000 nhân viên thuộc công ty Lô Hội trong thôn.
Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên VTC News, vào khoảng 11 giờ trưa ngày 29/4, giữa nắng hè oi ả, thời điểm nhiều nhà ở thôn Nghĩa Chính đang nghỉ trưa, hàng chục nhân viên thuộc Công ty Lô Hội tay xách nách mang đủ thứ hành lý rời Thái Bình.
Khi được hỏi, một số nhân viên trẻ măng thuộc công ty này, những người tự giới thiệu tới từ Hà Tĩnh – Bắc Kạn, Thanh Hóa… cho hay: “Bọn em về quê nghỉ lễ”.
Trên thực tế, khi phóng viên gọi vào đường dây nóng của chủ xe mang biển kiểm soát 17K 2643 được biết, chiếc xe này chở khách tới Hưng Yên.
Trao đổi với phóng viên VTC News chiều 29/4, ông Nguyễn Văn Thưởng, trưởng thôn Minh Quàn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình thừa nhận, từ vài ngày nay, rất nhiều nhân viên của công ty Lô Hội đã chuyển đi nơi khác.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vấn đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét