Ngày Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Dân binh Hoàng Sa và những nét đẹp tâm linh
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
Dân binh Hoàng Sa và những nét đẹp tâm linh
Âm Linh Tự – Lý Sơn
Lý Sơn là một trong những hòn đảo nổi tiếng nước ta. Không chỉ cảnh đẹp tự nhiên với ngọn núi lửa đã tắt, với các cánh đồng tỏi xanh ngăn ngắt và các nếp nhà ngư dân đượm khói lam chiều. Lý Sơn còn được biết đến như đầu cầu tiễn đưa các đoàn dân binh đi Hoàng Sa khai thác sản vật và cắm mốc chủ quyền trong quá khứ.Có lẽ không ở đâu như Lý Sơn lại chuẩn bị cho con em mình ra đảo Hoàng Sa đối diện với cái sống và chết lại kỹ càng như thế, mang nhiều nét tâm linh và cũng rất nhân văn.Ai đã từng một lần ghé thăm nhà trưng bày lưu niệm đội Hoàng Sa nằm ngay giữa đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), trong lòng chắc không khỏi bùi ngùi khi thấy một nhóm cổ vật đặc biệt. Đó là những đồ khâm liệm cho chính mình của các dân binh Hoàng Sa, mang theo trong các chuyến đi dài ngày và nhiều gian nguy ra đến quần đảo này.
Quả thật, ít dân tộc nào quả cảm như người Việt. Biết là sắp bước vào cõi tử sinh, mà vẫn chấp nhận một cách điềm tĩnh lo hậu sự cho chính mình. Đó là trường hợp của những dân binh Hoàng Sa.
Ngắm đồ hậu sự đơn giản, thanh khiết mà nghĩ tới bao tấm thân trai đã vì nước mà bó mình trong chiếu, tre lênh đênh trên biển Đông lạnh giá, mong một ngày dạt vào bến bờ quê mẹ. Có cả tấm thẻ tre ghi tên tuổi quê quán đặt cùng thi hài để người thân biết mà nhận. Nhưng mấy khi tấm hậu sự đặc biệt này cập được bến bờ, mà phần lớn chìm xuống đáy đại dương. Dân đảo Lý Sơn kể vậy.
Nhà trưng bày về Hoàng Sa còn nguyên một bộ đồ hậu sự như thế: đôi chiếu cũng giống như chiếu bình thường, dùng để bó xác nếu có hy sinh trên biển. Cùng với đôi chiếu là các thanh nẹp bằng tre và cuộn dây mây rừng để bó chặt xác. Mỗi một người lại có một thẻ bài ghi danh. Bên cạnh thẻ bài còn có 7 thanh tre để nẹp xác và cuộn dây mây có 7 sợi. Những đồ hậu sự như vậy, có cách đây vài trăm năm, từ khi đảo Cù Lao Ré (Lý Sơn) cử người ra quần đảo Hoàng Sa khai thác sản vật. Bộ hậu sự đơn sơ hơn bất cứ bộ hậu sự nào trên đất liền mà cũng thắm đượm tình người. Chắc khi nhắm mắt xuôi tay, những dân binh Hoàng Sa cũng được ấm lòng lần cuối khi nghĩ mình được bao bọc bởi tre, cói, dây mây là những sản vật quê hương.
Dân binh Hoàng Sa vào thời Nguyễn chủ yếu tuyển từ đảo Lý Sơn. Tờ lệnh của quan bố chánh và án sát tỉnh Quảng Ngãi cấp cho binh phu Hoàng Sa năm 1834, mà dòng họ Đặng, thôn Đông Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn còn giữ, cho thấy có nhiều người Lý Sơn ra đảo Hoàng Sa để khai thác sản vật. Những chuyến đi xa cách đây gần 180 năm chắc chắn phải mang theo các đồ hậu sự như đang được trưng bày. Có thể hiện vật đang trưng bày ở Lý Sơn có một số là phục chế, nhưng đều do những người già, con cháu của dân binh Hoàng Sa năm nào dựng lại nên đều là những hiện vật sinh động và lay động người xem.
Chuyến đi Hoàng Sa năm Bính Thân năm 1836 của đội Phạm Hữu Nhật, cũng lại là người đảo Lý Sơn hóa ra lại đánh dấu son lịch sử, vì được chính vua Minh Mạng cử đi cắm mốc chủ quyền. Trong chính sử nhà Nguyễn (sách Đại Nam Thực Lục) còn chép: vua Minh Mạng sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 bài gỗ, đến Hoàng Sa dựng làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc). Mặt bài khắc chữ: Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân (1836), Thủy quân Chánh Đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom, đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ. Trong nhà trưng bày ở Lý Sơn cũng có một tấm bài gỗ này là hiện vật phục chế có khắc chữ đúng như thư tịch chép. Có thể coi đó là cột mốc chủ quyền đầu tiên, còn thô sơ nhưng lại chắc chắn về bằng cớ chủ quyền của nhà Nguyễn ở Hoàng Sa. Chắc hẳn trong hành trang của đội quân Phạm Hữu Nhật không thể thiếu được những mảnh chiếu, thanh tre hậu sự.
Cùng với đồ hậu sự, còn có một loạt cổ vật là các văn bản còn lưu lại liên quan đến dân binh Hoàng Sa, như tờ lệnh mà các quan đầu tỉnh cấp ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834) về việc phái binh thuyền ra đảo Hoàng Sa (một dạng như công lệnh cử đi công tác ngày nay). Những cổ vật hết sức quý báu nói lên chủ quyền biển đảo, được làm từ các chất liệu hữu cơ như giấy, tre, chiếu…đang lưu giữ tại nhà trưng bày giữa đảo Lý Sơn. Đây là di sản vô giá, cần phải bảo vệ cấp thiết. Thời gian đã nhuốm màu trên các cổ vật bằng giấy, nhiều chỗ đã rách lề. Cần có những phương tiện kỹ thuật bảo quản tốt hơn mà huyện đảo Lý Sơn còn nghèo, chưa thể có những điều kiện bảo quản lâu dài như các bảo tàng trung ương.
Cả đảo Lý Sơn như một Bảo tàng sống động lưu giữ chứng tích Hoàng Sa và Trường Sa. Dòng tộc nào trên đảo cũng có người tham gia dân binh đi khai thác và bảo vệ chủ quyền hai quần đảo này của Tổ quốc. Nhiều người đi không trở về. Dấu tích của họ còn hiện diện trên nhiều bài vị bàn thờ đã khá nhiều năm. Nhiều đời con cháu dịp giỗ tết thắp nhang cho bài vị cha ông. Đó cũng là một loại cổ vật vừa mang tính gia tộc vừa mang tính quốc gia.
Có đến đảo Lý Sơn trong dịp lễ Khao lề tế lính Hoàng Sa dịp tổ chức về sau Tết âm lịch, chúng ta mới thấy được đạo lý uống nước nhớ nguồn và tình người thấm đậm nơi đây. Những con thuyền hàng mã làm bằng tre gỗ, có cả hình nhân được thả ra biển khơi mịt mù nhằm hướng Hoàng Sa, để gợi nhớ những chuyến trai tráng đi biển theo lệnh Vua, cũng còn có một ý tâm linh nữa là những hình nhân sẽ thế mạng cho con em họ trong những chuyến đi biển gặp bão tố.
Tưởng nhớ những trai tráng đi Hoàng Sa không trở về, người dân Lý Sơn còn đắp các ngôi mộ “gió”, tức mộ không có xương cốt, chỉ để ghi nhớ người thân bỏ xác ngoài biển, nhưng cũng cần có chỗ “trú ngụ” ở đảo quê nhà. Bên trong mộ, họ đặt tượng trưng một số đoạn thân cây dâu làm xương, đất sét làm thịt. Ngày giỗ, Tết họ cũng không quên thắp hương cho những ngôi mộ này.
Việc chuẩn bị cho một chuyến đi xa về thế giới bên kia cho dân binh Hoàng Sa của dân đảo Lý Sơn khá là chu đáo, phản ánh một nét tâm linh: “lá rụng về cội”, dẫu có hy sinh giữa biển khơi thì xác thân cũng mong muốn được trở về với đất mẹ, để người thân có được thẻ bài mà khâm liệm thêm lần nữa. Những người còn nằm lại trong lòng đại dương thì được xây mộ “gió”, cũng là một cách nhớ về người thân, cũng là chỗ để nhang khói hàng năm. Đó cũng là nét tâm linh có từ thời văn hóa Sa Huỳnh: các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều mộ chum không có hiện vật, xương cốt, phải chăng là những ngôi mộ “gió” đầu tiên mà chủ nhân thực sự của nó đã nằm lại biển khơi?
Hằng năm, dân đảo Lý Sơn lại có một cái lễ hội đặc biệt mà chẳng nơi nào có là “lễ khao lề thế lính” thổi hồn vía cho các hình nhân và con thuyền mong cho những chuyến ra khơi yên lành. Nét tâm linh xoay quay cái sống cái chết của các chàng trai trẻ dân binh Hoàng Sa thời xưa với những phong tục, lễ hội đặc sắc đã tạo nên một bản sắc Lý Sơn, bản sắc quả cảm của người Việt Nam đối diện với cái chết cận kề.
Theo Lễ Hội Quảng Ngãihttp://haydanhthoigian.net/2013/04/27/dan-binh-hoang-sa-va-nhung-net-dep-tam-linh/#more-23104
Nhà trưng bày về Hoàng Sa còn nguyên một bộ đồ hậu sự như thế: đôi chiếu cũng giống như chiếu bình thường, dùng để bó xác nếu có hy sinh trên biển. Cùng với đôi chiếu là các thanh nẹp bằng tre và cuộn dây mây rừng để bó chặt xác. Mỗi một người lại có một thẻ bài ghi danh. Bên cạnh thẻ bài còn có 7 thanh tre để nẹp xác và cuộn dây mây có 7 sợi. Những đồ hậu sự như vậy, có cách đây vài trăm năm, từ khi đảo Cù Lao Ré (Lý Sơn) cử người ra quần đảo Hoàng Sa khai thác sản vật. Bộ hậu sự đơn sơ hơn bất cứ bộ hậu sự nào trên đất liền mà cũng thắm đượm tình người. Chắc khi nhắm mắt xuôi tay, những dân binh Hoàng Sa cũng được ấm lòng lần cuối khi nghĩ mình được bao bọc bởi tre, cói, dây mây là những sản vật quê hương.
Dân binh Hoàng Sa vào thời Nguyễn chủ yếu tuyển từ đảo Lý Sơn. Tờ lệnh của quan bố chánh và án sát tỉnh Quảng Ngãi cấp cho binh phu Hoàng Sa năm 1834, mà dòng họ Đặng, thôn Đông Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn còn giữ, cho thấy có nhiều người Lý Sơn ra đảo Hoàng Sa để khai thác sản vật. Những chuyến đi xa cách đây gần 180 năm chắc chắn phải mang theo các đồ hậu sự như đang được trưng bày. Có thể hiện vật đang trưng bày ở Lý Sơn có một số là phục chế, nhưng đều do những người già, con cháu của dân binh Hoàng Sa năm nào dựng lại nên đều là những hiện vật sinh động và lay động người xem.
Chuyến đi Hoàng Sa năm Bính Thân năm 1836 của đội Phạm Hữu Nhật, cũng lại là người đảo Lý Sơn hóa ra lại đánh dấu son lịch sử, vì được chính vua Minh Mạng cử đi cắm mốc chủ quyền. Trong chính sử nhà Nguyễn (sách Đại Nam Thực Lục) còn chép: vua Minh Mạng sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 bài gỗ, đến Hoàng Sa dựng làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dày 1 tấc). Mặt bài khắc chữ: Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân (1836), Thủy quân Chánh Đội trưởng Suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom, đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ. Trong nhà trưng bày ở Lý Sơn cũng có một tấm bài gỗ này là hiện vật phục chế có khắc chữ đúng như thư tịch chép. Có thể coi đó là cột mốc chủ quyền đầu tiên, còn thô sơ nhưng lại chắc chắn về bằng cớ chủ quyền của nhà Nguyễn ở Hoàng Sa. Chắc hẳn trong hành trang của đội quân Phạm Hữu Nhật không thể thiếu được những mảnh chiếu, thanh tre hậu sự.
Cùng với đồ hậu sự, còn có một loạt cổ vật là các văn bản còn lưu lại liên quan đến dân binh Hoàng Sa, như tờ lệnh mà các quan đầu tỉnh cấp ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834) về việc phái binh thuyền ra đảo Hoàng Sa (một dạng như công lệnh cử đi công tác ngày nay). Những cổ vật hết sức quý báu nói lên chủ quyền biển đảo, được làm từ các chất liệu hữu cơ như giấy, tre, chiếu…đang lưu giữ tại nhà trưng bày giữa đảo Lý Sơn. Đây là di sản vô giá, cần phải bảo vệ cấp thiết. Thời gian đã nhuốm màu trên các cổ vật bằng giấy, nhiều chỗ đã rách lề. Cần có những phương tiện kỹ thuật bảo quản tốt hơn mà huyện đảo Lý Sơn còn nghèo, chưa thể có những điều kiện bảo quản lâu dài như các bảo tàng trung ương.
Cả đảo Lý Sơn như một Bảo tàng sống động lưu giữ chứng tích Hoàng Sa và Trường Sa. Dòng tộc nào trên đảo cũng có người tham gia dân binh đi khai thác và bảo vệ chủ quyền hai quần đảo này của Tổ quốc. Nhiều người đi không trở về. Dấu tích của họ còn hiện diện trên nhiều bài vị bàn thờ đã khá nhiều năm. Nhiều đời con cháu dịp giỗ tết thắp nhang cho bài vị cha ông. Đó cũng là một loại cổ vật vừa mang tính gia tộc vừa mang tính quốc gia.
Có đến đảo Lý Sơn trong dịp lễ Khao lề tế lính Hoàng Sa dịp tổ chức về sau Tết âm lịch, chúng ta mới thấy được đạo lý uống nước nhớ nguồn và tình người thấm đậm nơi đây. Những con thuyền hàng mã làm bằng tre gỗ, có cả hình nhân được thả ra biển khơi mịt mù nhằm hướng Hoàng Sa, để gợi nhớ những chuyến trai tráng đi biển theo lệnh Vua, cũng còn có một ý tâm linh nữa là những hình nhân sẽ thế mạng cho con em họ trong những chuyến đi biển gặp bão tố.
Tưởng nhớ những trai tráng đi Hoàng Sa không trở về, người dân Lý Sơn còn đắp các ngôi mộ “gió”, tức mộ không có xương cốt, chỉ để ghi nhớ người thân bỏ xác ngoài biển, nhưng cũng cần có chỗ “trú ngụ” ở đảo quê nhà. Bên trong mộ, họ đặt tượng trưng một số đoạn thân cây dâu làm xương, đất sét làm thịt. Ngày giỗ, Tết họ cũng không quên thắp hương cho những ngôi mộ này.
Việc chuẩn bị cho một chuyến đi xa về thế giới bên kia cho dân binh Hoàng Sa của dân đảo Lý Sơn khá là chu đáo, phản ánh một nét tâm linh: “lá rụng về cội”, dẫu có hy sinh giữa biển khơi thì xác thân cũng mong muốn được trở về với đất mẹ, để người thân có được thẻ bài mà khâm liệm thêm lần nữa. Những người còn nằm lại trong lòng đại dương thì được xây mộ “gió”, cũng là một cách nhớ về người thân, cũng là chỗ để nhang khói hàng năm. Đó cũng là nét tâm linh có từ thời văn hóa Sa Huỳnh: các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều mộ chum không có hiện vật, xương cốt, phải chăng là những ngôi mộ “gió” đầu tiên mà chủ nhân thực sự của nó đã nằm lại biển khơi?
Hằng năm, dân đảo Lý Sơn lại có một cái lễ hội đặc biệt mà chẳng nơi nào có là “lễ khao lề thế lính” thổi hồn vía cho các hình nhân và con thuyền mong cho những chuyến ra khơi yên lành. Nét tâm linh xoay quay cái sống cái chết của các chàng trai trẻ dân binh Hoàng Sa thời xưa với những phong tục, lễ hội đặc sắc đã tạo nên một bản sắc Lý Sơn, bản sắc quả cảm của người Việt Nam đối diện với cái chết cận kề.
Theo Lễ Hội Quảng Ngãihttp://haydanhthoigian.net/2013/04/27/dan-binh-hoang-sa-va-nhung-net-dep-tam-linh/#more-23104
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét