Ngày Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết Sau Chernobyl và Fukushima: Viết thay cho đồng bào tôi tại Ninh Thuận
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!
27 năm sau Chernobyl, 2 năm sau Fukushima: Viết thay cho đồng bào tôi tại Ninh Thuận
Trong đất nước Việt Nam khốn khổ của chúng ta ngày hôm nay, 27 năm sau thảm họa kinh hoàng Chernobyl tại Ukraine, có bao nhiêu người đủ ăn đủ mặc, đủ học lực, đủ suy luận và có đủ thông tin để hiểu tương lai Ninh Thuận là một bãi rác hạt nhân khổng lồ, tương lai của người dân Ninh Thuận và con cháu họ là cái chết dần mòn, đau đớn, quằn quại vì bệnh ung thư máu, ung thư tuyến giáp trạng, dị tật bẩm sinh và biết bao hình trạng bệnh tật mới lạ khác?
Một điều chắc chắn là Ninh Thuận sẽ không đơn độc một mình. Cả nước Việt Nam ít nhiều sẽ cùng chung số phận vì phóng xạ là một hiểm họa không màu, không mùi, không vị, không biên giới, cho mọi lòai và kéo dài cho nhiều thế hệ. Đối diện với nó, con người vì không thấy, không ngửi không nếm, không sờ mó được nên bất lực, không đánh giá được chính xác tầm nguy hiểm của kẻ thù để biết nể sợ [1].
Một phần ba lãnh thổ Liên minh Châu Âu đã bị ô nhiễm sau thảm họa Chernobyl (trích từ ORF.ON Science). Đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy bị nổ tại Chernobyl lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima đã tỏa rộng, vượt hơn ngàn cây số theo cả bốn phương đông, tây, nam, bắc, gây ô nhiễm nhiều vùng phía tây Liên bang Xô Viết, Đông và Tây Âu (Áo, Đức…), Scandinavia, Anh quốc, và tới tận miền Đông Hoa Kỳ.
Trong khi tính theo đường chim bay, tỉnh cực Bắc của VN là Hà Giang cách Ninh Thuận 1306 km, cực Nam là Cà Mau cách 497 km, Hà Nội cách 1088 km và Sài Gòn cách chỉ 266 km.
Sắp tới đây, chịu trách nhiệm về an toàn cho cả một dân tộc Việt là tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga ROSATOM – một tập đoàn với những vấn đề trầm trọng như tham nhũng, trình độ không đủ và kiến thức yếu kém của nhân viên, cũng như tài liệu thiết kế không đủ chất lượng, trong nước thì gây sụp đổ cả một nhà máy trước khi vào sử dụng hoặc trục trặc kỹ thuật trong qúa trình sử dụng, và khi xuất cảng thì bị gởi trả lại [2].
Transparency International Russia (TIR Tổ chức minh bạch quốc tế Nga) đã từng lên tiếng báo động: Rosatom là “một nước trong một nước”, tự trị và không bị kiểm soát bởi bất cứ ai khác hơn chính mình. Giải pháp cấp bách là phải thay đổi luật lệ hiện hành để đặt Tập đoàn Rosatom dưới sự kiểm sóat hữu hiệu của cả chính phủ lẫn công chúng Nga.
Ai, cơ quan nào trong chính phủ Việt Nam có đủ hiểu biết và khả năng để kiểm sóat Rosatom?
Ai, phe nhóm nào trong công chúng Việt Nam có khả năng và có quyền cũng như điều kiện để kiểm soát việc làm của Rosatom?
Tại sao chính phủ Nga chỉ bán vũ khí, tàu ngầm cho Việt Nam lấy tiền mặt nhưng lại sẵn sàng thiết kế và cho Việt Nam nợ nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Ninh Thuận đáng giá là 9 tỷ USD (theo đánh giá của họ)?
Chỉ cần theo dõi những cố gắng gần như tuyệt vọng để giải quyết bài tóan RÁC HẠT NHÂN của các nước có kinh nghiệm xử dụng ĐHN trên thế giới và sự rút lui của họ ra khỏi nền kỹ nghệ này, thì Việt Nam phải biết sợ và phải hiểu Ninh Thuận đã bị bán với giá bèo bọt vì ngu xuẩn.
Và nếu chúng ta nghĩ rằng trong khi Ninh Thuận ngắc ngoải, Hà Nội, Sài Gòn, Hạ Long, Đà Nẵng… vẫn có thể tiếp tục ăn chơi, thu hút khách du lịch, thì chúng ta thật là một dân tộc thiếu trí tuệ, không còn thuốc chữa.
Hôm nay là ngày kỷ niệm 27 năm thảm họa hạt nhân Chernoby, Hiệp hội Y sĩ Quốc tế Phòng ngừa Chiến tranh hạt nhân (IPPNW International Physicians for the Prevention of Nuclear War) và Hội Y sĩ trong Trách nhiệm Xã hội (Ärzte in sozialer Verantwortung) đã khẩn thiết thông báo [3]:
Kể từ năm thứ tư (sau thảm họa), ung thư tuyến giáp và ung thư máu (Leukämie) lan tràn ở trẻ em và người lớn. Những ước tính cẩn thận cho thấy 6 triệu người trên khắp châu Âu đã qua đời vì hậu qủa của bức xạ Chernobyl. Trong số 800.000 người tham gia công tác dọn dẹp tại Chernobyl, hơn 125.000 người đã qua đời. Hàng trăm ngàn người bị ốm nặng. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng cao. Dị tật bẩm sinh tăng dần trong mỗi thế hệ tiếp nối.
Chúng tôi hoàn tòan không có bất kỳ thuốc men hay hình thức trợ giúp y tế nào để đối phó với bức xạ khi hữu sự. Cách duy nhất để tránh thảm họa là tuyệt đối không xây và đóng cửa những nhà máy ĐHN (IPPNW).
Đã đến lúc Y sĩ đòan Việt Nam cần lên tiếng cho đúng với lương tâm và trách nhiệm của mình là Y khoa sẽ bó tay, không thể bảo vệ con người trước những căn bệnh hiểm nghèo do phóng xạ nguyên tử gây ra, dù cho chính bản thân hay gia đình, con cháu mình.
Cũng là lúc mà các nhà khoa học, giáo dục, truyền tin…, mọi người dân Việt có suy nghĩ và còn lưu tâm tới giống nòi, dù sống trong hay ngoài nước phải lên tiếng và hành động. Chẳng lẽ cả dân tộc Việt chúng ta chấp nhận đóng vai những kẻ mù đưa chân bước vào bãi mìn mà không mảy may chống cự?
T.Q.
Tài liệu tham khảo:
Theo Bauxite Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét