Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

(3) Bầu hiệu trưởng ĐHKTQD: Đơn cầu cứu khẩn cấp gửi bộ trưởng

Ngày Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013 Blog của Báo Mới Hà Nội chia sẻ với bạn đọc bài viết (3) Bầu hiệu trưởng ĐHKTQD: Đơn cầu cứu khẩn cấp gửi bộ trưởng
Chúc bạn xem tin tức vui vẻ !!


Bầu hiệu trưởng ĐHKTQD: Đơn cầu cứu khẩn cấp gửi bộ trưởng
Ngay trong ngày, một giảng viên khoa Luật - trường Đại học Kinh tế quốc dân đã viết đơn cầu cứu khẩn cấp mong tìm ra sự thật đằng sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầy ngang trái này.
Là người được mời tham dự Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm hiệu trưởng mới của trường khóa 2013 – 2018 vào ngày 25/4/2013, và cũng chứng kiến nhiều sai phạm của “đế chế” Nguyễn Văn Nam, Thạc sỹ H.N.V (Giáo viên khoa luật, trường ĐH KTQD) gần như mất hết niềm tin, tình yêu nghề khi chứng kiến những sai phạm và tình cảnh hỗn loạn của cuộc họp. Ngay trong ngày, H.N.V đã viết đơn cầu cứu khẩn cấp mong tìm ra sự thật đằng sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầy ngang trái này.
Giống như nhiều giảng viên trẻ trong trường H.N.V (xin được giấu tên) đang mất hết niềm tin vào đội ngũ lãnh đạo mới sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầy sai phạm trên.
Anh N.V.H cho biết: “Lúc này niềm tin trong tôi gần như đã mất. Trường ĐH KTQD là một môi trường ước ao của tôi từ khi còn là một sinh viên. Tôi nỗ lực phấn đấu hết mình để được đứng trong bục giảng của trường. Nhưng từ hôm tham dự cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, tôi cảm thấy chán trường vô cùng. Và người đầu tiên tôi muốn kêu cứu tới là vị Giáo sư đáng kính nhất trong đời tôi, GS. Phạm Vũ Luận - bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Và chỉ có Giáo sư mới có thể mang lại sự công bằng, trong sạch cho đội nghũ lãnh đạo của trường”.

Trong đơn cầu cứu, H.N.V trình bày chi tiết những sai phạm bất cập trong việc bỏ phiếu tín nhiệm. Ban tổ chức cố ý đánh số ghế ngồi, yêu cầu đại biểu ngồi đúng số ghế, ngồi theo đơn vị.

“Và mỗi đại biểu lại bị trưởng đơn vị giám sát, dẫn đến tâm lý ức chế, mất dân chủ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền tự do. Không cho đại biểu được thể hiện chính kiến của đại biểu đi bầu”, trong đơn ghi.

“Đã từng tham dự nhiều cuộc bỏ phiếu, nhưng tham dự hội nghị lần này, bản thân em cảm thấy bị sốc bởi chưa từng từng thấy một cuộc bầu cử đại biểu nào, dù đông cử tri đến mấy, số ghế của cử chi bị đánh số cả”, trích trong đơn kêu cứu khẩn.

Đơn cầu cứu khẩn cấp của H.N.V (xóa chữ ký và tên)

Trong đơn kêu cứu gửi GS. Phạm Vũ Luận, Thạc sĩ H.N.V còn liệt kê ra hàng loạt những sai phạm đến mức phi lý như:

- Hầu như ban tổ chức không kiểm tra tư cách đại biểu, bỏ qua một bước vô cùng qua trọng trong quy trình bỏ phiếu.

- Không thông qua danh sách tổ kiểm thư.

- Không thông báo tại Hội trường trước khi bỏ phiếu những điều sau: Tổng số đại biểu đủ điều kiện đi bầu; Số đại biểu có mặt, số đại biểu vắng mặt

- Không thông báo phiếu hợp lệ là phiếu như thế nào, hướng dẫn cách viết phiếu, thế nào là phiếu hợp lệ không hợp lệ.

- Không thông báo số lượng phiếu phát ra.

- Không thông báo số lượng thư có đóng dấu của Bộ được mang xuống, có niêm phong hay không, tổng số thư còn lại sau khi phát

- Người nhận thư không ký ngay tại danh sách nhận dẫn đến có người nhận thư mà không ký tên hoặc có thể gian lận nhận thư 2 lần.

- Diễn biến qua trình nhận thư, ký nhận, bỏ thư hết sức lộn xộn, nhốn nháo. Có người đã bỏ thư, có người vẫn chưa nhận được thư.

- Xuất hiện một tờ thông báo cũ, không có số ủng hộ vô lý ông Trần Thọ Đạt dành phần thắng...

Để củng cố niềm tin cho đội ngủ giáo viên trẻ trong trường, Thạc sĩ H.N.V trong đơn khẩn thiết bộ trưởng hủy bỏ kết quả lấy thư tại buổi lấy thư giới thiệu hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân tại ĐH KTQD ngày 25/4/2013. Và tổ chức nghiêm minh một cuộc bỏ phiếu mới khắc phục những sai phạm nghiêm trọng trên.

Bởi theo Thạc sĩ H.N.V, nếu không thực hiện kiên quyết những nguyên tắc bỏ phiếu, những giảng viên trẻ sẽ không còn niềm tin vào đội ngũ lãnh đạo mới. Và họ lên chức chỉ là sự bao che, bè cánh. Sẽ không thật sự có môi trường trong sạch cho giảng viên, sinh viên phát triển.

Lời cuối thư, thay mặt cho các giảng viên trẻ, những người tâm huyết với nghề, Thạch sĩ H.N.V tha thiết mong Giáo sư, Tiến sĩ kinh tế Phạm Vũ Luận lắng nghe, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của các giảng viên như H.N.V.

Tuấn Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét